Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Khóc Dương Khuê

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11

Để có kết quả cao môn Ngữ văn lớp 11, các bạn học sinh cần chăm chỉ học tập và kết hợp tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau để tổng hợp thành kiến thức của mình, VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Khóc Dương Khuê, tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt Ngữ văn 11.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 11: Khóc Dương Khuê

Dương Khuê (1839 - 1902) người làng Vân Đình, tổng Phương Đình, Tỉnh Hà Đông (nay là huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây), đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình. Ông là bạn thân của Nguyễn Khuyến.

Dương Khuê cũng là một nhà thơ có tên tuổi cuối thế kỉ XIX. Bài Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán, nhan đề Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư, sau ông tự dịch ra thơ Nôm, bài thơ Nôm của ông nhiều người cho là có phần hay hơn bài thơ chữ Hán.

- Bài thơ là tiếng khóc của một người bạn già đối với một người bạn già thân thiết đã đột ngột ra đi. Tiếng khóc đó trào lên chân thành, tha thiết thành một mạch tình cảm chảy suốt bài thơ:

+ Tiếng khóc đột ngột, bàng hoàng, quặn thắt, tiếc nuối tỏa ra đất trời (hai câu đầu).

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

+ Tiếng khóc hồi tưởng làm sống dậy những kỉ niệm đẹp với người đã khuất (câu 3 - 22).

+ Tiếng khóc ngược dòng trở về hiện tại, giọt lệ khóc bạn hòa lẫn giọt lệ thương thân (đoạn cuối). Hình tượng tiếng khóc trùm cả bài thơ. Đâu phải chỉ khóc bạn, tác giả khóc cả cho mình, cho đời. Tiếng khóc vừa mang ý nghĩa nhân thế, lại mang ý nghĩa thời thế. Và phải có một tâm lực lớn và một bút lực lớn thì mới tạo ra được một tiếng khóc như vậy. Qua nỗi đau của tiếng khóc mất bạn, bài thơ vẫn ấm áp những giá trị tinh thần cao quý. Nguyễn Khuyến đã góp cho văn học dân tộc một tiếng khóc có giá trị - tuy là tiếng khóc riêng tư nhưng vẫn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Bài thơ là một thành công của Nguyễn Khuyến trong thể thơ dân tộc (song thất lục bát) và ngôn ngữ dân tộc, đặc biệt là kĩ thuật láy từ, mà toàn láy hư từ. Có những câu thơ không thể nào quên:


- Bác Dương thôi đã thôi rồi!

- Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!

- Rượu ngon không có bạn hiền,

- Không mua không phải không tiền không mua.

------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Khóc Dương Khuê, để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 11. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài soạn văn mẫu bài Khóc Dương Khuêđọc lại bài thơ Khóc Dương Khuê mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Ngữ văn 11

    Xem thêm