Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

Học tốt Ngữ văn 11: Đề cương ôn tập học kì 1

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11lớp 11 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết là tài liệu ôn tập môn Văn hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 11, giúp các bạn ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi cuối học kì I sắp tới. Mời các bạn tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

HỌC KÌ 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ 1: BÀI LÀM 1

A. GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH

Học sinh học từ tuần 1 đến tuần 16. Trong đó, cần chú ý tập trung vào các bài sau:

ÔN TẬP VĂN HỌC

I. Văn học trung đại từ thế kỉ XVIII đến hết TK XIX: cần chú ý một số vấn đề:

1. Nội dung chính:

  • Yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt
  • Nhân đạo

2. Nghệ thuật:

a. Tư duy nghệ thuật:

b. Quan niệm thẩm mĩ

c. Bút pháp:

d. Thể loại:

3. Những tác phẩm tiêu biểu

a. Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh ký sự- Lê Hữu Trác): Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực thể hiện ở 2 phương diện:

  • Cuộc sống thâm nghiêm giàu sang, xa hoa, đầy uy quyền.
  • Cuộc sống nơi Trịnh phủ âm u, thiếu sinh khí.

b. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu: Hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ mang vẻ đẹp bi tráng.

II. Văn học VN từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945

II.1. Đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945.

1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá

Hiện đại hoá văn học: Thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập văn học hiện đại thế giới.

Quá trình hiện đại hoá diễn ra qua 3 giai đoạn:

a. Giai đoạn 1: (Từ đầu thế kỉ XX đến 1920)

b. Giai đoạn 2: (Từ 1920 - 1930)

c. Giai đoạn 3: (Từ 1930 - 1945)

2. Văn học hình thành 2 bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng. (vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển)

a. Bộ phận văn học công khai.

  • Văn học lãng mạn
  • Văn học hiện thực

b. Bộ phận văn học không công khai

3. Văn học phát triển với tốc độ hét sức nhanh chóng

II.2. Chú ý các bài học sau:

1. Hai đứa trẻ - Thạch Lam

* Nội dung:

  • Bức tranh phố huyện: thiên nhiên và con người
  • Ý nghĩa cảnh chờ tàu

* Nghệ thuật:

  • Cốt truyện đơn giản, nổi bật là dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
  • Bút pháp tương phản đối lập.
  • Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật, tâm trạng con người.
  • Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.
  • Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.

2. Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

(Nằm trong tập “Vang bóng một thời”)

* Nội dung:

  • Hình tượng Huấn Cao
    • Tài hoa, nghệ sỹ
    • Thiên lương trong sáng
    • Khí phách hiên ngang
  • Hình tượng Viên quản ngục
    • Cảnh ngộ
    • Diễn biến tâm trạng
  • Cảnh cho chữ: Cảnh xưa nay chưa từng có

* Nghệ thuật:

  • Tạo tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ éo le giữa nhân vật Huấn Cao, Viên quản ngục.
  • Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.
  • Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao.
  • Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính, vừa hiện đại.

3. Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng

Từ tình huống trào phúng cơ bản (hạnh phúc một gia đình có tang), nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hoá. Một trong những thủ pháp quen thuộc là phát hiện những chi tiết đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong 1 sự vật, một con người. Ngoài ra, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, mỉa mai...đều được sử dụng đan xen linh hoạt...-> phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị những năm trước Cách mạng.

4. Chí Phèo (Nhân vật Chí Phèo)

* Nội dung:

a. Lai lịch và bản chất của Chí.

b. Sau khi đi tù về.

c. Sau khi gặp Thị Nở.

* Đặc sắc nghệ thuật:

  • Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
  • Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại chặt chẽ, lô gisch.
  • Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
  • Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi tự nhiên; giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt.

