Đóng bảo hiểm xã hội hơn 10 năm, bao nhiêu lâu nữa được hưởng lương hưu

Đóng BHXH dưới 15 năm nhận lương hưu như thế nào?

Đóng bảo hiểm xã hội hơn 10 năm, bao nhiêu lâu nữa được hưởng lương hưu? Bảo hiểm xã hội 10 năm được bao nhiêu tiền? Đây là câu hỏi về lương hưu mà nhiều bạn đọc đang quan tâm. VnDoc mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết về những quy định hưởng lương lưu mới nhất hiện nay.

Đóng bảo hiểm xã hội hơn 10 năm, bao nhiêu lâu nữa được hưởng lương hưu? Mới đóng BHXH hơn 10 năm phải tham gia bao nhiêu năm nữa thì được lương hưu? Chế độ BHXH 1 lần như thế nào? Trong bài viết dưới đây, VnDoc sẽ giải đáp câu hỏi liên quan đến chế độ hưởng lương hưu mới thông qua câu hỏi thực tế. Mời các bạn cùng theo dõi để nắm được những thông tin hữu ích.

Câu hỏi 1: Tôi tham gia Bảo hiểm xã hội từ năm 2002 đến năm 2013 được 10 năm 9 tháng. Đến nay, tôi không đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tôi xin hỏi nếu tham gia tiếp Bảo hiểm xã hội thì phải đóng tiếp bao nhiêu năm nữa để được hưởng chế độ hưu trí. Và nếu tôi không tham gia Bảo hiểm xã hội nữa thì có được trả Bảo hiểm xã hội 1 lần không?

Trả lời:

Về việc này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định Điều kiện hưởng lương hưu:

Người lao động quy định tại các Điểm a, b, c, d, g, h và i Khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu, về tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020.

Đối chiếu theo quy định trên Bạn đã đóng Bảo hiểm xã hội được 10 năm 9 tháng thì bạn phải đóng tiếp 9 năm 3 tháng để đủ điều kiện về thời gian đóng Bảo hiểm xã hội để được hưởng bảo hiểm hưu trí.

Về chế độ BHXH một lần:

* Về điều kiện hưởng BHXH một lần

- Theo Khoản 1, Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc Hội quy định về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động như sau: “Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần”.

- Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định người lao động mà có yêu cầu thì được hưởng Bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng Bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về thời hạn rút bảo hiểm xã hội một lần sau khi đủ điều kiện hưởng. Do đó, nếu bạn đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nêu trên, bạn có quyền lựa chọn rút Bảo hiểm xã hội một lần bất kể thời điểm nào căn cứ vào nhu cầu thực tế của bạn.

Tuy nhiên, việc nhận Bảo hiểm xã hội một lần sẽ đem đến nhiều thiệt thòi cho người lao động, vì lợi ích trước mắt mà người lao động sẽ bỏ lỡ cơ hội được hưởng lương hưu để trang trải cuộc sống, cũng như được hưởng chế độ bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe khi về già.

Theo tính toán của các tổ chức quốc tế và cơ quan Bảo hiểm xã hội, nếu cùng một thời gian đóng Bảo hiểm xã hội thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hằng tháng sẽ cao hơn nhiều khi hưởng Bảo hiểm xã hội một lần. Do đó, cơ quan Bảo hiểm xã hội khuyến khích người lao động nên bảo lưu thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội thay vì nhận Bảo hiểm xã hội một lần.

Câu hỏi 2: Tôi năm nay 44 tuổi, nữ, đã đóng bảo hiểm xã hội được 10 năm. Vậy thời gian tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm tính đến thời điểm tôi nghỉ hưu mới được hưởng chế độ lương hưu?

Trả lời:

Theo Điều 169 Luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 219 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến lao động như sau:

“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các Điểm a, b, c, d, g, h và i Khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đủ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao...

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;

b) Có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1.1.2021...

Như vậy, để được hưởng lương hưu, bà phải đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu 20 năm tính đến thời điểm bà nghỉ hưu và đáp ứng các điều kiện hưởng lương hưu theo quy định trích dẫn nêu trên.

Ngoài ra, Bộ LĐ-TBXH vừa có đề xuất sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014; trong đó có đề xuất giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu xuống còn 15 năm và tiến dần xuống còn 10 năm, thay vì ít nhất phải đóng BHXH 20 năm trở lên. Tham khảo nội dung chi tiết bài viết: Xem xét giảm thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu.

Đánh giá bài viết
8 74.586
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm