Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ

Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương Vợ là tài liệu văn mẫu môn Ngữ văn lớp 11, giúp các bạn học tốt môn ngữ văn. Qua bài phân tích hình tượng người phụ nữ này, chúng ta thấy được vẻ đẹp về hình thức cũng như tâm hồn của người phụ nữ Việt qua 2 tác phẩm Tự Tình II 2Thương Vợ. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

I. Dàn ý Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình II và Thương Vợ

Dàn ý Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình II và Thương Vợ mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương và dẫn dắt vào hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình II và Thương Vợ.

2. Thân bài

a. Bài thơ Tự tình 2

Người phụ nữ trong bài thơ Tự tình 2 chính là tác giả Hồ Xuân Hương - người con gái xinh đẹp, tài hoa, cá tính nhưng cuộc đời gặp nhiều trắc trở trong tình yêu.

Bối cảnh không gian và thời gian: lúc đêm khuya khi cảnh vật thanh vắng, không một bóng người, chỉ có những âm thanh tiếng trống vang trong đêm càng gợi nét đìu hiu và đượm buồn.

Tình trạng người phụ nữ: uống rượu say lại tỉnh, trong cơn say quên được nỗi cô đơn mà mình đang trải qua nhưng khi tỉnh lại thấy số phận đắng cay.

Một trái tim khao khát tình yêu, yêu và được yêu. Luôn mong được sống trong trọn vẹn hạnh phúc nhưng số phận hẩm hiu của người vợ lẽ không cho phép điều đó. Sợi tình duyên của bà vốn đã bé lại phải san sẻ với người khác chỉ còn lại mảnh bé con con càng thêm đau xót.

→ Sự đối lập: hi vọng, khao khát có được tình yêu càng lớn lao, mãnh liệt bao nhiêu thì thực tại càng phũ phàng, bạc bẽo bấy nhiêu. → Người đọc tiếc thương cho một hồng nhan, tài năng, cá tính nhưng lại gặp phải tình cảnh bi quan, đượm buồn.

b. Bài thơ Thương vợ

Bài thơ Thương vợ được viết trên góc nhìn của người chồng là ông Tú đối với vợ mình. Bài thơ là cái nhìn thương cảm, yêu thương và hổ thẹn của một người chồng dành cho vợ.

Hoàn cảnh sống: bà Tú phải làm việc buôn bán vất vả quanh năm ở mom sông - mảnh đất nhô ra phía sông để kiếm sống, không chỉ nuôi bản thân, nuôi 5 người con mà phải nuôi cả ông chồng ăn học đang chờ kì thi để đỗ đạt.

Những khó khăn, vất vả mà bà Tú phải trải qua vô cùng nhiều, sự cần mẫn, chăm chỉ của một người phụ nữ làm trụ cột trong gia đình.

Bà cam chịu cuộc sống hiện tại, cho rằng đó là số phận của mình, chỉ có cách chấp nhận và làm nó thật tốt.

Cuối bà là tình cảm của ông Tú dành cho vợ mình, là tiếng chửi bản thân vô dụng không thể giúp đỡ vợ mình, để cho vợ mình phải chịu vất vả.

c. Khái quát chung

Cả hai bài thơ đều nói về hình ảnh người phụ nữ, tuy có sự khác biệt nhưng ở họ đều toát lên vẻ đẹp phẩm chất với những đức tính tốt đẹp. Nhưng ở họ là những nỗi khổ riêng khó nói nên lời, một bên có cuộc sống đầy đủ vật chất nhưng thiếu thốn tình cảm, khao khát yêu và được yêu. Một bên có được tình cảm, sự thủy chung của người chồng nhưng lại vất vả một nắng hai sương kiếm miếng cơm manh áo lo lắng cho gia đình. Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ đều có những nỗi khổ riêng, chỉ có cách chấp nhận thực tại của mình.

3. Kết bài

Khái quát lại vẻ đẹp hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ của bản thân.

Dàn ý hình ảnh người phụ nữ việt nam qua bài thơ Tự Tình II và Thương Vợ mẫu 2

Mở bài:

- Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung

- Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương.

Thân bài:

* Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả:

+ Ở bài " Thương Vợ" là hình ảnh người phụ nữ chịu thương chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì những gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình.

+ Ở bài "Tự Tình II" là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đinh-nhưng điều rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa đối với những người phụ nữ.

* Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu thương:

+ Trong bà thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh phụ nữ còn hiện lên nỗi bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh mẽ.

+ Ở bài 'Thương Vợ", hình ảnh bà Tú nổi bật với vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu chồng thương con hết mực.

Kết bài

- Người phụ nữ xưa phải chịu nhiều bất hạnh và sự hạn chế của ý thức xã hội

- Nhắc nhở con người phải biết trân trọng hạnh phúc của ngày hôm nay

Bài văn mẫu về hình tượng người phụ nữ Việt Nam

II. Văn mẫu Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình II và Thương Vợ

Bài mẫu 1: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình II và Thương Vợ

Hình ảnh người phụ nữ luôn là đề tài quen thuộc của văn học dân gian. Mảng đề tài đầy cảm hứng nhân văn này đã làm nên giá trị của nền văn học nói chung, gương mặt của các tác giả nói riêng. Tiêu biểu là Hồ Xuân Hương với “Tự Tình II” (II) và Tú Xương với “Thương Vợ”.

Đúng như vậy, hai bài thơ với hai người phụ nữ đều khát khao một mái ấm gia đình. Xong cuộc đời lại lắm éo le trắc trở. Họ phải chịu đựng số phận hẩm hiu chế độ phong kiến mục nát. Cái chế độ mà khi nhắc tới ai ai cũng thấy bất bình tĩnh. Là phụ nữ thì sao chứ? Chẳng lẽ phụ nữ không phải con người trong xã hội? Hà cớ gì cứ phải bắt người phụ nữ làm những thứ họ không muốn từ những hủ tục lạc hậu: cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có quyền hành gì trong gia đình.

Trước hết, thơ của Hồ Xuân Hương là những lời than thân từ nỗi niềm riêng của một cá thể, chất chứa những vấn đề mang tầm phổ quát của thân phận người phụ nữ. Hay nói cách khác, bằng việc viết lên tiếng nói cá nhân. Hồ Xuân Hương làm sống lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa. “Tự Tình II” (II) nằm trong chùm thơ Tự Tình II gồm ba bài viết bằng chữ Nôm. Đó là sự đau khổ vì không là chủ được thân phận mình. Trong khung cảnh lúc nửa đêm nổi bật chỉ là âm thanh “văng vẳng” của trống canh dồn, tiếng trống dồn dập, gấp gáp như hối thúc dội vào lòng người. Âm thanh văng vẳng không chỉ đơn thuần là sự cảm nhận bằng thính giác mà còn là cảm nhận của xúc giác về thời gian. “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”. Nhức nhối một tâm sự “trơ cái hồng nhan với nước non”. vẻ đẹp của người phụ nữ trong đêm trơ trọi, im ắng, gợi lên hình ảnh “hồng nhan” trở nên rẻ rúng, không có giá trị. Chắc hẳn ai trong tình cảnh của Hồ Xuân Hương cũng cảm thấy quạnh hiu, đau nhói, buồn phiền. Hình ảnh “cái hồng nhan” với “nước non” càng cho thấy tâm trạng bẽ bàng tủi hổ của người phụ nữ. Cùng với nỗi buồn đè nặng lên con người nhỏ bé trong xã hội, đè lên thân phận của họ. Hồ Xuân Hương là con người rất mạnh mẽ, bà không cam chịu và muốn thoát khỏi. “Chén rượu hương đưa” là một phương tiện giải sầu, tuy không phải phương tiện duy nhất nhưng là tốt nhất vào lúc này. Tìm quên trong chén rượu, say rồi lại tỉnh, càng uống càng nhận thức mọi thứ rõ ràng hơn. Nó như một vòng luẩn quẩn khiến người phụ nữ ấy nhận ra sự cô đơn trĩu nặng hơn. Hướng tới vầng trăng mong tìm người bạn tri âm tri kỉ giữa đất trời nhưng “khuyết chưa tròn” lại còn “bóng xế”. Ngoại cảnh và con người g đây như một. Người phụ nữ tự hỏi đến bao giờ trăng mới tròn. đến bao giờ người mới có được tình yêu cho mình. Trăng đã sắp tàn mà vẫn chưa tròn, tuổi xuân qua đi mà nhân duyên chưa tới. Người phụ nữ đang chơi vơi giữa một thế giới mênh mông, hoang vắng, muốn thoát khỏi nhưng bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi với chính mình.

