Dàn ý Anh (chị) hãy suy nghĩ của mình về ''bệnh thành tích'' - một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay
Ngữ văn 11: Dàn ý bài làm văn số 6 lớp 11 đề 2
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Dàn ý Anh (chị) hãy suy nghĩ của mình về ""bệnh thành tích"" - một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay, chắc chắn qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ học tốt hơn môn Ngữ văn 11. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
1. Dàn ý về bệnh thành tích mẫu 1
a. Mở bài
- "Bệnh thành tích" khá phổ biến trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đây là căn bệnh trầm kha đã có từ lâu đời.
- "Bệnh thành tích" gây tác hại không nhỏ tới quá trình phát triển đất nước.
b. Thân bài
- Giải thích thế nào là "bệnh thành tích"?
+ Thành tích là kết quả của một cá nhân hay một tập thể làm ra được đánh giá tốt.
+ Thành tích là điều tốt đẹp đáng khích lệ, nhưng chạy theo thành tích bằng mọi cách, mọi thủ đoạn bất chấp hậu quả thì lại là hiện tượng tiêu cực đáng phê phán.
- Nguyên nhân của "bệnh thành tích".
+ "Bệnh thành tích" bắt nguồn từ thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ, thói khoe khang, khoác loác, bịa đặt, biến không thành có, biến xấu thành tốt ... để tự dối mình, lừa người, mang lợi về cho bản thân.
+ Do bản thân háo danh, tư lợi.
+ Do nhận thức lệch lạc, trình độ yếu kém và thái độ thiếu trung thực, không dám nhìn thẳng vào khả năng của mình.
+ Do xã hội ngày càng phát triển, đồng tiền có sức mạnh thao túng các mối quan hệ xã hội, con người không coi trọng thực chất mà chỉ quan tâm tới hình thức bên ngoài. Nhiều kẻ lợi dụng điều đó nên cố ý thổi phồng thành tích, nhằm đánh bóng tên tuổi của mình để tiến thân.
- Biểu hiện của "bệnh thành tích".
+ Trong nhà trường: Ở mọi cấp học, chất lượng đào tạo giữa báo cáo và thực tế khác nhau. Vì thành tích có liên quan đến quyền lợi vật chất, tinh thần ... nên nhiều người sẵn sàng phóng đại hoặc ngụy tạo ra thành tích để được cất nhắc, được lên lương. Từ đó coi nhẹ chất lượng giảng dạy, học tập, chỉ chú trọng vào tỉ lệ học sinh khá giỏi hoặc tỉ lệ tốt nghiệp mà nhiều khi là "ảo".
+ Ở từng cá nhân: "Bệnh thành tích" thể hiện qua thái độ đối phó trong học tập và làm việc. Học vì điểm hơn là học để nắm vững kiến thức, nâng cao trình độ. Nạn nhân "học giả bẳng giả", "học giả bằng thật", mua điểm, mua bằng cấp, khoe khoang, tự cao tự đại nhưng thực chất thì rỗng tuếch ... có rất nhiều trong xã hội ngày nay.
+ Trong lĩnh vực nông nghiệp: Bệnh thành tích lan tràn đến mức báo động. Từ việc xóa đói giảm nghèo đến việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chăn nuôi ... hay việc thực hiện chính sách xã hội khác. (Dẫn chứng).
+ Trong lĩnh vực công nghiệp: Nhiều xí nghiệp, nhà máy, công ty ... làm ăn không có hiệu quả, lời giả lỗ thật, hằng năm Nhà nước vẫn phải bù lỗ nhưng báo cáo thành tích lại rất hay, rất nổi; thậm chí còn được khen thưởng hoặc trao tặng huân chương ...
+ Trong lĩnh vực xây dựng: Nhiều công trình quan trọng cấp quốc gia bị làm nhanh, làm ẩu để lấy thành tích, bị "rút ruột", gây thất thoát, lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước, ảnh hướng đến đời sống nhân dân. (Dẫn chứng).
- Tác hại của "bệnh thành tích".
+ "Bệnh thành tích" dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, con người sẽ trở nên thiếu trung thực, dối trá, gian lận, lừa mình, lừa bạn ...
+ "Bệnh thành tích" ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và cản trở sự phát triển của xã hội.
- Những biệp pháp khắc phục "bệnh thành tích".
+ Mỗi người cần nhận thức, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn về năng lực của bản thân, tránh ảo tưởng về mình, tránh thói "tốt khoe, xấu che".
+ Xã hội cần kiên quyết nói "không" với "bệnh thành tích" bằng cách thắt chặt các biện pháp kiểm tra, thanh tra chất lượng công việc, không đánh giá hời hợt qua hình thức bên ngoài.
+ Cần có mức độ xử lí kĩ luật thích đáng đối với những kẻ cố tình mắc "bệnh thành tích", gây hậu quả nghiêm trọng.
c. Kết bài
- Chúng ta phải nhận thức rõ rằng "bệnh thành tích" là thói xấu, là hiện tượng tiêu cực cản trở quá trình phát triển của đất nước. Vì thế cần phải dứt khoát từ bỏ "bệnh thành tích" và phải trung thực với chính mình.
- Trong hoàn cảnh mở cửa giao lưu, hội nhập với toàn cầu, căn bệnh này không thể tồn tại. Mỗi công nhân phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trong học tập và làm việc thì mới có thể thành công trong sự nghiệp.
- Phải khiêm tốn học hỏi điều hay, điều tốt của các nước tiên tiến và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nếu làm được như vậy thì không bao lâu nữa, mục tiêu phấn đấu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh sẽ trở thành hiện thực.
