Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11

Mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh, VnDoc.com đã cập nhật những thông tin bổ tích để giúp các bạn học sinh học tốt Ngữ văn 11. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Gợi ý trả lời câu hỏi

1. Đây là một mẫu mực về vận dụng kết hợp lập luận phân tích với lập luận so sánh trong một đoạn văn nghị luận. Tác giả đã lập luận như sau:

+ Nêu luận điểm của đoạn văn: Chớ tự kiêu tự đại.

+ Lập luận phân tích bằng các luận cứ (lí lẽ).

- Tự kiêu tự tại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn

mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình.

- Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ.

+ Lập luận so sánh bằng các luận cứ (các đối tượng được so sánh với nhau):

- Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu.

- Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ.

+ Tiểu kết đoạn văn, nhấn mạnh luận điểm bằng cách kết hợp hai thao tác lập luận phân tích và so sánh: Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa đã cạn.

- Sự kết hợp là ở chỗ: từ lập luận phân tích mà có lập luận so sánh văn dùng lập luận so sánh để làm sáng tỏ và nổi bật hơn các ý đã nêu trong lập luận phân tích. Trong đoạn văn này, hai thao tác phân tích và so sánh có tầm quan trọng ngang nhau và cùng kết hợp với nhau để làm cho cách lập luận thêm phong phú, đa dạng, chặt chẽ, có hiệu quả hơn.

2. Các em nên đọc gợi ý SGK để viết thành bài văn nghị luận hoàn chỉnh.

- Sau đây là một dàn bài gợi ý một số đề nhỏ để các em tập viết thành đoạn văn nghị luận có kết hợp các thao tác lập luận:

+ Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương.

+ Nét đẹp dân gian - dân tộc trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

+ Nét đẹp mà em tâm đắc nhất trong hình ảnh người nghĩa sĩ đánh giặc qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

3. a), b) các em tự làm

c) Trong chuỗi những câu chuyện thú vị về các vị lãnh đạo các nước đến thăm nước ta trong những ngày qua, bên cạnh những điều gây tò mò của đoàn Tổng thống Mĩ “tiền hô hậu ủng” đông đảo, ồn ào và... tốn kém, sự việc Thủ tướng Xinh-ga-po Lí Hiển Long đi máy bay thương mại, mà còn là máy bay giá rẻ, chỉ như một nốt nhạc trầm nhưng lại tạo nên nhiều vang hưởng trong dư luận. Mọi người ngạc nhiên Uà thú vị trước Uiệc Thủ tuởng Xỉnh-ga-po đi máy bay Tai-gơ E-uây, giá vé chỉ trên 100 đô-la Xinh-ga-po, loại máy bay không hề có hạng thương gia, và không có cả chuyện phục Uụ ăn uống, nghĩa là thật sự bình dân! Trong chuyến đi này, vị Thủ tướng chỉ có “đặc quyền” duy nhất là không phải xếp hàng lên máy bay giành chỗ (cô thư kí của ông làm điều này).

Rồi mọi người bàn tán: Thủ tướng đi máy bay giá rẻ thì điều gì xảy ra? Tất nhiên, cái lợi dễ thấy nhất là ngân sách quốc gia Xinhga-po sẽ tiết kiệm được một khoản tiền. Giá vé Tai-gơ E-uây thấp hơn giá vé Xinh-ga-po E-lai-nơ 5 - 6 lần. Đã đành, so với ngân sách khổng lồ giàu có của Xinh-ga-po, khoản tiền tiết kiệm đó cũng chẳng đáng là bao. Nhưng tiết kiệm vẫn là tiết kiệm, và khi ông Thủ tướng tiết kiệm thì đó sẽ là bài học nhắc nhở nhiều quan chức khác phải chừng mực khi sử dụng tiền ngân sách.

Tuy nhiên, cái lợi này xem ra cũng chỉ là... chuyện nhỏ. Hình ảnh Thủ tướng Lí bước chân lên chiếc máy bay vẽ hình con cọp chắc chắn sẽ là một sự quảng bá hiệu quả cho hãng hàng không này. Việc ông Thủ tướng bay Uới Tai-gơ E-uây cũng xem như lời mời chào mọi người: “Nào còn ngại ngần gì mà không sử dụng dịch Uụ bay giá thấp”. Khi ông Thủ tướng “quảng cáo không công” cho một hãng hàng không “sinh sau đẻ muộn”, các doanh nghiệp nhỏ Uà Uừa khác của Xinh-ga-po coi như đã được cam kết rằng “Chính phủ sẩn sàng ủng hộ tối đa cho sự phát triển của các bạn.”.

Như những cơn mưa rào rải đều khắp làm đồng ruộng, vườn tược tốt tươi, nền kinh tế của Xinh-ga-po sẽ có cơ hội phát triển đều khắp khi mỗi doanh nghiệp được đối xử công bằng Uà được trao cơ hội ngang nhau để cùng “làm ăn phát tài”. Và đây mới chính là cái lợi lớn đem đến cho nền kinh tế, cho sự phát triển chung. (Theo báo điện tử tuoitreonline, ngày 25 - Il- 2006).

----------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh, để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 11. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài soạn văn mẫu bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Ngữ văn 11

    Xem thêm