Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giới thiệu một vài nét về Lê Hữu Trác và tác phẩm "Thượng kinh kí sự"

Giới thiệu một vài nét về Lê Hữu Trác và tác phẩm "Thượng kinh kí sự" là tài liệu văn mẫu lớp 11 hay được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các em hiểu hơn về Hải Thượng Lãn Ông và Thượng kinh kí sự của ông. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 11.

Bài văn mẫu 1: Giới thiệu một vài nét về Lê Hữu Trác và tác phẩm “Thượng kinh kí sự”

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một danh y nổi tiếng của nền y học Việt Nam. Ông cũng là một tác giả có những tác phẩm văn học nổi bật. Cuộc đời ông gắn liền với nghề thuốc, nghề chữa bệnh cứu giúp những người dân nghèo khó ngoài kia không có điều kiện chữa trị được khỏi bệnh và có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Những điều văn minh mà ông đã cống hiến không gì có thể phủ nhận và để lại nhiều tiếng thơm đến tận đời sau. Ông không chỉ là người có tài mà còn là người có đức khi không tham vinh hoa phú quý, tuy là quan danh dự trong triều đình nhưng ông chưa bao giờ lui tới chốn phồn hoa đó. Mãi cho đến khi ông được triệu vào kinh chữa bệnh cho thế tử ông mới biết đến kinh đô và đó cũng là nguồn gốc ra đời tác phẩm “Thượng kinh kí sự”. Tác phẩm nói chung và đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nói riêng đã khắc họa câu chuyện của người thầy thuốc hiền tài lần đầu được nhìn thấy cuộc sống xa hoa, sung túc nơi phủ chúa mà khiến người khác phải choáng ngợp. Không chỉ sang trọng mà còn có rất nhiều sơn hào hải vị. Sau khi tìm ra nguyên nhân căn bệnh của thế tử, ông kê đơn thuốc rồi cáo về quê mặc cho được mời ở lại trong triều để thăm khám bệnh. Trước vinh hoa, phú quý, nhân phẩm cao đẹp của người thầy thuốc càng được bộc lộ rõ nét, đó không chỉ là thái độ coi thường giàu sang mà còn là sự mỉa mai khi vua chúa bóc lột người dân để có được những điều tốt đẹp đó.

Bài văn mẫu 2: Giới thiệu một vài nét về Lê Hữu Trác và tác phẩm “Thượng kinh kí sự”

1. Tiểu sử tác giả Lê Hữu Trác

Lê Hữu Trác (1720 ? – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên).

Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. Phần lớn cuộc đời hoạt động y học và trước tác của ông gắn với quê ngoại ở xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ở Hương Sơn, ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu "Hải Thượng Lãn ông". Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xứ Bầu Thượng quê mẹ. "Lãn ông" nghĩa là "ông lười", ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.

Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng: ông nội, bác, chú, anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to.

2. Sự nghiệp văn học của tác giả Lê Hữu Trác

Sự nghiệp của Lê Hữu Trác khá đồ sộ với bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Những lĩnh hội tâm huyết trong ngành y của Hải Thượng) gồm 66 quyển, được biên soạn trong gần bốn mươi năm. Hải Thượng y tông tâm lĩnh chẳng những có giá trị hết sức to lớn về y học mà còn có giá trị văn học.

Bộ phận văn học độc lập gồm 29 bài thơ ghi lại những cảm nghĩ của tác giả trong những lần đi về các làng quê chữa bệnh cho dân.

3. Hoàn cảnh sáng tác Vào phủ chúa Trịnh

Hải Thượng Lãn Ông ghi chép lại quá trình mình vào cung chữa bệnh cho thế tử ở bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh được rút từ tập này.

Bài văn mẫu 3: Giới thiệu một vài nét về Lê Hữu Trác và tác phẩm "Thượng kinh kí sự

1. Lê Hữu Trác (1724 - 1791) là vị đại danh y của Đại Việt trong thế kỉ XVIII. Ông xuất thân trong một gia đình quan lại thời Lê. Quê nội là làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương, nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên. Năm 30 tuổi, ông vào sống và làm nghề thuốc tại xứ Bàu Thượng, xã Trinh Diễm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông lấy biệt hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.

Ông để lại bộ sách "Hải thượng y tông tâm tĩnh" gồm 66 quyển; 65 quyển đầu nói về thuốc và các bài thuốc chữa bệnh; cuốn cuối là "Thượng kinh kí sự"một áng thơ văn đặc sắc và độc đáo.