Bài văn mẫu về hình tượng người phụ nữ Việt Nam

Đến với Tú Xương là đến với những bài thơ tràn đầy tình yêu thương, cảm động viết về người vợ đang còn sống. Bài thơ “Thương Vợ” thể hiện tâm thế và vị thế của một người mẹ, một người vợ đảm đang. Bà Tú có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Vì chồng, thương con mà cam chịu cuộc sống khó khăn vất vả. Quanh năm suốt tháng, ngày này qua ngày khác không có lấy một ngày nghỉ, ngày mưa cũng như ngày nắng, Bà Tú lam lũ buôn bán trên một mảnh đất nhô lên ở lòng sông. Cái nơi bấp bênh, gập ghềnh hiện lên hình ảnh tần tảo, tất bật ngược xuôi của bà Tú. “Quanh buôn bán ở mom sông”. Cái nền không gian, thời gian ấy, cuộc mưu sinh đầy khó khăn của bà Tú được ông Tú phác họa. “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Hình ảnh “thân cò” là hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội xưa. Ông Tú đã dùng hình ảnh đó để nói về nỗi vất vả của bà Tú, đồng thời cũng gợi lên số kiếp, nỗi đau thân phận. Thân cò “lặn lội” trong một khoảng không gian “khi quãng vắng” vừa chỉ ra cái rợn ngợp của thời gian, vừa chỉ ra cái rợn ngợp của không gian. Hình ảnh bà Tú trở nên rõ nét hơn về sự vật lộn với cuộc sống. “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Cảnh bươn chải, chen chúc nhau của những người buôn bán rất khó khăn. “Buổi đò đông” đâu có giống như “khi quãng vắng”. Nó không chỉ có những lời cãi cọ, mè nheo, sự chen lấn xô đẩy mà còn có những bất trắc nguy hiểm. Biết là vậy nhưng bà Tú vẫn đi trên chuyến đò đó để dành miếng cơm manh áo cho chồng con. Dù vắng hay đông bà Tú cũng thui thủi một “thân cò”.

Tuy rằng số phận ràng buộc họ nhưng nhờ đó những phẩm chất cao quý của người phụ nữ được hiện diện.

Dù đau đớn thế nào, dù yếu ớt đến đâu thì trong sâu thẳm trái tim Hồ Xuân Hương cũng ánh lên ngọn lửa khao khát, hi vọng, không chịu khuất phục mà muốn vùng lên đấu tranh thay đổi cuộc sống của mình. “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám./Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”. Tâm trạng con người như muốn nói lên nỗi phẫn uất, ngang ngạnh, bướng bỉnh. Thiên nhiên trong mắt Hồ Xuân Hương tiềm ẩn một sức sống đang bị đè nén và đang vươn lên mạnh mẽ. “Rêu”, “đá” chỉ là những vật nhỏ bé, hèn mọn nhưng không hề yếu đuối bởi rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây. Điều đó càng chứng tỏ Hồ Xuân Hương muốn bứt phá rào cản để đi tìm hạnh phúc cho mình, muốn giải thoát số phận hoàn cảnh, thể hiện cá tính táo bạo của nữ sĩ. Tuy lòng đầy canh cánh nhưng bà vẫn nhìn cảnh vật với con mắt yêu đời. Yêu đời là thế, sức sống là thế mà cuộc đời riêng thì vẫn “xuân đi xuân lại lại”. Cái vòng quẩn quanh đáng ghét của cuộc đời không thể tránh khỏi tiếng thở than chua xót. Càng chua xót hơn khi giữa cái tuần hoàn thời gian ấy là một “mảnh tình” nhỏ vụn đã vỡ nhưng nay vẫn bị sẻ đi sẻ lại. Đối với trái tim thiết tha yêu thương kia, điều đó như một vết thương cứa sâu đau nhức nhối, khao khát một tình yêu trọn vẹn.

