Soạn bài 11 Chiều tối
Soạn văn lớp 11 ngắn gọn
Để giúp các bạn học sinh lớp 11 có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn văn 11 bài: Chiều tối, tài liệu đã được VnDoc tổng hợp chi tiết và ngắn gọn sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ các bạn học sinh học tốt Ngữ văn. Mời các bạn tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
- Soạn văn 11 bài: Thao tác lập luận bác bỏ
- Soạn văn 11 bài: Tràng giang
- Soạn văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
- Soạn văn 11 bài: Viết bài làm văn số 6 - Nghị luận xã hội
- Soạn văn 11 bài: Đây thôn Vĩ Dạ
- Soạn văn 11 bài: Từ ấy
Soạn văn lớp 11 bài Chiều tối
Dưới đây là Soạn văn 11 bài Chiều tối bản rút gọn, kích vào đây nếu bạn muốn tham khảo Soạn văn 11 bài Chiều tối bản đầy đủ.
I. Vài nét về tác phẩm
a. Tập Nhật kí trong tù
- Là tập nhật kí bằng thơ được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ từ mùa thu năm 1942 – 1943 tại tỉnh Quảng Tây.
- Tập thơ gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù).
b, Bài thơ Chiều tối (Mộ) là bài thứ 31 trong tập thơ Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí).
Cảm hứng của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa
- Câu thơ thứ 1: dịch khá sát.
- Câu thơ thứ 2: dịch chưa hết ý thơ
+ Cô vân: chòm mây cô đơn, lẻ loi.
→ Bản dịch thiếu mất chữ “cô”.
+ Mạn mạn: trôi chầm chậm, uể oải, mệt mỏi
→ Bản dịch “trôi nhẹ” không diễn tả hết ý của câu thơ.
=> Câu thơ thứ 2 bản dịch chưa diễn tả hết được sự mệt mỏi, vất vả của người tù sau một ngày đi đường vất vả.
Câu thơ thứ 3:
+ Sơn thôn thiếu nữ - dịch cô em xóm núi làm mất đi sắc thái trang trọng của câu thơ.
+ Lặp ma bao túc - bao túc ma hoàn: bản dịch chưa chuyển tải được vòng quay của chiếc cối → nhịp điệu khẩn trương, hối hả.
+ Phiên âm không có chữ “tối” bản dịch đưa ra thêm chữ “tối” không cần thiết.
- Câu thơ thứ 4: dịch tương đối thoát ý.
Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu
* Bức tranh thiên nhiên:
- Không gian: rộng lớn.
- Thời gian: chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày → mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi.
- Cảnh vật:
+ Chim mỏi: biểu tượng cho buổi chiều tà → cảm nhận trạng thái bên trong của sự vật.
+ Chòm mây cô đơn đang trôi giữa bầu trời bao la.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng hình ảnh ước lệ, tượng trưng, bút pháp chấm phá.
+ Nghệ thuật tương phản: tìm về (của cánh chim) >< trôi đi (của tầng mây); rừng (có đích, có nơi chốn) >< tầng không (không có đích, gợi sự vô định).
→ Bức tranh thiên nhiên đẹp, buồn nơi núi rừng.
* Vẻ đẹp tâm hồn Bác:
- Yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên.
- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác.
Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Bức tranh đời sống qua hai câu thơ cuối
- Hình ảnh:
+ Thiếu nữ say ngô: người lao động khỏe khoắn trẻ trung → con người là trung tâm của bức tranh, xuất hiện trong tư thế lao động.
+ Lò than rực hồng: tạo cảm giác ấm áp, xua tan cái lạnh chiều tối.
→ Chữ “hồng” làm bừng sáng bài thơ, tứ thơ vận động từ bóng tối ra ánh sáng → tinh thần lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng thi pháp cổ điển lấy ánh sáng để tả bóng tối.
+ Điệp từ: ma bao túc – bao túc ma hoàn.
=> Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối với sự xuất hiện của con người đã khiến cảnh vật trở nên ấm áp, tươi vui. Sự vận động của hình ảnh thơ từ bóng tối hướng ra ánh sáng thể hiện niềm lạc quan, tình yêu cuộc sống của nhà thơ. Dù trong hoàn cảnh nào Người vẫn ung dung, tự tại.
Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
- Nghệ thuật tả cảnh: Bút pháp gợi tả chân thực, vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường).
- Ngôn ngữ bài thơ được sử dụng linh hoạt và sáng tạo.
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ trong bài Chiều tối:
- Vận động từ không gian rộng lớn lạnh lẽo của rừng núi về không gian ấm cúng của cảnh sinh hoạt gia đình.
- Từ tâm trạng uể oải, mệt mỏi, cô đơn, buồn đến niềm vui, niềm tin yêu vào cuộc sống.
- Nhân vật trữ tình không hài hòa vào thiên nhiên mà trở thành trung tâm.
- Sự vận động từ ánh chiều âm u, tăm tối đến ánh lửa hồng, rực rỡ, ấm áp, từ nỗi buồn đến niềm vui.
Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Trong bài thơ Chiều tối, hình ảnh đẹp nhất, thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh là hình ảnh cô gái xay ngô tối và bếp lửa hồng: Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe khoắn bên ngọn lửa hồng gợi hơi ấm sự sống, chút niềm vui, hạnh phúc.
Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Thép và tình trong thơ Hồ Chí Minh (biểu hiện rõ nhất qua tập Nhật kí trong tù):
- Chất thép chính là cái dũng khí kiên cường, phong thái ung dung tự tại, lạc quan yêu đời.
- Chất tình là tình cảm dào dạt với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
Trong bài thơ Chiều tối: Thiên nhiên được cảm thụ theo một quan điểm riêng và thể hiện theo một búp pháp riêng. Thiên nhiên trong bài thơ đồng điệu với lòng người. Nó khắc sâu tình yêu quê hương, yêu cuộc sống và khát khao tự do.
------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn 11 bài: Chiều tối. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được đôi nét về tác giả tác phẩm, hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa cũng như phần luyện tập. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11 nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu đọc bài thơ Chiều tối, Đề thi học kì 2 lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.