Kịch bản họp phụ huynh đầu năm học
Chương trình họp phụ huynh đầu năm học
Kịch bản tổ chức họp phụ huynh đầu năm giúp cho buổi gặp mặt giữa giáo viên và phụ huynh học sinh đầu năm học được diễn ra thuận lợi, thành công.
- Biên bản họp phụ huynh đầu năm
- Kịch bản họp phụ huynh đầu năm trường mầm non
- Lời dẫn chương trình Trung thu hay nhất
- Mẫu slide họp phụ huynh dành cho giáo viên
Họp phụ huynh đầu năm thường được tổ chức vào thời điểm trước khi bắt đầu vào học chính thức. Đây là buổi gặp mặt đầu tiên giữa giáo viên chủ nhiệm và các vị phụ huynh học sinh. Giáo viên chủ nhiệm sẽ trình bày mục tiêu và phương hướng học tập của cả năm trước các phụ huynh. Quý phụ huynh có thể đưa ra các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng học tập. Tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Giúp chất lượng dạy học cũng như theo dõi quá trình học tập của con mình được tốt nhất.
1. Kế hoạch họp phụ huynh đầu năm
– Năm học 20... -20...
– Lớp …..
– Thời gian: …h… ngày … tháng … năm 20…
– Thành phần: BGH, GV và toàn thể phụ huynh HS.
– Địa điểm: Trường …………………………………………………………
Nội dung:
Phần một: Họp chung toàn trường
– Hiệu trưởng báo cáo thông qua kết quả nhà trường đạt được trong năm học qua và kế hoạch năm học này.
– Hiệu phó hướng dẫn công tác BHYT
– Hội trưởng hội phụ huynh báo cáo thu chi năm trước và kế hoạch năm học này.
– Thảo luận toàn trường.
2. Phần hai: Họp theo lớp
Ổn định – điểm diện:
Tuyên bố lý do:
Hôm nay, ngày …/…/20… được sự đồng ý của BGH trường ………………………………lớp ………. tiến hành họp phụ huynh đầu năm, năm học 20… – 20… để thông qua kế hoạch năm học và thông qua các khoản thu đầu năm của trường.
Bầu thư ký……………………………………………………………………..
Báo cáo tình hình học tập và rèn luyện đầu năm học 20… – 20…
Tổng số học sinh: … Nữ: …
Con hộ nghèo: …; Cận nghèo: …; Mồ côi cha hoặc mẹ: …
a) Thuận lợi:
Đa số các em đều ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô giáo, khá chăm chỉ trong học tập và rèn luyện.
Trình độ HS khá đồng đều.
Chữ viết nhiều em khá đẹp, bảo quản cẩn thận, sạch sẽ.
Đa số các em có ý thức tự giác trong học tập và mọi hoạt động của nhà trường.
Nhiều em có ý thức xây dựng tập thể, có ý thức phấn đấu cao, tỏ rõ năng lực trong các hoạt động tập thể.
b) Khó khăn:
Là lớp đầu cấp nên học sinh còn bỡ ngỡ rụt rè, tác phong sinh hoạt chưa quen với môi trường của học sinh THCS, năng lực tự quản của các em còn nhiều hạn chế.
Nhiều em hoạt động còn trầm, thiếu mạnh dạn trong học tập và giao tiếp.
Kỹ năng đọc, tính toán nhiều em còn yếu.
Một số em còn cẩu thả trong học tập, thiếu ý thức chăm lo, thiếu đồ dùng học tập.
Phần lớn gia đình học sinh làm nghề nông nên thu nhập của gia đình còn thấp, có …em gia đình thuộc hộ nghèo, … em thuộc hộ cận nghèo … em mồ côi cha hoặc mẹ nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Một số chỉ tiêu và biện pháp:
Chỉ tiêu:
Lớp: Tiên tiến
Học lực: HSG: 02 em; HSTT: 8 – 10 em, còn lại là TB không có học sinh yếu về học lực.
