Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11

Để học tốt Ngữ văn lớp 11, VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh, qua bộ tài liệu chắc chắn các bạn học sinh sẽ có kết quả cao hơn trong học tập. Mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Gợi ý trả lời câu hỏi

1. Tình cảm khi về thăm quê hương trong hai bài thơ của Hạ Tri Chương và của Chế Lan Viên.

- Điểm giống nhau: Cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao.

+ Khi đi trẻ, lúc về già (Hạ Tri Chương)

+ Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi (Chế Lan Viên)

- Khi trở về, cả hai đều trở thành “người xa lạ” trên chính quê hương của mình.

+ Hỏi rằng: Khách chốn nào lại chơi? (Hạ Tri Chương) vì không còn ai nhận ra mình là người cùng quê cả.

+ Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người (Chế Lan Viên) vì quê hương đã biến đổi sau chiến tranh, không còn cảnh cũ người xưa nữa.

- Kết luận: Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm. Cảnh vật, tình cảm con người đã có bao nhiêu biến đổi. Đó là điều dĩ nhiên. Tuy thế, giữa người xưa và người nay vẫn có những nét tương đồng. Đọc người xưa cũng là dịp để hiểu người nay sâu sắc hơn.

2. Học cũng có lch như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. Mùa xuân, mùa thu ở dây chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu thu hoạch còn ít, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều hơn. Học hành cũng vậy. Cùng với thời gian, vỡ vạc dần, tiến bộ dần, người học rồi sẽ có những tiến bộ lớn. Đây là một câu so sánh để ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập.

3. So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài Tự tình (bài I) và Chiều hôm nhớ nhà. (Ở đây chỉ so sánh ngôn ngữ thơ chứ không bàn đến thân thế và tài năng của tác giả).

- Trước hết, hai bài thơ có những điểm giống nhau: cùng là thơ bảy chữ, tám câu (thất ngôn bát cú); cả hai đều gieo vần, và tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối (ở câu 3 + 4 và 5 + 6).

- Nhưng hai bài thơ khác nhau ở cách dùng chữ:

+ Thơ của Hồ Xuân Hương dùng ngôn ngữ hằng ngày (tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiếng thêm rền rĩ, khắp mọi chòm,...) kể cả những chữ có phần hiểm hóc (cớ sao Om, duyên để mõm mòm, chịu già tom) chỉ có một câu có nhiều từ Hán Việt: Tài tử văn nhân ai đó tá?

+ Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ ngữ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ, nỗi hàn ôn. Nhiều từ là thi liệu quen thuộc trong văn chương cổ điển: ngàn mai, dặm liễu. Sự khác nhau về ngôn ngữ đó tạo ra sự khác nhau về phong cách:

+ Một phong cách gần gũi, bình dân, tuy có xót xa nhưng vẫn tinh nghịch, hiểm hóc (Hồ Xuân Hương).

+ Một phong cách trang nhã đài các, tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu (Bà Huyện Thanh Quan). Cả hai bài thơ đều hay nhưng theo hai phong cách khác nhau.

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh, để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 11. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài soạn văn mẫu Viết đoạn văn lập luận so sánh mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Ngữ văn 11

    Xem thêm