2. Dàn ý về bệnh thành tích mẫu 2
I. Mở bài
- Đất nước ta đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn nhiều mặt tiêu cực.
- “Bệnh thành tích” là căn bệnh nguy hiểm cần phải được giải quyết triệt để.
II. Thân bài
- “Bệnh thành tích” là gì? Vì sao gọi đó là bệnh?
- Ảnh hưởng của “bệnh thành tích” đối với xã hội như thế nào?
- “Bệnh thành tích” có ở khắp nơi (dẫn chứng).
- Hướng giải quyết vấn đề này ra sao?
- Nguyên nhân gây ra bệnh này và biểu hiện.
III. Kết bài
- Cần giải quyết ngay căn bệnh này để đất nước ngày càng tiến bộ.
- Suy nghĩ của bản thân.
3. Dàn ý về bệnh thành tích mẫu 3
a. Mở bài
- "Bệnh thành tích" là một hiện tượng phổ biến trải rộng trong mọi lĩnh vực của xã hội và là một vấn đề đã tồn tại từ lâu.
- Hậu quả của "bệnh thành tích" đối với quá trình phát triển của đất nước là không nhỏ.
b. Thân bài
- "Bệnh thành tích" là hiện tượng khi người ta chạy theo thành tích một cách mù quáng, không kiểm soát, thậm chí là bằng mọi cách và mọi thủ đoạn, mặc kệ hậu quả. Trong khi thành tích đích thực là kết quả của sự đánh giá tích cực về công sức và năng lực cá nhân hoặc tổ chức.
- Nguyên nhân của "bệnh thành tích" có thể xuất phát từ thói xấu như làm tốt để được đánh giá cao, nói chữ, thói khoe khang, và các hành vi như khoác lác, bịa đặt, biến không thành có, biến xấu thành tốt để lừa dối bản thân và người khác. Hơn nữa, sự háo danh và tư lợi cũng là nguyên nhân khiến người ta mắc phải "bệnh thành tích". Nhận thức lệch lạc, trình độ yếu kém, và thái độ thiếu trung thực cũng đóng góp vào việc lan truyền "bệnh thành tích". Xã hội hiện đại càng thúc đẩy hiện tượng này khi đồng tiền có sức mạnh thao túng các mối quan hệ xã hội và con người chỉ quan tâm đến hình thức bề ngoài hơn là thực chất.
- Biểu hiện của "bệnh thành tích" rõ ràng ở nhiều lĩnh vực. Trong giáo dục, chất lượng đào tạo có thể bị giả mạo để đạt được thành tích cao. Ở cấp độ cá nhân, việc học vì điểm mà không nắm vững kiến thức là một biểu hiện của "bệnh thành tích". Trong nông nghiệp và công nghiệp, sự chú trọng vào thành tích số liệu mà không quan tâm đến hiệu suất thực sự của công việc cũng là một dạng biểu hiện. Ngay cả trong xây dựng, việc làm ẩu để đạt được thành tích nhanh chóng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
- Tác hại của "bệnh thành tích" làm suy giảm phẩm chất nhân cách, tạo ra sự thiếu trung thực và lừa dối. Nó cũng ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và làm trì hoãn sự phát triển của xã hội.
- Để khắc phục "bệnh thành tích", mỗi người cần nhận thức đúng về năng lực của bản thân và tránh những thái độ khoa trương. Xã hội cần thực hiện các biện pháp kiểm tra và thanh tra chất lượng công việc, đồng thời tăng cường xử lý kỷ luật đối với những người cố tình mắc phải "bệnh thành tích".
c. Kết bài
- Đối diện với "bệnh thành tích", chúng ta cần nhận thức rõ ràng về tính tiêu cực và hại lớn của nó đối với quá trình phát triển của đất nước. Để thực sự tiến bộ, chúng ta cần quyết liệt từ bỏ thói xấu này và tỏ ra trung thực với bản thân.
- Trong bối cảnh hiện nay, khi cửa giao lưu và hội nhập mở rộng ra toàn cầu, "bệnh thành tích" không còn là lựa chọn. Mỗi công dân cần phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trong quá trình học tập và làm việc, chỉ khi đó họ mới có thể đạt được thành công trong sự nghiệp của mình.
- Sự khiêm tốn trong việc học hỏi từ những điều hay và tốt của các nước tiên tiến là chìa khóa quan trọng. Chúng ta cần áp dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nếu mỗi người đều có tinh thần này, không chỉ sẽ giúp chúng ta tiến bộ mà còn giúp định hình mục tiêu quốc gia. Với sự thấu hiểu và áp dụng những kinh nghiệm tích lũy từ các nước phát triển, không mất nhiều thời gian nữa, mục tiêu phấn đấu của chúng ta về dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh sẽ trở thành hiện thực.
-----------------------------
VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc bài: Dàn ý Anh (chị) hãy suy nghĩ của mình về ""bệnh thành tích"" - một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo tài liệu Học tốt Ngữ văn 11, Đề thi học kì 1 lớp 11 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp. Chúc các bạn học sinh học tập hiệu quả!
- Dàn ý Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
- Dàn ý Người xưa có câu: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". Anh (chị) hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên
- Viết bài làm văn số 5 lớp 11 đề 1: Người xưa có câu: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". Anh (chị) hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên
- Dàn ý Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- Dàn ý Anh (chị) hãy trình bày suy ngẫm của mình về "bệnh vô cảm" trong xã hội hiện nay
- Dàn ý Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh (chị), làm thế nào để khắc phục được thái độ đó