Dù có vất vả, đau xót, chán chường đến thế nào thì người phụ nữ Việt Nam xưa vẫn là những con người có phẩm chất đẹp đẽ. Không chỉ vẻ bề ngoài mà còn cả bên trong. Đó là lòng yêu thương, lòng nhân hậu, một lòng một dạ vì chồng vì con. “Nuôi đủ năm con với một chồng”. “Nuôi đủ năm con” là việc hiển nhiên của một người mẹ nhưng còn chồng, cớ sao lại phải đếm “một chồng”? Là vì chồng, bà Tú cũng phải nuôi và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết cho ông Tú. Bà Tú phải thắt lưng buộc bụng nuôi dưỡng năm đứa trẻ vất vả, vậy mà phải nuôi thêm một ông Tú trong nhà nữa thì gánh nặng đè lên đôi vai nhỏ của bà tăng gấp đôi. Sự khéo léo. Đảm đang của bà thể hiện ở việc lựa chọn ông Tú mà sống, khéo léo chiều sự khó tính khó nết của ông để trong ấm ngoài êm. Bà Tú nhẫn nhục chịu đựng cái nợ đời như một sự tất yếu không thể không chấp nhận. “Một duyên hai nợ âu đành phận”. Điều kì diệu là người mẹ, người vợ này không hề ý thức rằng đó là sự hi sinh. Sự vất vả “năm nắng mười mưa” càng thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con mà bà đâu “dám quản công” một lời. Bà tự nguyện gánh vác trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Dù vất vả trăm điều nhưng bà vẫn âm thầm chịu đựng. Phải chăng đó chính là đức hi sinh – vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam?

Hai người phụ nữ đẹp đều tìm thấy sức mạnh, ý chí để vượt lên hoàn cảnh. Nhưng trong cuộc thoát thân họ còn cô đơn quá, vì thế mà thất bại. Một người muốn bứt phá, thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt. Một người cam chịu , nhẫn nại để làm tròn bổn phận một người mẹ, một người vợ. Một người được đồng cảm, sẻ chia. Một người cô đơn một mình, buồn đau trước số phận hẩm hiu. Chỉ khi những người phụ nữ biết đoàn kết, biết đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng họ mới có thể thay đổi được số phận, làm chủ được cuộc đời mình.

Người phụ nữ thời xưa phải chịu nhiều thiệt thòi, bất công, ngang trái và bị hạn chế bởi xã hội phong kiến. Còn người phụ nữ ngày nay được quyền bình đẳng, quyền học tập, quyền lựa chọn tình yêu và quyền làm chủ cuộc đời. Họ không còn bị đối xử như trước nữa. Tuy người phụ nữ ngày xưa có cuộc đời éo le nhưng hình ảnh sâu thẳm trong họ không bao giờ bị mất đi. Dù hoàn cảnh có ra sao thì tâm hồn cao đẹp của họ vẫn sáng lên. Và điều đó khiến ta luôn tự hào về người phụ nữ Việt Nam.

Bài mẫu 2: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình II và Thương Vợ

Thời xưa, dưới chế độ phong kiến suy tàn, mục nát, số phận người phụ nữ luôn bị vùi dập vào vũng lầy đau khổ, luôn bị trói buộc bởi xã hội bất công, một xã hội “trọng nam khinh nữ”, một chế độ đa thê…. Họ gặp nhiều đau khổ, tình duyên trắc trở, số phận hẩm hiu. Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ nói lên thân phận của người phụ nữ phong kiến xưa. Họ không có quyền quyết định cuộc đời mình, chỉ biết sống cam chịu và phục tùng. Cảm thông với thân phận và phẩm chất của người phụ nữ, hình ảnh đó đã được thể hiện rất tài tình qua hai bài thơ Tự Tình II II của Hồ Xuân Hương Và Thương Vợ của Trần Tế Xương.

