Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11

Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Bài ca phong cảnh Hương Sơn, tài liệu đã được VnDoc.com cập nhật một cách chi tiết, chắc chắn đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ các bạn học sinh học tốt Ngữ văn lớp 11.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 11: Bài ca phong cảnh Hương Sơn

1. Tác giả

Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Thìn 1892, làm quan đến Án sát. Ông là người tài hoa, thạo đủ cầm kì thi họa, lại giỏi cả nghệ thuật kiến trúc, và đặc biệt say mê cảnh đẹp. Tác phẩm của ông có Trúc Vân thi tập (tập thơ chữ Hán), Thanh Tâm Tài Nhân thi tập (tập thơ Nôm đoạt giải nhất trong cuộc thi vịnh Kiều ở Hưng Yên tháng 3 - 1902) và một số bài thơ lẻ. Đóng góp nổi bật của Chu Mạnh Trinh là đã phát hiện rất tinh và diễn tả rất hay một số cảnh đẹp của đất nước, trong đó có bài Hương Sơn phong cảnh ca được nhiều người hâm mộ.

Hương Sơn (hay chùa Hương) là một quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng ở huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây.

2. Trọng tâm bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca được viết theo thể hát nói (ca trù) gồm 19 câu, có thể chia làm ba phần:

- Bốn câu đầu: diễn tả cái hăm hở như là tiếng reo vui gặp gỡ khi đến với Hương Sơn.

- Mười câu tiếp: miêu tả cảnh đẹp mĩ lệ của quần thể nhiều tầng của Hương Sơn.

- Năm câu cuối: cảm nghĩ của tác giả trước cảnh đẹp của Hương Sơn.

Đây là một trong ba bài thơ Chu Mạnh Trinh viết về Hương Sơn vào dịp ông đứng trông coi trùng tu tôn tạo quần thể danh thắng này. (Hai bài kia được viết theo thể lục bát). Bài thơ ca ngợi phong cảnh đẹp của quần thể danh thắng Hương Sơn gồm gần 20 di tích, trong đó động Hương Tích được xem là “Nam thiên đệ nhất động” (động đẹp nhất trời Nam) tương truyền do chúa Trịnh Sâm tặng Hương Sơn mấy chữ khắc trên vách đá. Lần theo bài thơ, ta như lạc vào một cảnh Bụt, nơi “chim cúng trái”, “cá nghe kinh”, “đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”, và nhất là đường lên động Hương Tích: Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt, gập ghềnh mấy lối uốn thang mây. Cái đẹp của Hương Sơn là cái đẹp của một quần thể nhiều tầng, thiên tạo lẫn nhân tạo; và đặc biệt là cái đẹp trong bầu không khí thoát tục đượm vị thiền đã khiến nhà thơ phải thốt lên từ đáy lòng mình:

Càng trông phong cảnh càng yêu

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Bài ca phong cảnh Hương Sơn, để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 11. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài soạn văn mẫu Bài ca phong cảnh Hương Sơn mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Ngữ văn 11

    Xem thêm