Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Bản tin

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11

Để học tốt Ngữ văn 11, VnDoc.com mời các bạn học sinh hãy tham khảo bộ tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Bản tin, tài liệu sẽ hướng dẫn các bạn làm bài tập Bản tin một cách hiệu quả nhất, qua bộ tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 11: Bản tin

Gợi ý trả lời câu hỏi

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA BẢN TIN

1. Bản tin thông báo kết quả kì thi Ô-lim pích Toán quốc tế của đoàn học sinh Việt Nam. Kết quả dự thi (xếp thứ tư) khẳng định trình độ của học sinh Việt Nam, thành tựu của nền giáo dục nước ta trong việc bồi dưỡng nhân tài.

2. Bản tin trên có tính thời sự, vì sự việc mới xảy ra vào ngày 16 - 7 và ngay sau ba ngày (ngày 19 - 7) đã được đưa tin.

3. Các thông tin bổ sung trong bài tập là không cần thiết, thậm chí là thừa vì chúng vi phạm nguyên tắc ngắn gọn, súc tích của bản tin.

4. Các sự kiện trong bản tin như thời gian, địa điểm, kết quả của Cuộc thi đều được nêu một cách cụ thể, chính xác có tác dụng bảo đảm tính chính xác của báo chí nói chung, bản tin nói riêng, làm cho người đọc tin vào những tin tức được thông báo. 5. Yêu cầu cơ bản của một bản tin là: Bản tin phải bảo đảm tính thời sự (đưa tin kịp thời, nhanh chóng), tin phải có ý nghĩa xã hội, nội dung thông tin phải chân thực, chính xác.

CÁCH VIẾT BẢN TIN

a) Tên của bản tin khái quát nội dung của tin: sự kiện và kết quả của sự kiện.

- Ngoài cách nêu khái quát sự kiện và kết quả, nhan đề bản tin còn có thể chọn một chi tiết hấp dẫn nhất với cách diễn đạt đặc biệt gây hứng thú, tò mò cho người đọc (đặt câu hỏi, chơi chữ,...).

- Bản tin thường đặt nhan đề ngắn gọn gồm một cụm từ (thường là cụm động từ hoặc danh từ). Cũng có thể là một câu trần thuật, câu nghi vấn ngắn gọn.

b) Các em tìm phần mở đầu của ba bản tin. Phần mở đầu thường thông báo khái quát về sự kiện và kết quả.

c) Phần triển khai có thể nêu cụ thể, chi tiết hơn sự kiện hoặc có thể cắt nghĩa cụ thể hơn nguyên nhân hoặc kết quả của sự kiện được đưa tin (hai bản tin đầu nêu cụ thể, chi tiết các sự việc, bản tin thứ ba cắt nghĩa nguyên nhân đưa đến kết quả của sự kiện).

LUYỆN TẬP

1. Các sự kiện a, b, d, e là các sự kiện có thể viết bản tin.

2. Các em nêu được các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa bản tin với các thể loại báo chí khác như quảng cáo, phóng sự điều tra.

- Giống nhau: Cung cấp tin tức.

- Khác nhau: Bản tin đơn thuần chỉ thông báo tin tức. Quảng cáo, ngoài truyền tin còn có mục đích chủ yếu là chào mời khách hàng mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ. Phóng sự điều tra có độ dài lớn hơn bản tin nhiều, miêu tả cụ thể, chi tiết các sự việc, phân tích và bình luận sự kiện.

3. Chuyển một bản tin thường thành bản tin văn. Để làm được bài tập này, các em nắm được sự khác biệt giữa bản tin thường và bản tin vắn. Các em có thể lấy một tờ báo bất kì rồi cho cùng nhau tìm hiểu cách viết các tin vắn trong tờ báo đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên: không có nhan đề, thông tin vắn tắt sự kiện, thường in đậm cụm từ có liên quan đến nội dung chính của sự kiện được đưa tin (có thể thay cách in đậm bằng cách gạch chân hoặc in nghiêng). Ví dụ: Bản tin Đội tuyển Ô-lim pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn có thể chuyển thành tin vắn sau:

Đội tuyển Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn trong cuộc thi Ô-limpích Toán quốc tế lần thứ 45 tại thủ đô A-ten, Hi Lạp từ ngày 14 đến 16 tháng 7.

----------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu bạn đọc bài: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Bản tin, để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 11. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài soạn văn mẫu bài Bản tin.

Đánh giá bài viết
1 714
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Ngữ văn 11

    Xem thêm