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

1. Thực hành về thành ngữ điển cố

a. Khái niệm thành ngữ, điển cố:

  • Thành ngữ là những cụm từ quen dùng, được lặp đi lặp lại trong giao tiếp và được cố định hoá về ngữ âm, ngữ nghĩa. Nghĩa của thành ngữ thường khái quát, trừu tượng và có tính hình tượng cao.
  • Điển cố là những câu chuyện, những sự việc đã có trong các văn bản quá khứ hoặc xảy ra trong cuộc sống quá khứ. Điển cố không có tính cố định mà có thể là những từ, cụm từ. Điển cố có nghĩa hàm súc, khái quát cao.

b. Luyện tập: Làm các bài tập trong SGK trang 66, 67.

2. Bản tin

a. Thế nào là bản tin

b. Mục đích yêu cầu cơ bản của bản tin.

c. Cách viết bản tin

d. Luyện tập: tập viết bản tin và làm các bài tập trong SGK trang 163, 178, 179.

B. CẤU TRÚC ĐỀ

- Phần Đọc hiểu (3 điểm)

* Lưu ý: Khi ôn tập cần tập trung vào các nội dung sau: Yêu cầu phải nắm được nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản, phong cách ngôn ngữ của văn bản; Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc; Xác định thành ngữ, điển cố và giá trị của chúng; Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng...

- Phần Làm văn (7 điểm)

Nội dung ra đề: kiến thức của các bài đọc văn đã được học.Dạng đề: Nghị luận văn học, nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội.

I. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ 1: BÀI LÀM 2

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.Về nội dung

- Phần Đọc - hiểu tác phẩm văn học: Nắm vững Tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thể loại, đề tài, cốt truyện, nhân vật, phương thức biểu đạt, ngôn ngữ, các yếu tố nghệ thuật nổi bật...thuộc lòng các tác phẩm thơ. Chú ý thực hành đọc-hiểu, phân tích, bình giá các văn bản tác phẩm.

- Phần Tiếng Việt và Làm văn: Nắm vững tất cả các nội dung lí thuyết đồng thời chú ý phần Thực hành và Rèn luyện kĩ năng.

2. Về hình thức

- Cần thấy được yêu cầu của tính chất tích hợp của ba phân môn Đọc – hiểu, Tiếng Việt và Làm văn. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các phần Thực hành, Rèn luyện kĩ năng của cả ba phân môn.

- Cấu trúc một bài Kiểm tra - Đánh giá cuối học kì gồm hai phần: Trắc nghiệm và Tự luận với tỉ lệ thông thường 3/7 hoặc 4/6.

Phần trắc nghiệm kiểm tra kiến thức cả ba phân môn.

Phần tự luận sẽ được chia nhỏ và khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.

II. GỢI Ý LÀM ĐỀ LUYỆN TẬP CUỐI HỌC KÌ

Phần I. Trắc nghiệm

Đọc đoạn văn (trang 274 – 275 SGK)

Trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng (phương án in đậm là đáp án đúng)

1. Vì sao đoạn văn trên được coi là một đoạn văn ghị luận?

A. Vì có luận điểm mới mẻ, sắc sảo và có luận cứ giàu sức thuyết phục.
B. Vì có luận cứ giàu sức thuyết phục và cách lập luận chặt chẽ.
C. Vì có lập luận chặt chẽ và có luận điểm mới mẻ, sắc sảo.
D. Vì có đầy đủ các yếu tố luận điểm, luận cứ và luận chứng.

2. Tiêu đề nào sau đây phù hợp nhất với đoạn trích trên?

A. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương
B. Hồ Xuân Hương – "Bà chúa thơ nôm"
C. Tính dân tộc trong thơ Hồ Xuân Hương
D. Nội dung thơ hồ Xuân hương

3. Ý nào sau đây có thể xem là luận điểm của đoạn văn?

