Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Viết bài làm văn số 3 - Nghị luận văn học

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11

VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Viết bài làm văn số 3 - Nghị luận văn học, với nội dung mà VnDoc.com tổng hợp bao gồm những gợi ý hay để giúp các bạn học sinh làm bài viết số 3 được tốt hơn. Qua bộ tài liệu này chắc chắn các bạn học sinh sẽ học tốt Ngữ văn 11.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 11: Viết bài làm văn số 3 - Nghị luận văn học

Gợi ý trả lời câu hỏi

Đề 1

So sánh tài sắc của Thuý Vân và Thuý Kiều, Nguyễn Du đã tả Thuý Vân:

Vân xem trang trọng khác Uời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Đó là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu của Thuý Vân, nhưng Thuý Kiều còn đẹp hơn:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thuỷ, nét xuân Sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc dành đòi một, tài dành hoạ hai.

Thuý Kiều chẳng những rất đẹp, nàng còn rất tài hoa (giỏi thơ, giỏi hoạ, giỏi đàn) và có tâm hồn đa sầu, đa cảm. Tâm hồn ấy còn tìm đến những khúc ca ai oán:

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân.

Nguyễn Du quan niệm tạo hoá hay ghen ghét với những người tài sắc (Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen). Tài sắc của Thuý Kiều như báo trước số phận mười lăm năm lưu lạc của nàng. Đoạn trích này thể hiện kín đáo dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du.

Đề 2

Nguyễn Khuyến và Tú Xương cùng sống trong một thời đại (buổi đầu của thời đại thực dân nửa phong kiến nước ta, với bao điều nhố nhăng, bất công, tàn ác,...).

Cả hai đều có nỗi niềm chung: đau xót và căm ghét. Nhưng thân thế và hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến và Tú Xương có chỗ khác nhau: Nguyễn Khuyến đỗ đạt, có khoa danh,... còn Tú Xương tám lần đi thi chỉ đỗ tú tài và không được bổ dụng, cảnh nhà nheo nhóc, túng thiếu. Giọng thơ của hai tác giả cũng khác nhau: Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý; Tú Xương mạnh mẽ, cay độc (tìm những câu thơ thích hợp để dẫn chứng).

Đề 3

Đọc bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ta thấy hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ: mộc mạc, chất phác, không quen chiến đấu (dẫn chứng) nhưng rất mực nghĩa khí, căm thù quân xâm lược, xả thân chống giặc (dẫn chứng). Đây là hình tượng người nông dân - anh hùng chống ngoại xâm Xuất hiện lần dầu tiên trong một tác phẩm văn học Việt Nam.

Đề 4

Các em chỉ nói một vài điều thấm thía và xúc động nhất khi tìm hiểu cuọc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Mỗi cá nhân có một cảm nhận riêng, cần diễn đạt suy nghĩ và cảm nhận của mình một cách chân thành. Đây là dạng đề yêu cầu các em vừa phải vận dụng những kiến thức văn học sử, vừa phải trình bày những suy nghĩ riêng của mình.

-------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Viết bài làm văn số 3 - Nghị luận văn học, để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 11. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài văn mẫu số 3 đề 1, bài văn mẫu số 3 đề 2, bài văn mẫu số 3 đề 3, bài văn mẫu số 3 đề 4 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Ngữ văn 11

    Xem thêm