Họ là những người phụ nữ có tài có sắc, có phẩm chất cao đẹp nhưng thân phận của họ lại vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của những người phụ nữ này long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội.

Với bản lĩnh của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa. Thơ bà là tiếng nói đòi quyền sống tự do và thể hiện khát khao hạnh phúc. Ở bài thơ Tự Tình II II, Hồ Xuân Hương đã bộc bạch tâm trạng bức xúc cao độ của bản thân, đồng thời cũng là tâm trạng chung của bao phụ nữ cùng cảnh ngộ trong xã hội phong kiến.

Đây là một cảnh trong đêm khuya, vắng lặng, yên tĩnh, bà một mình không ngủ, thiếu thốn yêu thương. Đó là sự khổ đau vì không làm chủ được số phận của mình:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.”

Mở đầu là một âm thanh vang vọng, đầy hối hả: Trống canh dồn. Nhưng dù mãnh liệt đến mấy, tiếng trống cũng chỉ là âm thanh duy nhất trong đêm vắng. Cái động đã đươc sử dụng để tôn lên cái tĩnh, cái cô độc, trống trải của đêm khuya. Nửa đêm là thời gian sum họp của vợ chồng, là thời điểm hạnh phúc lứa đôi, ấy vậy mà lại có người phụ nữ tĩnh dậy vào đúng thời khắc thiêng liêng ấy, hay vì cả đêm người phụ nữ không ngủ được vì thiếu vắng một điều gì đó, vì tâm trạng đang mang nặng một nỗi đau? Bà khắc khoải đợi chờ, tâm trạng khi đó thật rối bời, lo âu, buồn bã. Hồ Xuân Hương cảm nhận được sự bẽ bàng của duyên phận. Chính trong bối cảnh ấy đã hiện ra một con người cô độc, trơ trọi. ''Hồng nhan'' là cách gọi chỉ người con gái đẹp, rộng hơn là chỉ chung giới nữ. Nhưng gọi là cái hồng nhan có nghĩa là đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác khác. ''Trơ'' trơ trọi, cô đơn, trơ đến mất cả cảm giác. Câu thơ cùng thể hiện một tâm trạng cô đơn, quạnh quẽ rất mực của con người trong 1 không gian rộng lớn. Tưởng như nghe được từ 2 câu thơ ấy cả những tiếng thở dài ngao ngán, tủi hổ về duyên phận hẩm hiu của một người phụ nữ đa tài đa tình.

“Chén rượi hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”