A. Xuân hương cũng là một "nhà nho", cũng giỏi chữ hán
B. Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu mạnh trinh trở lên, thơ hồ Xuân hương có tính dân tộc hơn cả.
C. Nội dung thơ hồ Xuân Hương toát lên từ đời sống bình dân, hằng ngày.
D. Xuân hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta, vớt hết sách vở khuôn sáo, lấy hai con mắt của mình mà nhìn.

4. "Cái đèo ba Dội của Xuân hương rõ là đèo Ba Dội (...), phong cảnh sống cứ cựa quậy lên, chứ chẳng phải chiếu lệ như cái Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, tuy có thanh nhã, đẹp xinh nhưng bị đạp bẹp cho vào đứng im như trong một bức tranh in ở ấm chén hay lọ cổ".

Ý chính mà câu văn trên muốn biểu đạt là?

A. Thơ Bà Huyện Thanh Quan không hay.
B. Thơ hồ Xuân hương hay hơn thơ Bà Huyện Thanh Quan.
C. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thanh nhã hơn thơ Hồ Xuân Hương.
D. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thanh nhã, sống động nhưng không sống động bằng thơ hồ Xuân Hương.

5. "Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Hồ Xuân Hương".

Câu văn trên nên hiểu theo nghĩa nào?

A. Không có thi sĩ nào ở nớưc ta làm nhiều thơ như Hồ Xuân hương.
B. ít nhà thơ nào ở nước ta để lại nhiều thơ như Hồ Xuân hương.
C. Ít có nhà thơ nào viết nhiều về phong cảnh nước ta như Hồ Xuân hương.
D. Trên đất nước ta đâu cũng thấy hình bóng Xuân hương.

6. "... khi cần cũng ra được câu đối "mặc áo giáp dài cài chữ đinh", cũng giỏi chiết tự "duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang", và dùng tên các vị thuốc bắc một cách tài tình".

Các chi tiết trên nhằm chứng minh Xuân Hương là người như thế nào?

A. Giỏi chơi chữ
B. Giỏi chữ Hán
C. Giỏi htuốc bắc
D. Giỏi câu đối

7. Trong đoạn văn trên, trơ Hồ Xuân hương được so sánh với thơ của ai?

A. Chu mạnh Trinh và Bà Huyện Thanh Quan
B. Ôn Như hầu và Chu mạnh Trinh
C. Bà Huyện Thanh Quan và Ôn Như hầu
D. Bà Huyện Thanh Quan

8. "Một khi Xuân Hương đi dạo cảnh Hồ tây, ghé chơi chùa Trấn Quốc, hoài cổ trước cung Thái Hòa nhà Lí, tới thăm đài Khán Xuân."

Câu văn trên mắc lỗi nào?

A. Dùng sai nghĩa của từ
B. Câu thiếu bộ phận vị ngữ
C. Câu thiếu chủ ngữ
D. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

9. Thay cụm từ ầo cho đúng và hay vào chỗ trống trong câu văn sau:

"Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu mạnh trinh trở lên, có lẽ thơ hồ Xuân hương ..."

A. luôn đi trước
B. luôn tiêu biểu
C. giành giải nhất
D. hay tuyệt vời

10. ". "Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Hồ Xuân Hương".

Cách diến dạt nào dưới đây tương đương với câu trên?

A. Không thể có thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương.
B. Dễ không ít thi sĩ đã để lại dấu ấn thơ trên đất nước ta nhiều như Xuân Hương.
C. Kể sao được những thi sĩ đã để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương.
D. Thật ít có thi sĩ nào đã để lại dấu ấn thơ trên nớc ta nhiều như Xuân Hương.

11. "Xuân hương cũng là một "nhà nho" chẳng kém ai, cũng giỏi chữ hán, khi cần cũng ra được câu đối "mặc áo giáp dài cài chữ đinh", cũng giỏi chiết tự "duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang", và dùng tên các vị thuốc bắc một cách tài tình".

