Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Ngữ cảnh

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11

Để học tốt Ngữ văn lớp 11, VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Ngữ cảnh, với cách gợi ý trả lời câu hỏi bài tập mà VnDoc.com đã tổng hợp chắc chắn đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích để các bạn học sinh học có kết quả cao hơn trong học tập.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 11: Ngữ cảnh

Gợi ý trả lời câu hỏi

Luyện tập

1. Đây là hai câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Cần căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác bài văn tế để thấy được các chi tiết trong hai câu văn đều bắt nguồn từ hiện thực. HS cần xem lại các chú thích về hai câu văn trong bài học ở phần đọc hiểu. Câu văn trong bài văn tế xuất phát từ bối cảnh: tin tức về kẻ địch đến đã phong thanh mười tháng nay mà lệnh quan (đánh giặc) thì vẫn còn chờ đợi. Người nông dân đã thấy rõ hình ảnh dơ bẩn của kẻ thù và căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng.

2. Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi... Câu thơ là sự diễn tả tình huống, còn tình huống là nội dung đề tài của câu thơ. Tất nhiên, ngoài sự diễn tả tình huống, câu thơ còn bộc lộ tâm sự của nhân vật trữ tình - của chỉnh tác giả, một người phụ nữ lận đận, trắc trở trong tình duyên.

3. Các em cần xem lại (hoặc nhớ lại) bài thơ Thương vợ của Tú Xương (cả phần Tiễu dẫn và các chú thích từ ngữ cuối bài thơ). Từ hoàn cảnh về cuộc sống của nhà thơ, có thể thấy vợ Tú Xương là một người tần tảo, chịu thương chịu khó làm ăn để nuôi chồng, nuôi con. Bà kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Những chi tiết trong hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh tình huống cho nội dung của các câu thơ trong bài (6 câu thơ đầu). Ví dụ việc dùng thành ngữ một duyên hai nợ không phải chỉ để nói đến nỗi vất vả của bà Tú, mà xuất phát từ chính ngữ cảnh sáng tác: bà Tú phải làm để nuôi cả con và chồng (ông Tú).

4. Các em cần xem lại (hoặc nhớ lại) bài thơ Vịnh khoa thi Hương ở phần Đọc thêm (cả phần Tiểu dẫn và các chú thích từ ngữ). Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài Rõ nhất là sự kiện vào năm Đinh Dậu (1897), chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên (nhà nước) đã tổ chức cho các sĩ tử Hà Nội xuống thi chung ở trường Nam Định. Trong kì thi đó, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Đu-me đã cùng vợ đến dự. Những sự kiện đó chính là ngữ cảnh tạo nên các câu thơ.

5. Bài tập đã nêu tình huống (bối cảnh giao tiếp hẹp): Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau. Trong tình huống đó, người ta không đường đột hỏi về những chuyện riêng tư (có hay không có đồng hồ), mà chỉ có thể hỏi nhau về những đề tài khách quan, có quan hệ đến mọi người. Cho nên câu hỏi của người đi đường cần hiểu là không phải nói về đề tài đồng hồ, mà nói về thời gian, nhằm mục đích nêu nhu cầu cần biết thông tin về thời gian.

--------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Ngữ cảnh, để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 11. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài soạn văn mẫu bài Ngữ cảnh mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Ngữ văn 11

    Xem thêm