Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 11

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 11

Để chuẩn bị cho kỳ thi hết học kỳ I sắp tới đây VnDoc.com đã sưu tầm và cung cấp cho các bạn học sinh lớp 11 đề cương ôn thi học kì môn Vật lý lớp 11. Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 11 này sẽ giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức đề làm bài thi môn Vật lý đạt hiệu quả cao cũng như củng cố lại các chương trình đã học.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 11 để bạn đọc cùng tham khảo. Đề cương gồm có 2 phần lý thuyết và bài tập, tổng hợp kiến thức môn Vật lý lớp 11 trong học kì 1. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

I- Lý thuyết

1. Định luật Cu-lông: Phát biểu, biểu thức và nêu đặc điểm của lực.

2. Thuyết êlectron: Nêu các nội dung chính.

3. Điện trường: Định nghĩa, đặc điểm của vectơ cường độ điện trường tại một điểm.

4. Nêu định nghĩa và đặc điểm của đường sức điện trường.

5. Nêu đặc điểm công của lực điện trường, viết biểu thức và giải thích các đại lượng trong biểu thức.

6. Điện dung của tụ điện: Định nghĩa, biểu thức và đơn vị đo.

7. Phát biểu định luât Jun – Len-xơ, viết biểu thức và giải thích các đại lượng trong biểu thức.

8. Định luật Ôm đối với toàn mạch: Phát biểu nội dung, viết biểu thức.

9. Khi nào có hiện tượng đoản mạch xảy ra và gây ra những tác hại gì.

10. Nêu bản chất dòng điện trong kim loại, điều kiện để có dòng điện.

11. Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ: phụ thuộc như thế nào? Biểu thức?

12. Hiện tượng siêu dẫn điện là gì? Đặc điểm.

13. Nêu bản chất của dòng điện trong chất điện phân. Nêu một số ứng dụng của hiện tượng điện phân.

14. Hiện tượng dương cực tan là gì? Khi nào thì xảy ra?

15. Định luật Fa-ra-đây về điện phân: Phát biểu và các biểu thức.

II- Bài tập

1. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không, cách nhau r1 = 2 cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 N.

a) Tính độ lớn mỗi điện tích.

b) Tìm khoảng cách r2 giữa chúng để lực đẩy tĩnh điện là F2 = 2,5.10-4 N.

2. Hai điện tích q1 = 5.10-9 C, q2 = - 5.10-9 C đặt tại hai điểm cách nhau 10 cm trong chân không. Xác định cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách q1: 5 cm, cách q2: 15 cm?

3. Hai điện tích điểm q1 = 0,5 nC và q2 = 0,5 nC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6 cm trong không khí. Xác định cường độ điện trường tại trung điểm của AB?

4. Hai điện tích điểm q1 = 2 nC và q2 = - 8 nC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6 cm trong không khí. Tìm điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng không?

5. Hai điện tích điểm q1 = 1 nC và q2 = 9 nC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 8 cm trong không khí. Tìm điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng không?

6. Một điện tích q = 10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm Q = - 4.10-9 C, chịu tác dụng của lực F = 3.10-3 N. Xác định cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại điểm M?

7. Một điện tích điểm dương Q trong chân không gây ra tại điểm M cách điện tích một khoảng r = 30 cm, một điện trường có cường độ E = 30000 V/m. Tìm độ lớn điện tích Q.

8. Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2 cm và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích q = 5.10-10 C di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9 J. Coi điện trường bên trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại đó bằng bao nhiêu?

9. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 V. Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = - 1 C từ M đến N bằng bao nhiêu?

10. Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 V là A = 1 J. Độ lớn của điện tích bằng bao nhiêu?

11. Tính công của lực điện làm một êlectron di chuyển được 1 cm dọc theo đường sức điện của điện trường đều có cường độ điện trường 103 V/m.

12. Một tụ điện có điện dung 500 pF được mắc vào hiệu điện thế 100 V. Điện tích của tụ điện bằng bao nhiêu?

13. Một êlectron bay giữa hai bản của một tụ điện phẳng theo đường thẳng MN dài 2 cm, có phương làm với phương của đường sức góc 300. Biết cường độ điện trường trong tụ là 2.103 V/m. Xác định công của lực điện?

14. Hai bóng đèn có công suất định mức bằng nhau, hiệu điện thế định mức của chúng lần lượt là U1 = 110 V và U2 = 220 V. Tỉ số điện trở của chúng bằng bao nhiêu?

15. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 Ω được mắc với điện trở 4,8 Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 V. Tính suất điện động của nguồn và cường độ dòng điện trong mạch?

16. Một nguồn điện có suất điện động E = 6 V, điện trở trong r = 2 Ω, mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 W thì điện trở R phải có giá trị?

17. Một nguồn điện có suất điện động E = 6 V, điện trở trong r = 2 Ω, mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị bằng bao nhiêu?

18. Cho bộ nguồn gồm 6 acquy giống nhau được mắc thành hai dãy song song với nhau, mỗi dãy gồm 3 acquy mắc nối tiếp với nhau. Mỗi acquy có suất điện động E = 2 V và điện trở trong r = 1 Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn bằng bao nhiêu?

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 11, mong rằng qua đây bạn đọc có thêm nhiều tài liệu ôn tập môn Vật lý nhé. Bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 11

    Xem thêm