Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Trần Tế Xương
Tiểu sử Trần Tế Xương
Trần Tế Xương hay còn được biết với tên gọi là Tú Xương, trong bài viết tổng hợp dưới đây VnDoc sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Trần Tế Xương. Bài viết ngoài cung cấp cho các bạn thông tin về nhà thơ Tú Xương còn hỗ trợ các bạn nắm rõ về các tác phẩm, phong cách sáng tác để học tốt môn Ngữ văn.
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Công Trứ
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Edgar Allan Poe
Trần Tế Xương là một nhà thơ trào phúng – trữ tình nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Cuộc đời của ông không mấy thuận lợi trong thi cử, trải qua 8 khoa thi đều hỏng thế nhưng ông vẫn lựa chọn kiên trì đến cùng. Sự nghiệp văn học của ông đã để lại cho đất nước nhiều tác phẩm có giá trị đến ngày nay. Trong bài viết này VnDoc xin được giới thiệu chi tiết về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Xương, đặc biệt là tác phẩm Thương vợ được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn.
Tiểu sử nhà thơ Trần Tế Xương
Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, đến khi thi Hương mới lấy tên là Trần Tế Xương. Ông sinh ngày 10-8-1871 tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Ðịnh và mất ngày 20-1-1907 ở làng Ðịa Tứ cùng huyện.
Tú Xương là một người rất thông minh, tính tình thích trào lộng. Có nhiều giai thoại kể về cá tính của ông.
Cuộc đời Tú Xương lận đận về thi cử. Tám khoa đều hỏng nên dấu ấn thi rớt in đậm nét trong tiềm thức Tú Xương.
Ông cưới vợ rất sớm. Phạm Thị Mẫn từ một cô gái quê Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ. Tiếng có miếng không, gặp hay chăng chớ trở thành bà Tú tần tảo một nắng hai sương. Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ năm con với một chồng. Ông Tú vẫn có thể có tiền để ăn chơi nhưng gia cảnh nghèo túng, việc nhà trông cậy vào một tay bà Tú.
Có thể nói, việc hỏng thi và cảnh nghèo của gia đình là nguồn đề tài phong phú trong sáng tác của Tú Xương.
Thời đại:
Cuộc đời ông nằm gọn trong giai đoạn nước mất, nhà tan.
Năm Tú Xương ba tuổi (1873) Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất rồi tấn công Nam Ðịnh. Năm mười bốn tuổi (1884) triều đình ký hàng ước dâng đất nước ta cho giặc.
Tuổi thơ của Tú Xương trôi qua trong những ngày đen tối và ký ức về những cuộc chiến đấu của các phong trào khởi nghĩa chống Pháp cũng mờ dần. Nhất là sau cuộc khởi nghĩa của Phan Ðình Phùng (1896) bị thất bại thì phong trào đấu tranh chống Pháp dường như tắt hẳn.
Năm 1897, Pháp đặt nền móng cai trị đất nước, xã hội có nhiều biến động, nhất là ở thành thị. Tú Xương lại sinh ra và lớn lên ở thành thị vào thời kỳ chế độ thực dân nửa phong
kiến được xác lập, nền kinh tế tư bản phát triển ở một nước thuộc địa làm đảo lộn trật tự xã hội, đảo lộn đời sống tinh thần của nhân dân. Nhà thơ đã ghi lại rất sinh động, trung thành bức tranh xã hội buổi giao thời ấy và thể hiện tâm trạng của mình.
Có thể nói, đứng trước sự tha hoá của xã hội nên nguyên tắc Tam cương ngũ thường của Tú Xương không đậm như Nguyễn Khuyến và càng xa rời Ðồ Chiểu.
Cuộc sống sự nghiệp Tú Xương
Cuộc đời của Trần Tế Xương là cuộc đời của một nghệ sĩ, nhưng trước hết là một trí thức phong kiến. Ông thuộc loại nhà nho "dài lưng tốn vải" như trong bài Hỏi ông trời của ông:
Ta lên ta hỏi ông trời:
Trời sinh ta ở trên đời biết chi?
Biết chăng cũng chẳng biết gì:
Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đầu
Biết thuốc lá, biết chè tàu
Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi
Mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay bà Tú lo liệu, điều đó đã đi vào thơ ca của ông: Tiền bạc phó cho con mụ kiếm hoặc là Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ hay là Nuôi đủ năm con với một chồng, rồi ông cũng tự cười mình trong bài Phỗng sành:
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mắt thời thao láo, mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh
Thế mà cứ nghĩ rằng ta giỏi
Cứ việc ăn chơi chẳng học hành
Cuộc đời ông chỉ gắn liền với thi cử, tính ra có tất cả tám lần, đó là các khoa: Bính Tuất (1886); Mậu Tý (1888); Tân Mão (1891); Giáp Ngọ (1894); Đinh Dậu (1897); Canh Tý (1900); Quý Mão (1903) và Bính Ngọ (1906). Sau 3 lần hỏng thi, mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ (1894) ông mới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là tú tài thiên thủ (lấy thêm), sau đó không sao lên nổi cử nhân, mặc dù đã khá kiên trì theo đuổi. Khoa Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương tưởng rằng bớt đen đủi, nhưng rồi hỏng vẫn hoàn hỏng, đến phát cáu lên:
Tế đổi làm cao mà chó thế,
Kiện trông ra tiệp hỡi trời ôi!
Xã hội bấy giờ, cái bằng tú tài thuộc loại dang dở dở dang (tú tài không được thi Hội, cử nhân mới được thi, tú tài không được bổ quan, cử nhân mới được bổ), cho nên đậu tú tài, muốn đậu cử nhân phải đợi 3 năm sau thi lại.
Cuộc sống của ông về vật chất rất thiếu thốn. Đúng năm ông đậu tú tài (1894) thì ngôi nhà số 247 phố Hàng Nâu (nay là phố Minh Khai) bị cháy. Cụ Nhuận làm lại xây bằng gạch. Ông tu tác cửa cao nhà rộng, toan để cho dâu - câu thơ đó là Tú Xương nhắc đến sự kiện này - nhưng rồi ngôi nhà đó lại bị bà Hai An chiếm đoạt. Tú Xương đã phải than: Nhà cửa giao canh nợ phải bồi. Nghèo đói đã cứa xé Tú Xương. Sự đểu cáng đã vả vào Tú Xương. Hoàn cảnh đó được in đậm trong thơ phú của Tú Xương sự vất vả, cay cú, phát phẫn, buồn phiền.
Tú Xương mất sớm, ông chua đi trọn con đường sáng tác của mình. Nhưng những tác phẩm Tú Xương để lại có tác dụng như một bản cáo trạng đanh thép lên án xã hội thực dân nửa phong kiến trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.
Tú Xương sáng tác rất nhiều và thất lạc cũng nhiều. Ông viết khoảng 151 bài thơ bằng chữ Nôm với đủ các thể loại. Ngoài ra, ông có dịch một số thơ Ðường.
Tác phẩm Thương vợ
- Soạn bài lớp 11: Thương vợ
- Soạn văn rút gọn lớp 11 bài: Thương vợ
- Hoàn cảnh ra đời Thương vợ (Trần Tế Xương)
- Sơ đồ tư duy Thương vợ
- Vẻ đẹp nhân cách Tú Xương qua bài thơ Thương vợ
- Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương
- Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ
- Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương