Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11

Để học tốt Ngữ văn lớp 11, VnDoc.com mời các bạn học sinh hãy tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945, VnDoc đã tổng hợp đặc điểm và thành tựu cơ bản của văn học Việt Nam sẽ giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945

* Có hai ý mà các em cần nắm sau:

- Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

* Tìm hiểu cụ thể:

1. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 Các em cần tập trung phân tích và làm sáng tỏ những đặc điểm sau: (1) Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá.

Đây là đặc điểm nói về khuynh hướng phát triển của văn học thời kì này.

- Ở phần này, trước hết, em cần phân tích, khắc hoạ để thấy được bối cảnh rộng lớn của văn học và những nguyên nhân làm cho nền văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá. Văn học thời kì này không tự nhiên mà có. Cơ sở, điều kiện hình thành và phát triển của nó chính là hoàn cảnh lịch sử - xã hội, văn hoá. Định hướng cho phần này là chỉ nói những gì thuộc về hoàn cảnh lịch sử - xã hội và văn hoá có liên quan, có tác động trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của văn học.

- Xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 biến đổi theo hướng hiện đại (về kinh tế, về cơ cấu xã hội, về văn hoá,...).

- Trong sự thay đổi chung của xã hội, văn hoá Việt Nam thời kì này cũng có sự thay đổi. Từ đầu thế kỉ XX, văn hoá Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của phong kiến Trung Quốc, tiếp xúc với văn hoá phương Tây mà chủ yếu là văn hoá Pháp. Đây là thời kì “mưa Âu, gió Mĩ”, “Á - Âu xáo trộn”, cũ - mới giao tranh. Chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây ở cả hai chiều tiến bộ và lạc hậu, nền văn hoá Việt Nam thời kì này đã chuyển biến theo hướng hiện đại, từng bước lấn át nền văn hoá cổ truyền phong kiến có bề dày hàng nghìn năm. Một cuộc vận động văn hoá đã được dấy lên, chống lại lễ giáo phong kiến hủ lậu, đòi giải phóng cá nhân.

- Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự phát triển nền văn hoá dân tộc (trong thời kì Mặt trận Dân chủ, nhất là sau khi có Đề cương văn hoá Việt Nam, 1943). Đây chính là nhân tố quan trọng làm cho nền văn hoá nước ta phát triển theo chiều hướng tiến bộ và cách mạng, bất chấp âm mưu của kẻ địch trong việc nuôi dưỡng một thứ văn hoá có tính chất cải lương và nô dịch.

- Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh; chữ quốc ngữ dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm, phong trào dịch thuật phát triển, lớp trí thức “Tây học” thay thế lớp trí thức Nho học, đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hoá thời kì này.

Tất cả những nhân tố trên đã tạo nên những điều kiện cho sự hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại và làm cho nền văn học nước nhà phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá.

Sau đó, các em tìm hiểu đặc điểm thứ nhất của văn học thời kì này: Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá.

- Trước hết, phải xác định khái niệm hiện đại hoá: Hiện đại hoá được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới. Nội dung hiện đại hoá văn học diễn ra trên mọi mặt, ở nhiều phương diện.

Trước hết là sự thay đổi quan niệm về văn học: từ “văn chương chở đạo”, “thơ nói chí” của văn học trung đại chuyển sang quan niệm văn chương như một hoạt động nghệ thuật đi tìm và sáng tạo cái đẹp; văn chương để nhận thức và khám phá hiện thực. Văn học thời hiện đại đã tách ra khỏi các hoạt động trước tác khác, không còn tình trạng “văn, sử, triết bất phân” như trước nữa. Cũng từ đây, văn học thoát khỏi những quan niệm thẩm mĩ và hệ thống thi pháp của văn học trung đại (tính quy phạm chặt chẽ, hệ thống ước lệ tượng trưng, tính chất sùng cổ, phi ngã,...). Về mặt chủ thể sáng tạo, quá trình hiện đại hoá văn học cũng dẫn đến sự thay đổi kiểu nhà văn: từ các nhà nho sang kiểu nhà văn nghệ sĩ mang tính chuyên nghiệp; thay đổi về công chúng văn học: từ tầng lớp nho sĩ sang tầng lớp thị dân. Một nội dung quan trọng hàng đầu của hiện đại hoá văn học là xây dựng, phát triển nền văn xuôi tiếng Việt, nói rộng ra là hiện đại hoá hệ thống thể loại văn học. Ngoài ra, sự đổi mới còn được thể hiện qua việc xuất hiện các thể loại mới, chưa từng có trong văn học các giai đoạn trước như kịch nói, phóng sự và phê bình văn học. Dựa vào SGK, các em cần nắm được quá trình hiện đại hoá của văn học thời kì này diễn ra qua ba giai đoạn:

+ Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920).

+ Giai đoạn thứ hai (khoảng từn ăm 1920 đến năm 1930).

+ Giai đoạn thứ ba (khoảng từ năm 1930 đến năm 1945). Ở mỗi giai đoạn, các em cần dẫn chứng để chỉ ra vài tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Hiện đại hoá văn học là một quá trình. Ở hai giai đoạn đầu, đặc biệt là ở giai đoạn thứ nhất, văn học còn bị nhiều ràng buộc, níu kéo của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời của văn học. Đến giai đoạn thứ ba, công cuộc hiện đại hoá mới thực sự toàn diện và sâu sắc, hoàn tất quá trình hiện đại hoá văn học.

- Để làm rõ đặc điểm văn học phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá, các em có thể chọn, phân tích quá trình hiện đại hoá thơ ca của một số nhà thơ tiêu biểu cho từng giai đoạn: thơ Phan Bội Châu (giai đoạn thứ nhất), thơ Tản Đà (giai đoạn thứ hai) và thơ Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới (giai đoạn thứ ba). (2) Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển. Do đặc điểm của một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành hai bộ phận: công khai và không công khai. Văn học công khai là văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Văn học không công khai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật.

- Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ nên bộ phận văn học công khai lại phân hoá thành nhiều xu hướng, trong đó nổi lên hai xu hướng chính là văn học lãng mạn và văn học hiện thực.

+ Căn cứ vào SGK, các em cần nắm được đặc trưng của văn học lãng mạn: Làm rõ những đóng góp và hạn chế của dòng văn học này, chỉ ra sự phong phú, phức tạp, tính chất không thuần nhất cua nó.

+ Dựa vào SGK, các em chỉ ra được những nét đặc trưng của văn học hiện thực, những đóng góp cũng như hạn chế của nó. Điều đáng lưu ý là không nên có sự phân biệt quá rạch ròi giữa văn học lãng mạn và văn học hiện thực,

- Ở bộ phận văn học không công khai có thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là thơ của các chí sĩ và các chiến sĩ cách mạng sáng tác trong tù. Dựa vào SGK, các em nêu lên khái quát về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của văn học cách mạng. Nhìn tổng quát, giữa các bộ phận, các xu hướng và trào lưu văn học luôn luôn có sự đấu tranh với nhau về xu hướng chính trị và quan điểm nghệ thuật. Nhưng trong thực tế, ít nhiều chúng vẫn có sự tác động lẫn nhau để cùng phát triển.

(3) Văn học phát triển với một tốc độ rất nhanh. Đặc điểm này nói lên tốc độ phát triển của văn học thời kì này.

- Căn cứ vào SGK, các em có thể hiểu được sự phát triển hết sức nhanh chóng của nhiều thể loại văn học (tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, tuỳ bút, thơ, lí luận và phê bình văn học).

Sự phát triển mạnh mẽ của thơ qua phong trào Thơ mới. Trong vòng chưa đầy 15 năm, Thơ mới liên tục phát triển với những tác giả tiêu biểu nhất cho từng chặng: Thế Lữ (tiêu biểu nhất ở chặng 1932 - 1935), Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong phong trào Thơ mới - đỉnh cao của Thơ mới ở chặng thứ hai (1936 - 1939),... Cũng có thể làm rõ sự phát triển nhanh chóng của văn học thời kì này qua tiểu thuyết hoặc truyện ngắn.

