Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kịch bản chương trình Sinh hoạt lớp 2024

Kịch bản chương trình Sinh hoạt lớp hay và hấp dẫn hướng dẫn quy trình tổ chức, cách thức tổ chức một buổi sinh hoạt đạt hiệu quả cao. Mời các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo 02 mẫu lời dẫn hay nhất sau đây.

Cách tổ chức giờ sinh hoạt lớp hiệu quả

Tổ chức sinh hoạt lớp theo tuần, theo tháng và học kỳ đòi hỏi những sự thay đổi mới lạ, để học sinh không cảm thấy nhàm chán.

Một trong những hướng thay đổi “kịch bản” giờ sinh hoạt lớp là tăng tính chủ động của học sinh, nâng cao vai trò của tập thể lớp. Với hướng này, có thể “biến” giờ sinh hoạt lớp thành một trò chơi tập thể mang đầy giáo dục.

1. Bắt đầu bằng trò chơi

Một trong những trò chơi hay được sử dụng có hiệu quả trong giờ sinh hoạt lớp là trò “Mong muốn, hi vọng, quan tâm”.

Với trò chơi này, giáo viên chuẩn bị một hộp không có nắp đậy (bằng giấy hoặc bằng nhựa hoặc bằng sắt), một tờ giấy A0 và một cây bút dạ. Tất cả các học sinh trong lớp tham gia, mỗi em lấy ra một mảnh giấy trắng và cầm bút chuẩn bị.

Các em học sinh làm việc độc lập, không nhìn và chép đáp án của nhau. Trong vòng 3 phút, các em viết ra những mong muốn riêng của mình về một môn học hoặc một hoạt động nào đó, nói lên những điều mình hi vọng sẽ đạt được và cả những điều mà mình quan tâm đến.

Giáo viên yêu cầu lớp trưởng thu lại tất cả những mảnh giấy này để lẫn vào hộp, sau đó yêu cầu mỗi học sinh chọn ra một mảnh giấy trong hộp và đọc lên những mong muốn, hi vọng, quan tâm cho học sinh cả lớp cùng nghe.

Giáo viên chủ nhiệm chọn một học sinh lên dùng bút dạ viết ra những thông tin đó lên giấy A0 treo sẵn trên bảng.

Giáo viên chủ nhiệm tổng hợp lại những mong muốn, suy nghĩ, tâm tư và nguyện vọng của các học sinh. Từ đó giáo viên đưa ra lời nhận xét về những điều mà các em đang cần và đang quan tâm, những mơ ước và hoài bão của các em học sinh.

Với trò chơi này, học sinh được mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, mong muốn của mình. giáo viên cũng có cơ hội thấu hiểu học sinh, từ đó đề ra biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp.

Tuy nhiên, giáo viên không nên sa đà vào việc tổ chức các trò chơi mang tính giải trí đơn thuần, sẽ làm sai lệch mục đích của việc lồng ghép nội dung giáo dục trong giờ sinh hoạt. giáo viên phải chuẩn bị trước và tham khảo thêm các trò chơi cho phù hợp, thay đổi nội dung và phương thức sinh hoạt.

Việc tổ chức trò chơi cũng khiến lớp ồn ào, gây ảnh hưởng lớp kế bên. Vì vậy Ban giám hiệu cần tổ chức tiến hành sinh hoạt đồng thời tất cả các lớp và hãy chấp nhận sự ồn ào có định hướng chứ không phải ồn ào mất trật tự.

2. Cùng nhau xem phim

Những phim ngắn “Quà tặng cuộc sống” có nhiều ý nghĩa giáo dục. giáo viên có thể chọn chiếu một phim phù hợp với mục đích của giờ sinh hoạt.

Ví dụ, khi chiếu phim ‘Câu chuyện chiếc bình nứt, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Sự khiếm khuyết có giá trị không? Hình ảnh chiếc bình nứt tượng trưng cho ai trong cuộc sống? Trong cuộc sống, khi gặp những khiếm khuyết của bản thân hay của người khác, chúng ta thường làm gì? Ai sẽ đóng vai trò “người gánh nước” trong cuộc sống của bạn? Em có suy nghĩ gì về việc chọn nghề liên quan đến khiếm khuyết của bản thân?

Các học sinh thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên. giáo viên sẽ phân tích thêm nội dung, ý nghĩa của từng đáp án để các em hiểu rõ hơn từ đó rút ra được bài học cho bản thân và vận dụng vào cuộc sống.

