Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

Ngữ văn lớp 11: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm). Nội dung tài liệu được tổng hợp chi tiết và chính xác sẽ giúp các bạn học tốt Ngữ văn lớp 11 hiệu quả hơn.

I. Đôi nét về tác giả Ngô Thì Nhậm

- Ngô Thì Nhậm (1746- 1803), hiệu là Hi Doãn.

- Ông từng đỗ Tiến sĩ làm quan cho nhà Lê- Trịnh, sau đi theo phong trào Tây Sơn và có nhiều đóng góp tích cực. Nhiều văn kiện giấy tờ Tây Sơn do ông soạn thảo.

- Ông là người có tài năng và ý chí lớn.

- Các tác phẩm chính:

+ về văn: Kim mã hành dư (Lúc làm việc công nhàn rỗi), Hàn các anh hoa (Tinh hoa nơi gác văn), Bang giao hảo thoại (Lời hay trong các bang giao).

+ về thơ: Yên Đài thu vịnh (Vịnh cảnh thu nơi Yên Đài), Cúc hoa bách vịnh (Trăm vần thơ vịnh hoa cúc).

+ ông còn là tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí.

- Đặc điểm sáng tác: ông là cây đại bút về văn chính luận.

II. Đôi nét về tác phẩm Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài chiếu được viết vào khoảng những năm 1788- 1789 nhằm thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê- Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

2. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến ý trời sinh ra người hiền vậy): mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử.

- Phần 2 (tiếp đến buổi ban đầu trẫm hay sao?): cách ứng xử của hiền tài khi Tây Sơn ra bắc diệt Trịnh.

- Phần 3 (còn lại): đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

3. Giá trị nội dung

- Bài chiếu là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

4. Giá trị nghệ thuật

- Bài chiếu được viết với nghệ thuật thuyết phục, đặc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả với sự nghiệp xây dựng đất nước.

III. Dàn ý phân tích Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

1. Mối quan hệ giữa hiền tài với thiên tử

- Hình ảnh so sánh được sử dụng: hiền tài - ngôi sao sáng đã bày tỏ sự trân trọng, khẳng định, đề cao vị trí của người hiền tài đối với quốc gia, dân tộc.

- Giữa thiên tử và người hiền tài có mối quan hệ khăng khít: người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử giống như các sao sáng trên trời quy tụ về sao Bắc Đẩu ⇒ hình ảnh so sánh lấy ý từ câu nói của Khổng Tử trong Luận ngữ càng tăng thêm tính thuyết phục cho bài viết.

- Bài chiếu còn nêu lên quy luật xử thế nữa của những người hiền tài đã là hiền tài thì không được bỏ phí tài năng phải đem ra giúp đời giúp nước: Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.

- Các quy luật mà bài chiếu nêu ra ai ai cũng phải thừa nhận.

2. Thực tế cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà và thực trạng đất nước

- Các sĩ phu Bắc Hà vì nhiều lí do khác nhau chưa ra giúp đời, giúp nước, tài năng chưa được trọng dụng, phát huy:

+ bỏ đi mai danh ẩn tích muốn lẩn trốn suốt đời để uổng phí tài năng.

+ làm quan với nhà Tây Sơn nhưng sợ hãi, im lặng kiêng dè không dám lên tiếng, làm việc gõ mõ, cầm chừng, canh cửa.

+ chán nản tiêu cực, hủy hoại thân mình ra biển vào sông, oan uổng tài năng, chết đuối trên cạn.

- Thực tế cách ứng xử như thế không phù hợp với quy luật đã nêu trên, cũng không phù hợp với thực tế. Hàng loạt các câu hỏi được đưa ra khiến người nghe phải suy ngẫm: Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?

⇒ Người viết đang thầm phê phán kín đáo, thâm úy

- Để thuyết phục tác giả đưa ra thực trạng đất nước lúc bấy giờ khiến kẻ sĩ có lương tâm không thể thờ ơ trách nhiệm với dân với nước:

+ đất nước đương buổi đầu của thời hưng thịnh, công việc vừa mới mở ra cần người hiền tài

+ đất nước nhiều nhân tài lẽ nào lại không có: Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này...... buổi ban đầu của trẫm hay sao?

3. Các cách phát huy người tài, tiến của hiền tài và niềm mong mỏi, niềm tin có được hiền tài của vua Quang Trung

- Từ quan lại cho đến thứ dân người nào có tài năng, mưu lược hay đều được tỏ bày sự việc, ý kiến.

- Tự mình dâng sớ bày tỏ việc nước.

- Các quan tiến cử người hiền.

- Hiền tài tự tiến cử.

⇒ Đường lối hết sức rộng mở, cách tiến cử rất dễ làm thái độ nhà vua hết sức thành tâm, độ lượng.

4. Nghệ thuật

- Kết cấu mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hợp lí.

+ mở bài nêu ra tiền đề có tính chất chân lí.

+ thân bài soi sáng tiền đề mang chân lí, tính quy luật vào thực trạng kẻ sĩ Bắc Hà từ đó chỉ ra cách ứng xử không phù hợp với quy luật, thực tế đất nước.

+ rút ra kết luận.

- Ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật, truyền cảm, giàu thuyết phục.

-----------------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 11

    Xem thêm