Trong câu văn trên đây, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. so sánh
B. liệt kê
C. Điệp ngữ
D. Phóng đại

12. Nội dung chính Xuân diệu muốn làm nổi bật trong đoạn trích là gì?

A. Thơ Hồ Xuân Hương đậm đà tính dân tộc
B. Thơ Hồ Xuân Hương rất tài hoa, uyên bác
C. Thơ Hồ Xuân Hương rất phong phú, sống động
D. Thơ Hồ Xuân Hương tràn đầy tinh thần yêu nước

Đáp án:

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp án
1D5C9C
2C6B10D
3B7C11B
4D8D12A

Phần II. Tự luận

Câu 1. Nhà triết học Hi Lạp, Dê-nông (346 – 264 TCN) nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.

Bằng một đoạn văn ngắn, giải thích ý nghĩa câu nói trên.

Mở đoạn:

Trích dẫn câu nói của Dê-nông “Chúng ta....ít hơn”

Thân đoạn:

- Giải thích

+ Nghĩa đen: Con người “có hai tai” nhưng chỉ có “một miệng”. Vậy nên cần “nghe nhiều hơn” và “nói ít hơn”.

+ Nghĩa bóng: Con người phải biết lắng nghe và chỉ nói những điều cần thiết.

- Tại sao lại như vậy?

+ Cuộc sống cần sự đồng cảm. Con người phải biết lắng nghe tiếng nói của đồng loại.

+ “Im lặng là vàng” chỉ nói những điều cần thiết và phải suy nghĩ trước khi nói.

+ Phê phán những biểu hiện xấu, chỉ nói mà không làm, khồg chịu lắng nghe ý kiến của người khác.

Kết đoạn:

- Rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2. Chọn một trong các đề sau để viết thành bài văn ngắn trọn vẹn.

a) Bút pháp lãng mạn trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Mở bài

- Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Tuân và bút pháp lãng mạn trong văn Nguyễn Tuân.

- Giới thiệu bút pháp lãng mạn trong truyện Chữ người tử tù.

Thân bài

- Bút pháp lãng mạn qua thủ pháp cường điệu hoá:

+ Nhân vật Huấn Cao văn võ toàn tài như một huyền thoại.

+ Tù nhân ung dung rất mực, quản ngục khúm núm qua mức.

- Bút pháp lãng mạn qua thủ pháp đối lập:

+ Người tài cao (Huấn Cao) nhưng số phận éo le, trắc trở.

+ Người tù ung dung tự tại, người quản ngục khúm núm cúi mình.

+ Cảnh tượng cho chữ thiêng liêng diễn ra trong chốn tù ngục tối tăm ẩm thấp.

- Đánh giá bút pháp lãng mạn trong tác phẩm: góp phần khắc hoạ thành công hình tượng nhân vật chính.

Kết bài

- Khẳng định vai trò của bút pháp lãng mạn trong tác phẩm và giá trị của tác phẩm.

- Khẳng định vị trí của Nguyễn Tuân trong nền văn học Việt Nam.

b) Chí Phèo của Nam Cao - một nhân vật điển hình.

Mở bài

- Đề tài người nông dân trong Văn học trước Cách mạng tháng 8 - 1945.

- Giới thiệu nhân vật Chí Phèo của Nam Cao, một nhân vật điển hình cho số phận người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 - 1945.

Thân bài:

- Khái niệm nhân vật điển hình:

- Thời đại, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Chế đọ nửa thực dân nửa phong kiến.

- Chí Phèo điển hình cho người nông dân VN trước CM về thân phận bọt bèo, nghèo khó (xuất thân, nguồn gốc của Chí...), số phận lênh đênh trôi nổi nhưng bản chất vô cùng lương thiện, khát khao cuộc sống yên bình (Chí Phèo từ chối bà Ba nhà lí Kiến, ước mơ thời trẻ, buổi sáng sau khi gặp Thị Nở...).