2. "Thượng kinh kí sự" ghi lại chuyến về kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán (con của chúa Trịnh Sâm và nguyên phi Đặng Thị Huệ). Ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Dần (1782), Lê Hữu Trác từ Hương Sơn đi Thăng Long theo chỉ triệu của chúa, mãi đến mùng 2 tháng 11 mới trở lại được quê mẹ; một chuyến đi kéo dài 9 tháng 20 ngày.

Tác giả đã kể lại những điều mắt thấy tai nghe ở chốn kinh kì, cuộc sống xa hoa của vua chúa và quan lại trong phủ chúa, việc chữa bênh cho thế tử Trịnh Cán, những cuộc tiếp xúc với các công khanh, nho sĩ ờ chốn đế đô, chuyến trở vế ngắn ngủi thăm cố hương,... Tác giả đã kể lại một cách chân thực cảm động cuộc tự đấu tranh tư tưởng để thoát khỏi mọi cám dỗ về danh lợi để được sống thanh cao thanh nhàn.

Ý nguyện trở về núi "hái thuốc chữa bệnh cứu người" của ông, sau cùng được chấp nhận; ông vui vì tự thấy "thân tuy mắc vào vòng danh lợi nhưng vẫn không bị lợi danh mê hoặc. Ra đi thung dung, trở vê' ngất ngưởng".

Nét đặc sắc và độc đáo của "Thượng kinh kí sự" là có nhiều bài thơ chữ Hán đan xen vào, vừa để vịnh phong cảnh vừa bộc lộ tâm sự của một vị danh y mang tâm hồn và cốt cách thi sĩ.

Bài văn mẫu 4: Giới thiệu một vài nét về Lê Hữu Trác và tác phẩm “Thượng kinh kí sự”

Lê Hữu Trác (1720-1791) quê ở Liêu Xá, huyện Đường Hào, nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên. Xuất thân trong một gia đình quý tộc thời Lê – Trịnh, từng theo đòi bút nghiên và binh nghiệp. Ngoài 30 tuổi thoát li hẳn con đường công danh, về Hương Sơn, Hà Tĩnh, quê mẹ học nghề thuộc và làm thầy thuốc, trở thành vị đại đanh y của đất nước ta trong thế kỉ XVII: Hải Thượng Lãn Ông.

Ông vừa làm thuốc chữa bệnh, vừa viết sách, làm văn, làm thơ. Tác phẩm của ông có tên là “Y tông tâm lĩnh” gồm 65 quyển soạn thào trên 40 năm, được đánh giá là “Bách khoa toàn thư” y được học thế kỉ XVM. Trong bộ sách có một số bài thơ và tác phẩm “Thượng kinh kí sự”

“Thượng kinh kí sự" là tập 65, tập cuối bộ “Y tông tâm lĩnh”. Tác giả viết bằng chữ Hán có điểm xuyết vào một số bài thơ, ghi lại một chuyến đi từ Hương Sơn, Hà Tĩnh ra Kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán (con trai của Trịnh Sâm và nguyên phi Đặng Thị Huệ).

Lê Hữu Trác chính là vị đại danh y Hải Thượng Lãn Ông của nước ta

Nhận được chỉ triệu của Trịnh Sâm, ông tâm sự: “Cây kia có hoa nên bị hái, người ta có cái hư danh nên phải lụy về chữ danh”. Cuốn kí sự ghi lại những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả đến Thăng Long, vào phủ chúa chữa bệnh cho Thế tử, kể lại những cuộc tiếp xúc với các công khanh, nho sĩ nơi đế đô kinh kì. Ý muốn trở về núi của ông cuối cùng được chấp nhận, ông vui vì tự thấy “thân tuy mắc vào vòng danh lợi nhưng không bị danh lợi mê hoặc. Ra đi thung dung, trở vẻ ngất ngưởng”… Đoạn cuối tập kí sự ông kể việc ông từ Thăng Long về thăm làng Liêu Xá, nơi quê cha đất tổ sau mấy chục năm xa cách, trước khi về lại Hương Sơn.

“Thượng kinh kí sự” thể hiện nhân cách cao đẹp của một danh y: coi trọng việc cứu người, coi thường danh lợi, ưa cuộc sống thanh nhàn. Cảnh, việc, người được tác giả nói đến. trong tập kí sự mang giá trị tư liệu lịch sử đáng quý. Một cách viết nhẹ nhàng, lôi cuốn, nhiều trang đầy chất thơ.

“Thượng kinh kí sự” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán rất đặc sắc và độc đáo của văn học trung đại Việt Nam.

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giới thiệu một vài nét về Lê Hữu Trác và tác phẩm "Thượng kinh kí sự". Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Soạn bài lớp 11, soạn văn lớp 11, Đề thi học kì 2 lớp 11, các tài liệu môn Ngữ văn 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm