Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Chạy giặc
Giải bài tập Ngữ văn lớp 11
Để học tốt Ngữ văn lớp 11, VnDoc.com mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Chạy giặc, chắc chắn đây sẽ là nguồn thông tin hay dành cho các bạn học sinh khai thác để có kết quả cao hơn trong học tập.
Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Thao tác lập luận so sánh
Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Xin lập khoa luật
Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Chiếu cầu hiền
Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Thực hành về thành ngữ, điển cố
Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 11: Chạy giặc
Hiện nay chưa thấy tài liệu nào nói rõ thời điểm ra đời của bài thơ Chạy giặc. Chạy giặc là một trong số những bài thơ Nôm xuất sắc của Nguyễn Đình Chiểu. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nhất là nội dung tác phẩm, có người cho rằng bài thơ này đã được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (ngày 17 - 2 - 1859). Chạy giặc (có sách ghi là Chạy Tây) là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
Trọng tâm của bài
* Bức tranh hiện thực sâu sắc của cảnh chạy giặc Trong khuôn khổ của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại một bức tranh chạy giặc thật sinh động, vừa cụ thể vừa khái quát bằng một con mắt nhìn hiện thực sâu sắc. Có cái đột ngột, bàng hoàng, tan tác của cảnh chạy giặc khi tiếng súng xâm lược đã nổ:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Và sau đó là cảnh mất mát đau thương do bọn giặc gây ra trên quê hương nhà thơ. Tội ác của quân cướp nước và nỗi đau của nhân dân ta đã được dồn nén trong hai câu thơ có sức khái quát cao:
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
*Nỗi lòng của nhà thơ trước cảnh chạy giặc Xen vào bức tranh chạy giặc là nỗi lòng của nhà thơ. Ông đau xót trước “bàn cờ thế phút sa tay”, trước cảnh “lũ trẻ lơ xơ chạy” và cả “bầy chim dáo dác bay”. Càng đau xót hơn là cảnh nhà cửa bị thiêu cháy và của tiền tan thành bọt nước. Trong nỗi đau đó, ta nhận ra lòng căm thù sâu sắc quân xâm lược của nhà thơ được bộc lộ một cách gián tiếp. Còn đối với triều đình phong kiến, tác giả bộc lộ trực tiếp nỗi lòng của mình qua một câu hỏi nhức nhối, đầy mỉa mai: Hỏi trang dẹp loạn rày đâu Uắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này? Tất cả đã nói lên lòng yêu nước thiết tha và sâu sắc của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
-----------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Chạy giặc, để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 11. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài soạn văn mẫu bài Chạy giặc và đọc lại bài thơ Chạy giặc mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.