- Số phận Chí Phèo cũng điển hình cho con đường dẫn đến lưu manh hoá, tha hoá về nhân phẩm của người nông dân trước CM (Bản chất lương thiện – bị chế độ cường hào lí trưởng của xã hội thực dân nửa phong kiến vùi giập, bóp nghẹt + bị nhà tù thực dân đày ải, làm hoen ố nhân phẩm – trượt dài trên con đường tội lỗi, trở thành “con quỷ làng Vũ Đại”)
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Giá trị của nhân vật: Giá trị nhân đạo (đồng cảm với người nông dân) và giá trị hiện thực (tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến)

Kết bài

- Khái quát hình tượng Chí Phèo và giá trị nhân vật.

- Khẳng định tài năng và vị trí của nhà văn Nam Cao trong nền Văn học VN.

c) Nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn Hạnh phúc của một tang gia (trích “Số đỏ”)

Mở bài

- Giới thiệu về Vũ Trọng Phụng và bút pháp châm biếm.

- Giới thiệu bút pháp châm biếm trong đoạn trích.

Thân bài

- Mâu thuẫn trào phúng: Tiêu đề “Tang gia” - “Hạnh phúc”

- Cái chết của cha, ông, cụ (cha cụ cố Hồng) - Niềm hạnh phúc, vui sướng của một đám con, cháu, chắt...

+ Hạnh phúc của cụ cố Hồng: được chống gậy, ho khạc...giả tạo, sĩ diện.

+ Hạnh phúc của ồn Phán mọc sừng: được chí thêm tiền...vụ lợi.

+ Hạnh phúc của cô Tuyết, cậu tú Tân...

-> Tất cả phơi bày bộ mặt đểu giả, tàn nhẫn, lố bịch của tầng lớp thượng lưu rởm một cách sâu cay, mai mỉa.

- Cách miêu tả đám tang: miêu tả toàn cảnh “Đám cứ đi”; miêu tả cận cảnh, những câu chuyện phiếm, chim chuột bên lề...

-> Mỉa mai, phơi bày bộ mặt xã hội.

- Lời văn, ngôn ngữ: hài hước, trào phúng “chết hẳn”, “cả chữ trinh”, “Thật là một đám ma to tát....nếu không gật gù cái đầu”.

- Giá trị nghệ thuật bút pháp châm biếm: góp phần lớn vào thành công tác phẩm, tăng giá trị tố cáo.

Kết bài

- Khẳng định thành công và giá trị của tác phẩm.

- Khẳng định tài năng và vị trí nhà văn Vũ Trọng Phụng.

CẤU TRÚC ĐỀ THI

Đề thi gồm có hai phần:

- Phần 1: Đọc - hiểu văn bản: 3 điểm

- Phần 2: Nghị luận văn học: 7 điểm

PHẦN II. NỘI DUNG ÔN TẬP

PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

* Về kĩ năng trả lời câu hỏi:

1. Cấp độ nhận biết: Chỉ ra các thông tin liên quan, được thể hiện trong văn bản như tác giả, hoàn cảnh sáng tác, từ ngữ, chi tiết, nhân vật …phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, phương thức biểu đạt, kiểu kết cấu… của văn bản.

2. Cấp độ thông hiểu: Xác định nội dung, chủ đề, thông điệp, hiểu được tác dụng của một hoặc nhiều biện pháp tu từ….

3. Cấp độ vận dụng: Sử dụng thông tin trong và ngoài văn bản để giải quyết các tình huống, vấn đề trong được đặt ra trong văn bản.

4. Cấp độ vận dụng cao: Viết đoạn văn trình bày những suy nghĩ, bình luận, giải thích ý nghĩa tư tưởng và các giá trị của văn bản trong cuộc sống; vận dụng để giải quyết các tình huống/ vấn đề mới trong học tập và cuộc sống.

------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11, mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Ngoài ra dể giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các tài liệu học tập sau:

Đánh giá bài viết
28 43.059
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 11

    Xem thêm