Hạnh kiểm: Tốt: 15 em; Khá: 13 em; TB: 02 em
Một số biện pháp:
Đối với GV và HS:
Thường xuyên theo dõi, bám sát học sinh lớp chủ nhiệm để nắm bắt tình hình và có những điều chỉnh kịp thời nếu cần trong học tập chính khoá và kể cả học thêm.
Động viên HS cố gắng học tập để đạt kết quả cao, nhất là đối với các em có năng lực.
Đối với HS cá biệt, lười học thì phối hợp với giáo viên bộ môn thường xuyên kiểm tra bài vở; nghiêm cấm việc HS bỏ học, bỏ giờ, ngồi học không ghi bài, thiếu bài kiểm tra,…
Đối với các em vi phạm nội quy thường xuyên thì gặp riêng HS và phụ huynh để có biện pháp giáo dục, ngăn chặn kịp thời để HS không tái phạm.
Phối hợp với BGH, các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn, ban cán sự lớp và phụ huynh học sinh để giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS.
Thực hiện phân nhóm, tổ thi đua ngay trong lớp.
Động viên, kèm cặp theo phong trào Đôi bạn cùng tiến trong học sinh.
Tuyên dương kịp thời sự tiến bộ của hs để khích lệ.
Về phía phụ huynh:
Đôn đốc, kiểm tra việc học hành của con ở nhà.
Nhắc các em chuẩn bị bài, sách vở, đô dùng học tập trước khi tới lớp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho con như mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập, một số sách tham khảo, nâng cao,…
Mỗi GĐ cần có góc học tập riêng cho con cái.
Thường xuyên liên lạc trao đổi với giáo viên để phối hợp trong giáo dục.
Thông qua các khoản thu đầu năm:
Ý kiến của phụ huynh: (Ý kiến của phụ huynh về kế hoạch năm học và các khoản thu đầu năm).
Bầu chi hội trưởng hội phụ huynh:
………………………………………………………………………………………………………………
Kết thúc:
Sau một buổi làm việc khẩn trương. Tôi xin phép được tuyên bố kết thúc buổỉ họp. Xin chân thành các đại biểu và các bậc phụ huynh đã bớt chút thời gian về dự buổi họp đầu năm. Chúc các quý vị đại biểu cùng các bậc phụ huynh sức khoẻ – hạnh phúc – thành công trong công việc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Giáo viên chủ nhiệm
2. Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm học
Lớp ………………..Năm học ………………………
Thời gian: ……h… ngày … tháng … năm 20…….
Thành phần: BGH, GV và toàn thể phụ huynh HS.
Địa điểm: Trường ……………………………………………………………………………………
Nội dung:………………………………………………………………………………………………..
Ổn định – điểm diện:
Tuyên bố lý do:
Hôm nay, ngày …/…/20… được sự đồng ý của BGH trường, lớp ………. tiến hành họp phụ huynh đầu năm, năm học 20… – 20… để thông qua kế hoạch năm học và thông qua các khoản thu đầu năm của trường.
Nhận xét về đặc điểm tình hình lớp
+ Sĩ số: …. h/s trong đó …. Nam … Nữ
+ Sĩ số lớp năm 20…- 20…. Tăng … học sinh
a) Thuận lợi:
– Đa số các em đều ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô giáo, khá chăm chỉ trong học tập và rèn luyện.
– Trình độ HS khá đồng đều.
– Chữ viết nhiều em khá đẹp, bảo quản cẩn thận, sạch sẽ.
– Đa số các em có ý thức tự giác trong học tập và mọi hoạt động của nhà trường.
– Nhiều em có ý thức xây dựng tập thể, có ý thức phấn đấu cao, tỏ rõ năng lực trong các hoạt động tập thể.
b) Khó khăn:
– Là lớp đầu cấp nên học sinh còn bỡ ngỡ rụt rè, tác phong sinh hoạt chưa quen với môi trường của học sinh …………, năng lực tự quản của các em còn nhiều hạn chế.
– Nhiều em hoạt động còn trầm, thiếu mạnh dạn trong học tập và giao tiếp.