Bài học rút ra từ đoạn video là: Mỗi người trong chúng ta đều có những khuyết điểm riêng biệt. Ai cũng đều là “Chiếc bình nứt” cả. Nhưng chính các vết nứt và khuyết điểm đó của từng người mới khiến cho đời sống chung của chúng ta trở nên thú vị và làm chúng ta thỏa mãn. Chúng ta phải chấp nhận cá tính của từng người trong cuộc sống và tìm cho ra cái tốt trong họ.

Phương pháp này đem lại hiệu quả giáo dục rất lớn mà giáo viên không phải “nói nhiều”, “giáo huấn nhiều”. Nên lựa chọn sử dụng những phim gần gũi liên quan với những kỹ năng sông mà giáo viên đang lựa chọn giáo dục cho học sinh. Điều này là rất quan trọng vì nếu chọn sai nội dung thì việc giáo dục sẽ giống như “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Mỗi giờ sinh hoạt, giáo viên chỉ cần chiếu một đến hai đoạn video, không nên chiếu quá nhiều mà không để thời gian cho học sinh suy nghĩ, thảo luận.

3. Mời phụ huynh cùng tham dự

Trong các tháng có các phong trào thi đua quan trọng như chào mừng 8/3, 26/3, 20/10, 20/11, giáo viên chủ nhiệm có thể mời phụ huynh đại diện đến dự buổi sinh hoạt lớp.

Nhờ đó, phụ huynh nắm được các phong trào thi đua của lớp, của trường, từ đó, đôn đốc con em tích cực tham gia.

Với tiết sinh hoạt lớp được tiến hành theo qui trình trên, học sinh có hứng thú, tạo không khí lạc quan, đoàn kết, thân ái, hiệu quả giáo dục đạo đức trong tiết sinh hoạt được nâng cao.

Tuy nhiên, muốn làm được điều này, giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, năng động, ý thức được tầm quan trọng của tiết sinh hoạt. Hình thức và nội dung tiết sinh hoạt cuối tuần phong phú và đa dạng; tuỳ từng trường, từng địa phương có thể triển khai linh hoạt hơn để phù hợp với đặc điểm của học sinh trường mình, góp phần giáo dục toàn diện.

4. Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Để tránh sự nhàm chán, căng thẳng của tiết sinh hoạt, ngoài thái độ nhẹ nhàng, giáo viên chủ nhiệm cần định hướng cho lớp có những tiết mục văn nghệ thư giãn như: Hát, kể chuyện vui, tấu hài, những trò chơi nhỏ…

Cũng có thể tổ chức tặng quà sinh nhật cho học sinh có ngày sinh thuộc tháng hoặc tuần đang sinh hoạt, đan xen hợp lý, linh hoạt giữa các hoạt động.

Tổ chức hoạt động này, giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn các phương pháp tích cực như: Phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp diễn đàn; phương pháp đóng vai; phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp tổ chức các hoạt động giao lưu; phương pháp giao nhiệm vụ; phương pháp tình huống, phương pháp trò chơi… Đồng thời, sử dụng các kỹ thuật day học tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của từng chủ điểm.

Khi sử dụng các phương pháp trên, chú ý đến nội dung hoạt đông cụ thể của từng chủ điểm, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh.

Đối với mỗi lớp có một cách thiết kế tiết sinh hoạt khác nhau. Ví dụ: Đọc sách báo, tạp chí, tác phẩm văn học, bình văn học…; trao đổi phương pháp học tập, đố vui để học, phương pháp giải các bài tập khó…; sinh hoạt tập thể, thi hùng biện về chủ đề của tháng…; sơ kết các hoạt động trong tháng, trò chơi…

Mẫu kịch bản Sinh hoạt lớp số 1

Kính thưa quý thầy cô giáo! Thân chào các bạn hoc sinh!

1/Tuyên bố lí do:

Việc thực hiên tốt nề nếp sinh hoạt lớp nhằm củng cố các mặt hoạt động, cũng như ổn định nề nếp lớp hàng tuần là điều quy định và bắt buộc. Song hôm nay, đặc biệt hơn là trong tiết sinh hoạt lớp này, lớp 9/5 chúng em được vinh dự đón chào quý thầy cô giáo và các bạn học sinh về tham dự. Đó là điều vinh hạnh và cũng là nỗi lo của lớp. Tiết sinh hoạt tập thể của lớp chúng em hôm nay không chỉ là đánh giá, tổng kết mà nội dung hoạt động phải gắn liền với yêu cầu “Xây dựng lớp học thân thiện - học sinh tích cực” qua 2 nội dung chính nhằm rèn luyên kĩ năng sống cho học sinh”. Và đó chính là lý do của buổi sinh hoạt lớp hôm nay.

