Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Cha con nghĩa nặng
Giải bài tập Ngữ văn lớp 11
VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Cha con nghĩa nặng, đây là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh tham khảo để học tốt Ngữ văn 11, mời các bạn học sinh cùng thầy cô tham khảo.
Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Ôn tập phần Văn học
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11
Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Vi hành
Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 11: Cha con nghĩa nặng
1.Tác giả
Hồ Biểu Chánh (1885 - 1958) tên khai sinh là Hồ Văn Trung, quê ở làng Bình Thành (nay là xã Thành Công, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang). Thuở nhỏ học chữ Nho, sau học chữ quốc ngữ, làm công chức ở nhiều nơi, am hiểu cuộc sống và con người Nam Bộ. Năm 1909, ông viết truyện dài đầu tay U tình lục bằng thể thơ lục bát. Ông sáng tác đều đặn, cần mẫn, thử sức trong nhiều lĩnh vực (khảo cứu, phê bình, làm thơ, viết tuồng hát,...), nhưng nổi tiếng hơn cả trong lĩnh vực tiểu thuyết, được xem là một trong số ít những người tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Ông để lại 64 cuốn tiểu thuyết in dấu ấn Nam Bộ khá rõ, trong đó được độc giả nhớ nhất là hai cuốn Cha con nghĩa nặng (1929) và Con nhà nghèo (1930) (cuốn sách này đã được chuyển thể thành kịch bản điện ảnh).
2. Trọng tâm bài học
a) Tóm tắt truyện
Cha con nghĩa nặng là tác phẩm thứ 15 của Hồ Biểu Chánh, xuất bản năm 1929. Trần Văn Sửu là một nông dân hiền lành chăm chỉ. Sửu lấy Thị Lựu, sanh được ba người con là Tí, Quyên, Sung. Anh thương yêu vợ con, nhưng không may gặp phải người vợ lăng loàn, đàng điếm. Một hôm, Sửu bắt gặp vợ ngoại tình với Hương hào Hội, Thị Lựu không biết hối lỗi còn ăn nói hỗn láo, rồi níu giữ chồng cho tình nhân chạy thoát. Tức giận, Sửu xô vợ ngã, không may vợ chết. Sửu phải bỏ trốn. Mọi người tưởng anh đã nhảy xuống sông tự tử. Anh em thằng Tí về ở với ông ngoại là Hương thị Tào. Sung ốm chết, Tí và Quyên đi làm thuê cho bà Hương quản Tồn, được bà thương, gây dựng gia đình cho cả hai đứa, và Quyên trở thành con dâu của bà. Sau mười mấy năm trốn tránh, Sửu lẻn về quê thăm con, sau đó anh được xóa án và cha con đoàn tụ. b) Phân tích đoạn trích trong SGK
Đoạn trích kể lại sự việc Sửu bỏ đi sau khi lẻn về thăm con, thằng Tí chạy theo cha và hai cha con gặp nhau trên cầu Mê Tức.
- Trần Văn Sửu quyết định tự tử: định tự tử đến một cách tự nhiên, hợp lí đối với người cha tội nghiệp và thương con. Anh lẻn về thăm con sau mười mấy năm trốn tránh chỉ với mục đích xem con có hiểu mình không (việc đã làm mẹ nó chết) và cuộc sống hiện nay của chúng như thế nào. “Bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó còn kính trọng mình, mà nó lại gần được giàu có sung sướng hết thảy nữa”. Như vậy, đối với anh, chết là “được rồi, là mãn nguyện rồi, không còn phải bận tâm lo lắng gì nữa. Anh nhắm mắt lại, nhớ lại cảnh vợ nằm chết trên bộ ván, nhớ lại cảnh mấy đứa nhỏ chạy ra đón cha khi anh ở ngoài ruộng về. Đau đớn quá, chịu không được, anh nói lớn lên rằng: "Mấy con ơi! Cha chết nhé. Mấy con ở lại mạnh giỏi để cha theo mẹ con cho rồi”. Và khi anh chui đầu qua lan can cầu thì thằng Tí cũng vừa chạy đến. Câu chuyện thắt nút lại được mở nút để chuyển sang một tình tiết mới.
- Cảnh hai cha con gặp nhau trên cầu Mê Tức Đây là một cảnh xúc động, bộc lộ rõ tình “cha con nghĩa nặng”. Cha quyết ra đi biệt tích để cho hai con được hạnh phúc, còn con lại quyết đi theo cha “hễ cha đi thì con đi theo”, “đi theo đặng làm mà nuôi cha; chừng nào cha chết rồi con sẽ về”; “bây giờ có một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm ma nuôi cha chứ”,... Giữa những lời đối thoại sâu nặng tình cha con là những giọt nước mắt của hai con người trong một tình huống thật khó xử, đi cũng dở mà ở lại cũng không xong. Nhưng chính trong tình huống co kéo giữa đi và ở này mới càng bộc lộ tình nghĩa cha con thắm thiết.
- Nghệ thuật kể chuyện của tác giả
Để thể hiện chủ đề “Cha con nghĩa nặng”, tác giả đã tạo ra những tình huống nghệ thuật có kịch tính cao (mâu thuẫn giữa tình cha thương con và hạnh phúc của con, giữa hạnh phúc của con với tình con thương cha); đặc biệt là tình huống khi người cha định tự tử thì đứa con cũng vừa lao tới. Lối kể chuyện của tác giả bình dị, mộc mạc như giọng kể của người dân Nam Bộ, khắc họa tính cách nhân vật chân thật, mang sắc thái Nam Bộ khá rõ với việc sử dụng khá thành thục ngôn ngữ của người dân lục tỉnh. Tuy vậy, có lẽ cũng nên hạn chế bớt một số phương ngữ chưa được phổ biến lắm để độc giả cả nước có thể tiếp nhận nội dung câu chuyện một cách dễ dàng hơn.
--------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu bạn đọc bài: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Cha con nghĩa nặng để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 11. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài soạn văn mẫu bài Cha con nghĩa nặng