– Kỹ năng đọc, tính toán nhiều em còn yếu.
– Một số em còn cẩu thả trong học tập, thiếu ý thức chăm lo, thiếu đồ dùng học tập.
– Phần lớn gia đình học sinh làm nghề nông nên thu nhập của gia đình còn thấp, có … em gia đình thuộc hộ nghèo, … em thuộc hộ cận nghèo … em mồ côi cha hoặc mẹ nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Phương hướng nhiệm vụ năm học……………….…
Giáo viên chủ nhiệm đưa ra môt số phương hướng nhiệm vụ của lớp về tình hình học tập, lao động …….sau đó đưa ra chỉ tiêu cụ thê:
– Chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm học …………………
– Hạnh kiểm : 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt
– Học tập: Phấn đấu …/… học sinh xếp loại học lực giỏi …..%; …./….
– Học sinh xếp loại học lực khá ….%. trường hợp học lực trung bình…./….. (.….%)
– Thi đua : Đạt danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc, chi đội mạnh
Biện pháp thực hiện
Giáo viên và phụ huynh học sinh đều nhất trí biện pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đặt ra như sau:
* Học sinh:
– Chuẩn bị đầy đủ sách vở đồ dùng học tập .
– Chuẩn bi học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
– Có ý thức vươn lên trong học tập để đạt được kết quả cao nhất.
– Mặc đồng phục theo đúng quy định của nhà trường.
– Chấp hành tốt quy định về an toàn giao thông.
– Trang phục đúng quy định (giáo viên nêu rõ cho phụ huynh biết)
– Chấp hành và tham gia tích cực các hoạt động của lớp của như các đoàn thể trong trường .
– Đi học đúng giờ, nghi cần có giấy xin phép nghỉ học có chữ ký của phụ huynh .
GV bổ sung thêm
*Giáo viên
– Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở việc học tập, rèn luyện đạo đức, tác phong của học sinh.
– Thường xuyên trao đổi với hội cha mẹ học sinh và từng phụ huynh học sinh những việc liên quan đến kết quả học tập rèn luyện của các em.
– Liên lạc với phụ huynh thông qua SLLĐT vì vậy phụ huynh cung cấp sô ĐT phai chính xác, nếu thay phải kịp thời báo cho giáo viên chủ nhiệm lớp .
– GV bổ sung thêm như hình thức xứ phạt, khen thưởng kỷ luật trong lớp như thể nào . Một số vấn đề khác ..vvvvv
* Phụ huynh
– Phụ huynh nhắc nhở con em đi học đúng giờ
– Kiểm tra việc học sinh tự học ở nhà.
– Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt kịp thời những biểu hiện tốt hoặc chưa tốt của HS để có biện pháp giáo dục phù hợp.
– Động viên con em mình, thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, tham gia họp phụ huynh đầy đủ khi có giấy mời của GVCN hay của nhà trường .
– Tạo điều kiện cho con em mình tốt nhất về không gian (phòng học, không ồn ào, không gần ti vi…) thời gian để các em có điều kiện học ở nhà được tốt nhất .
– Động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho con em tham gia các hoạt động của nhà trường của các đoàn thê và của lớp .
– Tạo điều kiện tốt nhất về đồ dùng, trang phục, quán triệt con em mình ăn mặc, tóc tai không đúng với phong cách học sinh
– Nghiêm cấm việc con em mình sử dụng điện thoại di động khi đến trường, nếu nhà trường phát hiện sử dụng tịch thu và xung vào công quỹ .
– Phụ huynh không cho con em mình đi xe máy đến trường
– Khi có thông tinh về con em mình cần trao đối kịp thời với giáo viên chủ nhiệm hoặc với bất kỳ giao viên nào trong trường để nhà trường nắm băt và có hướng xứ lý .
– Không nên cho con em mình dùng nhiều tiền bạc hoặc sử dụng những trang sức đắt tiền khi đến trường .