2/Giới thiệu đại biểu:

Trước khi tiến hành sinh hoạt, em xin được giới thiệu thành phần tham dự: Về tham dự với lớp chúng ta hôm nay có các thầy cô trong ban giám hiệu:

1. Thầy giáo Lương Đức Hiền, hiệu trưởng nhà trường – Bí thư chi bộ trường THCS Mỹ Hoà

2. Thầy giáo Trần Quang Kinh, phó hiệu trưởng nhà trường

3. Thầy giáo Nguyễn Văn Năm, phó hiệu trưởng nhà trường

4. Thầy Nguyễn Phong, tổng phụ trách đội

5. Cô Nguyễn Thị Kim Hồng, bí thư đoàn trường

Cùng các thầy cô giáo chủ nhiệm, các bạn học sinh đại diện cho các khối lớp cũng về tham dự tiết sinh hoạt này.Các bạn ổn định để lớp chúng ta tiến hành sinh hoạt lớp.

3/Tổng kết đánh giá tuân qua và nêu phương hướng hoạt động tuần tới:

a/ Về việc học tập:

Xin mời bạn Nguyễn Thị Hạnh Nhân, lớp phó học tập lên đánh giá về mặt hoạt động học tập lớp trong tuần vừa qua và nêu 1 số yêu cầu thực hiện trong tuần tới.

Việc đánh giá của bạn Hạnh Nhân có điều gì cần đề xuất và ý kiến. Các bạn ghi ra giấy để phần sau nêu lên cùng thảo luận.

b/ Về việc nề nếp:

Hoạt động học tập có tốt hay không? Có đạt hiệu quả như chúng ta hằng mong muốn hay không đều liên quan đến nề nếp của lớp. Mời bạn Trương Văn Lợi lên nhận xét về tình hình nề nếp, vệ sinh của lớp trong tuần.

c/ Về hoạt động văn thể mĩ:

Tình hình nề nếp, vệ sinh của lớp trong tuần vừa qua có rất nhiều điều để chúng ta cần xem lại và có ý kiến đóng góp, xây dựng để lớp học chúng ta ngày càng tốt hơn. Tiếp theo, xin mời bạn Bảo Trinh nhận xét về hoạt động văn thể mĩ của lớp. Trước khi bạn Bảo Trinh lên nhận xét xin mời 4 tổ trưởng lên công khai việc xếp loại của các tổ trong tuần.

Chúng ta vừa được nghe các bạn lớp phó nhận xét về hoạt động của lớp chúng ta trong tuần vừa qua cũng như những yêu cầu thực hiên ở tuần đến. Chúng ta cũng biết được trong tuần qua, từng bạn đã cùng xếp loại mình như thế nào? Việc công khai kết quả xếp loại cũng là một yếu tố thân thiện giúp chúng ta hiểu nhau hơn, biết nhau hơn. Chúng ta sẽ tích cực hơn trong việc cùng giúp nhau học tốt.

Những mặt thiếu sót nào còn tồn tại trong tuần qua, chúng ta cần khắc phục để lớp chúng ta ngày càng tốt hơn. Đặc biệt là càng giúp nhau ôn tập tốt chuẩn bị thi học kì I. Mong các bạn cùng thực hiên!

Các bạn nhận khuyết điểm hứa trước lớp: 1 số bạn tham gia góp ý

4/ Văn nghệ:

Để thay đổi không khí, kính mời quý thầy cô giáo và các bạn cùng thưởng thức các tiết mục văn nghệ do các bạn họ sinh của lớp trình bày

5/ Trang trí:

Văn nghệ có vui không các bạn? Không chỉ vui thôi mà chúng ta còn phải biết làm đẹp cho lớp của chúng ta, có ý thức làm cho môi trường trường của lớp nên xanh - sạch - đẹp, bởi lớp học là ngôi nà chung gắn bó với chúng ta. dặc biệt là năm học cuối cấp này, chúng ta nên có chút gì để nhớ, để gửi lại nơi này. Tiếp theo là phần thi trang trí lớp. Xin mời các đội giới thiệu sản phẩm của đội mình. Cả lớp cùng làm giám khảo nhé!

Qua phần trình bày sản phẩm của các đội, ai đồng ý với đội nào thì dơ tay cho điểm đội đó. Nào sản phẩm của tổ 1& 2 ai đồng ý cho điểm nhất. Còn tổ 3&4 thì sao? bạn nào đông ý.

6/ Thi tiếp sức: Xin mời bạn Hạnh Nhân lên giới thiệu về mục đích cũng như thể lệ trò chơi cho các bạn cùng nắm rõ.

7/Giới thiệu trò chơi dân gian:

Xin mời bạn Nhật Tuấn lên giới thiệu về trò chơi vật tay hay còn gọi gồng tay

8/ Ý kiến thầy cô giáo

Mẫu kịch bản sinh hoạt lớp số 2

1. Ổn định tổ chức – Hát tập thể:

2. Tuyên bố lý do – Giới thiệu đại biểu – Thành phần tham dự.

– Kính thưa quý thầy cô giáo! Cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!

– Việc thực hiện tốt nề nếp sinh hoạt lớp nhằm phát triển các mặt hoạt động, cũng như ổn định nề nếp của lớp hàng tuần là điều quy định và bắt buộc. Trong giờ sinh hoạt lớp hôm nay, lớp chúng ta sẽ đánh giá sơ kết trong tuần…..và đề ra kế hoạch thực hiện tốt nhiệm vụ học tập tuần…… Đó chính là lý do của buổi sinh hoạt lớp hôm nay.

3. Giới thiệu thành phần tham dự:

Tiết sinh hoạt lớp hôm nay, tôi xin trân trong giới thiệu:

– Thầy cô chủ nhiệm: ………..

– Chủ tịch HĐTQ bạn :……….

– Phó Chủ tịch HĐTQ bạn :….

– Phó Chủ tịch HĐTQ bạn :……

– Phó Chủ tịch HĐTQ bạn :……

– Cùng toàn thể các bạn lớp….Trường Tiểu học ……

(Nhiệt liệt hoan nghênh)

4. Sơ kết đánh giá tuần qua và kế hoạch tuần tới:

– Mời nhóm trưởng nhóm:…….Bạn……..: Đại diện cho nhóm của mình lên báo cáo các mặt hoạt động của nhóm trong tuần qua.

– Mời nhóm trưởng nhóm:……Bạn……..: Đại diện cho nhóm của mình lên báo cáo các mặt hoạt động của nhóm trong tuần qua.

– Mời nhóm trưởng nhóm:……Bạn……….: Đại diện cho nhóm của mình lên báo cáo các mặt hoạt động của nhóm trong tuần qua.

– Mời nhóm trưởng nhóm:….Bạn………..: Đại diện cho nhóm của mình lên báo cáo các mặt hoạt động của nhóm trong tuần qua.

– Mời nhóm trưởng nhóm:……..Bạn……….: Đại diện cho nhóm của mình lên báo cáo các mặt hoạt động của nhóm trong tuần qua.

– Mời nhóm trưởng nhóm:…….Bạn………..: Đại diện cho nhóm của mình lên báo cáo các mặt hoạt động của nhóm trong tuần qua.

– Mời nhóm trưởng nhóm:……Bạn………..: Đại diện cho nhóm của mình lên báo cáo các mặt hoạt động của nhóm trong tuần qua.

* Mời bạn:………..PCTHĐTQ chịu trách nhiệm ban…… lên tổng hợp kết quả hoạt động của các Ban quản lí.

* Mời bạn:……..PCTHĐTQ chịu trách nhiệm ban……. lên tổng hợp kết quả hoạt động của các Ban quản lí.

* Mời bạn:…….PCTHĐTQ chịu trách nhiệm ban……. lên tổng hợp kết quả hoạt động của các Ban quản lí.

* Mời bạn………: CTHĐTQ lên đánh giá khái quát hoạt động của lớp trong tuần qua.

5. Thầy cô chủ nhiệm đánh giá và triển khai nhiệm vụ học tập của lớp:

Lắng nghe thầy………..là GVCN của lớp đánh giá kết thực hiện tuần….và triển khai nhiệm vụ học tập của tuần… Xin kính mời thầy (cô).

6. Ý kiến của lớp:

7. Văn nghệ:

Để thay đổi không khí trong buổi sinh hoạt lớp hôm nay, xin kính mời thầy cô các quý phụ huynh và các bạn thưởng thức các tiết mục văn nghệ của lớp trình bày.

8. Kết thúc:

Tiết xin hoạt đến đây là kết thúc. Xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, công tác tốt. Chúc các bạn vui vẻ, học tập, rèn luyện, trau dồi tác phong đạo đức thật tốt để xứng đáng “Con ngoan – Trò giỏi – Cháu ngoan Bác Hồ”.

Xin mời quý thầy cô và các bạn nghỉ.

>> Tham khảo thêm: Lời dẫn chương trình Sinh hoạt lớp

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài thu hoạch

    Xem thêm