- Những nguyên nhân làm cho văn học thời kì này phát triển hết sức nhanh chóng; do sự thúc bách của yêu cầu thời đại; sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc (nguyên nhân chính); sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân. Ngoài ra còn có thể nói đến một lí do khác: thời kì này, văn chương đã trở thành một thư hàng hoá, viết văn đã trở thành một nghề kiếm sống. Đây là lí do thiết thực, một nhân tố kích thích người cầm bút.

2. Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ dầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Thành tựu về nội dung tư tưởng: Văn học Việt Nam có hai truyền thống lớn: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến 1945 đã kế thừa và phát huy những truyền thống đó, đồng thời đem đến cho văn học thời kì này một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ. Đến thời kì văn học này, chủ nghĩa nhân dạo có thêm nội dung mới gắn liền với sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Dựa vào SGK, các em có thể phân tích làm rõ thành tựu về nội dung tư tưởng nói trên của văn học thời kì này.

Lưu ý: Các bộ phận vă n học (công khai và không công khai), các xu hướng văn học (lãng mạn, hiện thực, yêu nước và cách mạng) đều mang nội dung tư tưởng trên, nhưng có những dạng biểu hiện khác nhau những mức độ khác nhau.

- Thành tựu về thể loại và ngôn ngữ văn học.

Dựa vào SGK, các em cần nắm được những thành tựu về ngôn ngữ và thể loại văn học (chủ yếu nhấn mạnh thành tựu về thể loại). Đồng thời, thành tựu về sự cách tân hiện đại hoá, hai thể loại quan trọng nhất: tiểu thuyết và thơ.

Lưu ý: Tiểu thuyết trung đại có những đặc điểm sau: thường vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung quốc, tập trung vào việc xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn; kết cấu theo kiểu chương hồi và theo công thức (chẳng hạn: gặp gỡ - li biệt - đoàn tụ); kết thúc có hậu, truyện được thuật kể theo trình tự thời gian tự nhiên, nhân vật thường phân tuyến rạch ròi (chẳng hạn thiện - ác, trung - nịnh, khôn ngoan - ngu đần,...).

Tiểu thuyết hiện đại xoá bỏ những đặc điểm trên của văn học trung đại. Nó lấy tính cách nhân vật làm trung tâm, chú trọng xây dựng tính cách hơn là cốt truyện, đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Tiểu thuyết hiện đại trần thuật không theo thời gian tự nhiên mà rất linh hoạt, kết thúc thường không có hậu, bỏ ước lệ, dùng bút pháp tả thực; lời văn tự nhiên gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày,...

Thơ mới khác thơ trung đại ở chỗ nó phá bỏ các quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ của thơ trung đại (về niêm luật, điển cố, hình ảnh ước lệ,...).

Thơ mới là tiếng nói của “cái tôi” cá nhân trước tạo vật và trước cuộc đời. Thoát ra khỏi những quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ dày đặc của thơ trung đại, “cái tôi” Thơ mới được giải phóng về tình cảm, cảm xúc, đồng thời nó trực tiếp nhìn thế giới bằng cặp mắt “xanh non” nên đã phát hiện ra nhiều điều mới lạ về thiên nhiên và lòng người. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ba đặc điểm cơ bản: đổi mới theo hướng hiện đại hóa; hình thành hai bộ phận với nhiều xu hướng văn học, phát triển hết sức nhanh chóng. Thành tựu chủ yếu của văn học thời kì này là đã kế thừa và phát huy những truyền thống lớn nhất, sâu sắc nhất của Uăn học Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ.

Về nghệ thuật, văn học thời kì này đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, gắn liền với kết quả cách tân về thể loại và ngôn ngữ. Có được 1 hưng thành tựu nói trên chủ yếu là do sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của dân tộc được nuôi dưỡng và phát triển trong các phong trào yêu nước cách mạng và do sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân.

Gợi ý trả lời câu hỏi

Các em xem lại phần hướng dẫn học bài ở trên để trả lời các câu hỏi.

-----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945, để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 11. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài soạn văn mẫu bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Ngữ văn 11

    Xem thêm