– Khi con em mình nghỉ học vì một lý do nào đó phụ huynh cần phải nhắc con em mình viết giấy xin nghỉ và có chữ ký của phụ huynh (Hoặc trao đối qua điện thoại cho GVCN)
Thông báo các khoản thu
Thu theo quy định của cấp trên có văn bản hướng dẫn cụ thể
...............................................................................................................
Hoạt động của chi hội cha mẹ học sinh Lớp
Chi hội cha mẹ học sinh thống nhất thu, chi quỹ lớp để hoạt động trong năm học 20…-20….
+ Kinh phí đóng góp:…………………………………
+ Quỹ lớp………………………/1hs.
+ Dự trù chi phí cho các hoạt động lấy từ kinh phí đóng góp của quỹ lớp:……………………………….
+ Mua sắm dụng cụ học tập
+ Liên hoan ….văn nghệ ……………………………
+ Chi khen thưởng…………………………………..
Bầu chi hội phụ huynh.
– Chi hội trưởng…………………………………ĐT:……………………
– Chi hội phó……………………………………ĐT:……………………
– Ủy viên… ……………………………………ĐT:……………………
Kết thúc:
Sau một buổi làm việc khẩn trương. Tôi xin phép được tuyên bố kết thúc buổi họp. Xin chân thành các đại biểu và các bậc phụ huynh đã bớt chút thời gian về dự buổi họp đầu năm. Chúc các quý vị đại biểu cùng các bậc phụ huynh sức khoẻ – hạnh phúc – thành công trong công việc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Giáo viên chủ nhiệm
3. Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm cấp tiểu học
KỊCH BẢN HỌP PHỤ HUYNH
LỚP: ... NĂM HỌC 2023 - 2024
Thời gian: 8h, ngày ... tháng ... năm 20....
Thành phần: Ban giám hiệu, Giáo viên và toàn thể phụ huynh học sinh
Địa điểm: Trường tiểu học ABC
Bước 1: Ổn định điểm diện
- Kiểm diện, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
- Bầu thư ký cuộc họp
- Thông qua nội dung cuộc họp
+ Báo cáo kết quả học tập đạt được năm học 2023 - 2024
+ Nhận xét từng học sinh (năng lực, nhận thức, ý thức học tập, rèn luyện)
+ Mục tiêu của năm học 2023 - 2024, phương án thực hiện, nhiệm vụ của nhà trường, thầy cô, học sinh, phụ huynh học sinh;
+ Các khoản thu, chi của năm học mới;
Bước 2: Tiến hành báo cáo kết quả năm học 2023 - 2024
- Kết quả học tập, rèn luyện của con em học sinh
+ Sĩ số : 45 học sinh; 30 Nam, 15 Nữ
+ Hạnh kiểm: 100% em học sinh đạt hạnh kiểm tốt
+ Học lực: 20 em học sịnh xếp loại học lực giỏi; 23 em học xếp loại học lực khá; 2 em học sinh xếp loại học lực trung bình và không có học sinh xếp loại học lực yếu.
+ Học sinh hoàn thành chương trình Tiêu học: 45 em; đạt 100%
+ Học sinh được khen thưởng: 43 em chiếm 95%
+ Học sinh lên lớp thẳng: 45/45 đạt 100%
- Giáo viên
- ... Giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Quận/Huyện;
+ ... đồng chí có Sáng kiến được công nhận cấp Quận/Huyện, trong đó có ... đồng chí có sáng kiến được công nhận ngành( tỉnh)
- Kết quả năm học ... của lớp.
Bước 2: Nhận xét từng học sinh
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét từng em học sinh trên các tiêu chí năng lực, nhận thức, tố độ, sở trường, ý thức, kết quả,...
Bước 3: Mục tiêu và nhiệm vụ năm học 2023 - 2024
- Mục tiêu:
- Nhiệm vụ bên phía nhà trường, giáo viên
+ Triển khai Chương trình hành động của Bộ Giáo dụ và Đào tạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo;
+ Tăng cường nề nếp kỷ cương, chất lượng, hiệu quả công tác trong các cơ sở giáo dục tiểu học, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh;
+ Chỉ đạo quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lý các em học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh;
+ Chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình trường tiểu học mới; triển khai dạy Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình công nghệ giáo dục;
+ Khuyến khích sự sáng tạo, đề cao trách nhiệm của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục;
+ Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua học tập, rèn luyện;
+ Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vận động Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo;
+ Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng nhà trường, quản lý lớp học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN;
+ Giữ vững quy mô lớp học, cùng lúc nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học;
+ Tăng cường tuyên truyền với các cấp, ngành, các tổ chức xã hội và phụ huynh học sinh về hiệu quả của việc đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3;
+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: Thực hiện nghiêm chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT; Thực hiện tổ chức dạy môn tin học theo chương trình giáo dục phổ thông đối với học sinh lớp 3, 4, 5; Tổ chức linh hoạt các hoạt động dạy học và giáo dục trải nghiệm, tổ chức giao lưu trong lớp, khối lớp và liên khối giữa các trường tiểu học; Thành lập các câu lạc bộ( yêu thích tiếng anh, võ, thể dục, cầu lông, bóng rổ, bóng đá, erobic, cờ vua, nhạc cụ, múa, khiêu vũ, trang trí, vẽ, lịch sử, địa lý,...; Tăng cường đổi mới công tác quản lý, giáo dục học sinh;
- Trách nhiệm của phụ huynh học sinh:
+ Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường về tình hình học tập của con em;
+ Phụ huynh học sinh cần làm gương mẫu trong sinh hoạt, cuộc sống của con em;
+ Khen thưởng, xử phạt rõ ràng tuy nhiệm không đánh đập, chửi mắng, trách phạt các em;
+ Tôn trọng thầy cô giáo bằng lời nói và việc làm để giáo dục con em kính thầy, yêu bạn;
+ Lo toàn, đảm bảo điều kiện tốt nhất trong khả năng cho các cháu học tập;
+ Kết hợp với giáo viên duy trì các hoạt động học tập, rèn luyện, giúp đỡ ông bà, cha mẹ ở nhà của các em;
Bước 4: Trình bày Đặc điểm chương trình, phương pháp dạy học và giáo dục của trường, khối nói chung và lớp mình nói riêng( đặc điểm tâm, sinh lý học sinh tiểu học...)
Bước 5: Các hình thức liên lạc, trao đổi, kết nối giữa phụ huynh học sinh và phía nhà trường, giáo viên.
Việc liên lạc trao đổi giữa phụ huynh và bên phía giáo viên chủ nhiệm, Nhà trường là hết sức quan trọng
+ Hướng dẫn phụ huynh học sinh sử đụng Sổ liên lạc điện tử ( phụ huynh học sinh cung cấp số điện thoại chính xác, trường hợp thay đổi cần báo ngay với giáo viên chủ nhiệm để sửa đổi)
+ Các hình thức liên lạc khác như: Gặp trực tiếp, thông qua các phương tiện liên lạc, qua chi hội cha mẹ học sinh lớp, thông qua Hội cha mẹ học sinh của trường;
Bước 6: Trình bày các khoản phụ huynh học sinh và học sinh phải mua sắm, đóng góp và các khoản ủng hộ XHHGD năm học 2023 - 2024
Lấy ý kiến và thông qua các khoản thu, chi, dự thu, dự chi trong năm học
Bước 7: Kết luận
Tôi xin phép được tuyên bố kết thúc cuộc họp. Xin chân thành cảm ơn các đại biểu và các bậc phụ huynh đã dành thời gian để tham dự buổi họp đầu năm. Chúc các quý vị đại biểu cùng các bậc phụ huynh sức khỏe - hạnh phúc - thành công trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn!
Giáo viên chủ nhiệm |
Trên đây là 3 mẫu Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm học dành cho quý thầy cô giáo tham khảo. Hy vọng tài liệu VnDoc chia sẻ hữu ích với các bạn.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của VnDoc.