Hoàn cảnh sáng tác Chạy giặc
Ngữ văn 11: Hoàn cảnh sáng tác Chạy giặc
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Hoàn cảnh sáng tác Chạy giặc, bộ tài liệu chắc chắn sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học để giúp các bạn có kết quả cao hơn trong học tập. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Học tốt Ngữ văn 11: Hoàn cảnh sáng tác Chạy giặc
Bài 1
Chạy giặc được sáng tác khi nhà thơ chứng kiến cảnh nhân dân chạy loạn.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Nhưng chúng đã gặp sự kháng cự của quân triều đình và nhân dân. Thực dân Pháp quay sang tiến vào Sài Gòn, tràn tới sông Bến Nghé.
Bài thơ thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của nhà thơ và nỗi đau của ông khi phải chứng kiến cảnh nước mất nhà tan.
Bài 2
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Nhưng chúng đã gặp sự kháng cự của quân triều đình và nhân dân. Thực dân Pháp quay sang tiến vào Sài Gòn, tràn tới sống Bến Nghé.
Nhà thơ đã chứng kiến cảnh nhân dân chạy loạn và viết bài Chạy giặc. Bài thơ thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của nhà thơ và nỗi đau của ông khi phải chứng kiến cảnh nước mất nhà tan.
Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân, tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Bài thơ tái hiện cảnh đau thương của đất nước trong những ngày đầu giặc Pháp đánh chiếm Việt Nam bằng một hệ thống hình ảnh giàu sức gợi. Hệ thống các chi tiết, hình ảnh trong bài thơ có tính thống nhất cao. Tiếng súng Tây dội xuống dẫn đến cảnh tượng thương tâm. Con người, chim chóc, thiên nhiên đều trong dáng vẻ tan tác, xác xơ. Qua bức tranh hiện thực ấy, tác giả bộc lộ tấm lòng tha thiết của mình đối với dân tộc.
Bài 3
Năm 1859, thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. Trước họa xâm lăng, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài thơ “Chạy giặc”.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, phản ánh nỗi đau thương của dân tộc, căm thù lên án tội ác quân Pháp xâm lược và thể hiện lòng thương xót nhân dân.
Bài 4
Năm 1858, thực dân Pháp nã phát súng đầu tiên xâm lược vào thành Đà Nẵng. Để rồi một năm sau, chúng lại từ Đà Nẵng tấn công chiếm Gia Định.
Trước cảnh quê hương bị tàn phá, nhà tan nước mất, nhân dân hốt hoảng, hoang mang trong tay giặc, mặc dù mù lòa không nhìn thấy gì nhưng với tấm lòng xót xa, buồn đau vô hạn, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài thơ Chạy Giặc để ghi lại tâm trạng của mình.
---------------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Hoàn cảnh sáng tác Chạy giặc. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.