Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phiếu góp ý Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh, thay thế Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988. Dưới đây là mẫu góp ý Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh. Mời các bạn tải về và tham khảo.

Góp ý Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh

UBND HUYỆN….
TRƯỜNG THCS…..

CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU GÓP Ý
DỰ THẢO THÔNG TƯ KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI HỌC SINH

A. THÔNG TIN NGƯỜI GÓP Ý

Họ và tên: ………………………….

Trường: THCS…………………….

Số điện thoại liên hệ:…………......

B. Ý KIẾN GÓP Ý

1. Về cấu trúc

Phù hợp, đúng đủ

2. Về các nội dung chi tiết

2.1. Nhận xét chung

Mang tính nhân văn cao, dựa vào yếu tố đặc điểm tâm lý lưa tuổi của học sinh.

2.2. Ý kiến góp ý và đề xuất chỉnh sửa cụ thể

Dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh có một số nội dung mới so với Thông tư số 08/TT như sau:

Hình thức khen thưởng

Thông tư số 08/TT

Dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh

Góp ý

- Học sinh giỏi các bộ môn văn hóa, thể thao sẽ được Phòng, Sở, huyện, thị xã,… khen thưởng.

- Học sinh có thành tích đặc biệt, đột xuất, Hiệu trưởng nhà trường sẽ khen thưởng hoặc lập hồ sơ đề nghị lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên (Phòng, Sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo) khen thưởng.

 

Hình thức khen thưởng học sinh cao hơn giấy khen của Hiệu trưởng phải theo quy trình sau: giáo viên chủ nhiệm đề nghị; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhà trường xem xét; Hiệu trưởng xem xét, trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.

 

- HSG Văn hóa giữ nguyên theo TT08

- Học sinh có thành tích đặc biệt, đột xuất theo dự thảo TT quy định…. Sẽ hợp lí hơn

Hình thức thi hành kỉ luật

Đáng chú ý, dự thảo Thông tư nêu rõ mục đích và nguyên tắc kỷ luật học sinh như sau:

1. Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm nội quy, quy định, quy chế của nhà trường, quy định của pháp luật; giáo dục, giúp đỡ để học sinh tự giác điều chỉnh hành vi, sửa chữa khuyết điểm, thay đổi nhận thức, tự giác tu dưỡng, rèn luyện để tiến bộ.

2. Tăng tính chủ động, tích cực trong thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của học sinh; góp phần xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường và giữ vững kỷ cương, nền nếp trong nhà trường.

3. Tôn trọng, bao dung, không định kiến, bảo đảm quyền được tham gia của học sinh đối với các vấn đề liên quan.

4. Bảo đảm tính giáo dục, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, giới tính, thể chất của học sinh. Không sử dụng các hình thức phê bình, kỷ luật, xử phạt mang tính bạo lực, xúc phạm nhân phẩm, ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của học sinh.

5. Các hình thức kỷ luật học sinh phải kèm theo kế hoạch giáo dục giúp đỡ học sinh tiến bộ bằng các biện pháp giáo dục tích cực và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các cá nhân, tổ chức liên quan trong quá trình kỷ luật học sinh.

Người viết là giáo viên bậc trung học phổ thông nhận thấy, nội dung dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh rất chi tiết, rõ ràng và nhân văn, góp phần giúp giáo viên giáo dục học sinh có hiệu quả.

Chẳng hạn, bỏ hình thức phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường là hướng đến sự trưởng thành cả kiến thức, tâm hồn, nhân cách và kỹ năng cho học sinh.

Hay "không áp dụng các hình thức kỷ luật quy định tại khoản 1 Điều này (Khiển trách; Cảnh cáo; Tạm dừng học tập trên lớp; Đình chỉ học tập có thời hạn) đối với học sinh cấp tiểu học" là rất nhân văn.

"Chỉ áp dụng hình thức kỷ luật quy định tại khoản 1 điểm d Điều này (Đình chỉ học tập có thời hạn) đối với học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên" là thấu tình đạt lí.

….…, ngày ... tháng ... năm 2024

Người góp ý
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

Gợi ý cho bạn

Xem thêm

Dành cho Giáo Viên

Xem thêm