Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
Giải bài tập Ngữ văn lớp 11
Để học tốt Ngữ văn lớp 11, VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng, tài liệu bao gồm cách gợi ý trả lời câu hỏi bài tập sẽ giúp các bạn học sinh học Ngữ văn 11 một cách dễ dàng hơn. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Thao tác lập luận so sánh
Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Viết bài làm văn số 3 - Nghị luận văn học
Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 11: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
Gợi ý trả lời câu hỏi
1. Trong bài Câu cá mùa thu, tất cả các từ đều được dùng với nghĩa gốc, không có từ nào dùng theo nghĩa chuyển.
a) Trong câu thơ Lá làng trước gió khẽ đưa lèo, từ lá được dùng theo nghĩa gốc. Đó là nghĩa: chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, thường có hình dáng mỏng, có bề mặt. Nghĩa này có ngay từ đầu khi từ lá xuất hiện trong tiếng Việt.
b)
- lá dùng với các từ chỉ bộ phận cơ thể người.
- lá dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.
- lá dùng với các từ chỉ vật bằng vải.
- lá dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ,...
- lá dùng với các từ chỉ kim loại. Tuy trong các trường hợp trên, từ lá dùng ở các trường nghĩa khác nhau, nhưng vẫn có điểm chung:
- Khi dùng với các nghĩa đó, từ lá gọi tên các vật khác nhau, nhưng các vật đó có điểm giống nhau (tương đồng): đó đều là các vật có hình dáng mỏng, dẹt như cái lá cây.
- Do đó các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau: đều có nét nghĩa chung (chỉ thuộc tính có hình dáng mỏng như lá cây).
2. Có nhiều từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận thân thể người, nhưng có thể được chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Thường dùng nhất là các từ: tay, chân, đầu, miệng, tim, mặt, lưỡi,...
Ví dụ:
- Trinh sát của ta đã tóm được một cái lưỡi, (Ý nói bắt được một tù binh để khai thác tin tức bí mật của đối phương - cái lưỡi là cơ quan nói năng của con người).
- Nó thường giữ chân hậu vệ trong đội bóng của trường (cầu thủ).
- Nhà ông ấy có năm miệng ăn (năm người).
- Giăng Van-giăng trong truyện “Những người khốn khổ” là một trái tim nhân hậu (người nhân hậu).
- Đó là những gương mặt mới trong làng thơ Việt Nam (người làm thơ).
3. Các từ chỉ vị giác là: mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi,... Một số ví dụ trong đó các từ này chuyển nghĩa để chỉ:
Đặc điểm của âm thanh, lời nói:
+ Nói ngọt lọt đến xương.
+ Những lời mời mặn nồng, thăm thiết.
- Mức độ của tình cảm, cảm xúc:
+ Tình cảm ngọt ngào của mọi người làm tôi rất xúc động.
+ Nó đã nhận ra nỗi cay đắng trong tình cảm gia đình.
+ Anh ấy đang mải mê nghe câu chuyện bùi tai.
4. Từ cậy có từ nhờ là từ đồng nghĩa. Chúng có sự giống nhau về nghĩa: “bằng lời nói tác động đến người khác với mục đích mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó”. Nhưng cậy khác từ nhờ ở nét nghĩa: dùng cậy thì thể hiện được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác. Do đó, Thuý Kiều dùng từ cậy là thể hiện sự tin tưởng ở Thuý Vân trong sự thay thế mình. Từ chịu có các từ đồng nghĩa là nhận, nghe, vâng (kết hợp với từ lời) vì đều chỉ sự đồng ý, sự chấp thuận với lời người khác. Tuy thế, các từ đó vẫn có sắc thái khác nhau:
+ nhận: sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường.
+ nghe, vâng: đồng ý, chấp thuận của kể dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng.
+ chịu (lời): thuận theo lời người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có thể không ưng ý. Thuý Kiều dùng từ chịu để nói rằng việc thay thế là việc có thể Thuý Vân không ưng ý nhưng hãy vì tình chị em mà nhận lời.
5. a) Chọn canh cánh vì:
- Các từ khác, nếu dùng, chỉ nói đến một tấm lòng nhớ nước như một đặc điểm nội dung của tác phẩm Nhật kí trong tù.
- Từ canh cánh khắc hoạ tâm trạng day dứt triền miên của tác giả Hồ Chí Minh. Khi dùng từ canh cánh thì cụm từ chủ ngữ “Nhật kí trong tù” được chuyển nghĩa: không chỉ thể hiện tác phẩm, mà còn biểu hiện con người, tức tác giả (nhân hoá Nhật kí trong tù).
b) Chỉ có thể dùng ở câu này từ: liên can. Còn các từ khác không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp.
c) Cặc từ bầu bạn, bạn hữu, bạn, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn, nhưng khác nhau chỗ:
- Bầu bạn có nghĩa khái quát, chỉ cả một tập thể nhiều người, lại có sắc thái gần gũi của khẩu ngữ. Ở câu văn trong bài, chủ ngữ nói đến Việt Nam (số ít) nên không thể dùng từ bầu bạn.
- Bạn hữu lại có ý nghĩa cụ thể, chỉ những người bạn thân thiết, cho nên không phù hợp để nói về quan hệ giữa các quốc gia.
- Bạn bè cũng có nghĩa khái quát và còn có sắc thái thân mật, nhưng Việt Nam (số ít) nên không thể dùng từ này.
Do vậy, câu này chỉ có thể điền từ bạn.
-------------------------------
VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng, để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 11. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài soạn văn mẫu bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.