Thấy trống vắng cô đơn, để quên đi nỗi buồn trơ trọi này, bà đã nhờ đến rượu mượn chút hương nồng. Nhưng càng uống, bà càng tỉnh. ''Say lại tỉnh'' gợi vòng luẩn quẩn, bế tắc của số phận xót xa của tác giả. Đến câu thơ tiếp theo, nỗi đau lại tiếp tục được thể hiện rõ ràng và đậm nét. "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" có vẻ như Hồ Xuân Hương đã ngồi một mình bên chén rượu như thế đến hết đêm, như mong chờ một sự đồng cảm và sẻ chia. Nhưng bà có thấy sự đồng cảm ở đâu đó? Hay bà chỉ thấy số phận dở dang của mình đang hiện diện trong một vầng trăng khuyết? Trăng vốn là một biểu tượng của hạnh phúc, là hình ảnh đại diện cho cho những ước mơ và hy vọng. Nhưng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương lại xót xa đến mức “khuyết chưa tròn”, tuổi xuân đã qua mà hạnh phúc không hề trọn vẹn,một cuộc đời còn dang dở với những éo le, trắc trở trong tình duyên. Bà cảm thấy xót xa, cay đắng cho số phận dở dang, nhân duyên lỡ làng. Ngày tháng cứ vô tình chồng chất thêm hy vọng, đợi chờ, khao khát. Nhưng hp vẫn mù tăm. Càng cô đơn, càng mong đợi thì đau buồn lại càng lắng đọng thêm. Đó chính là bi kịch của người phụ nữ có thân phận hẩm hiu. Dù phải trải qua nhiều bi kịch nhưng bà vẫn cố gắng gượng với đời. Phản ứng của bà tuy mạnh mẽ và dữ dội nhưng thực tại vẫn đắng cay, chua chát. Phải sống trong 1 xã hội trọng nam khinh nữ, xem phụ nữ là hạ đẳng, chẳng chút gì trân trọng yêu thương thì bà phải lâm vào cảnh ngộ ''lạnh lùng'' chua xót là điều tất yếu. Thấm thía nỗi buồn đau riêng ấy của mình, nhà thơ muốn cất lên tiếng nói nhằm đấu tranh cho nữ giới đều được sống, được yêu thương, được 1 cuộc sống hạnh phúc. Nhưng việc ấy đâu phải dễ dàng, bởi ngay chính bà vẫn phải đang gánh chịu 1 duyên phận hẩm hiu... Tâm sự trĩu nặng nỗi buồn, thân phận và duyên phận của bà không biết ngỏ cùng ai nên càng cuộn xoáy, day dứt trong lòng giữa đêm khuya. Nhưng dù bị phũ phàng hay quên lãng thì bà vẫn k tuyệt vọng, vẫn khao khát sống, vẫn ước ao có một hạnh phúc tròn đầy.

Còn đối với bài ''Thương Vợ'' của Trần Tế Xương, ông đứng dưới khía cạnh một người đàn ông, cảm thông cho người vợ của mình, luôn chịu cơ cực gian truân nhưng không dám phản kháng. Họ luôn sống cam chịu, hi sinh cho chồng con:

“Quanh năm buôn bán ở mom sống,
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”

Những câu thơ trên có thể coi là 1 chân dung tương đối hoàn chỉnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh đầu tiên của người phụ nữ Việt Nam đó là hình tương người phụ nữ chịu nhiều đau khổ, vất vả trong cuộc sống. Đó là hình ảnh bà Tú vất vả, gian truân kiếm sống, tất bật ngược xuôi “Quanh năm buôn bán ở mom sông” để ''nuôi đủ 5 con với 1 chồng''. Câu thơ đã nói lên một hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ của bà, làm việc vất vả suốt cả năm, không kể mưa nắng trên mom sông- cái đất nhô ra chênh vênh, đầy nguy hiểm. Đông con, nuôi lũ con đông ấy đã đành, bà còn phải nuôi chồng. Năm con với một chồng là sáu người. Nhưng nuôi đủ vẫn hiểu là vừa đủ, không thiếu nhưng cũng chẳng thừa. Vất vả quanh năm đến vậy mà cũng chỉ vừa đủ nuôi chồng, nuôi con, vậy mới thật là vất vả, Thấm thía nỗi vất vả, gian truân của vợ, Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cò trong ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương con tội nghiệp hơn. Con cò trong thơ không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian mà còn là rợn ngợp của thời gian. Hình ảnh thân cò như một sự sáng tạo đưa từ lặn lội lên đầu câu, thay con cò bằng thân cò cũng làm tăng thêm nỗi vất vả, gian truân của bà Tú, càng khơi dậy cả nỗi đau thân phận sâu sắc, thấm thía hơn. Như vậy là bà Tú phải lo rất nhiều, phải làm rất nhiều nhưng ''âu đành phận'', ''dám quản công'' bà vẫn chấp nhận không hề kêu ca, phàn nàn, than thân trách phận hay oán hận. Bà âm thầm coi đó là định mệnh đã an bài, bà sẵn sàng, tự nguyện gánh khổ cực vì chồng con. Nổi lên là đức hi sinh thầm lặng cao quý, giàu đức hi sinh, bà là người đảm đang, tháo vát, chu đáo vs chồng con. Dù có vất vả, đau xót đến mức nào, thì người phụ nữ Việt Nam xưa vẫn là những con người có những phẩm chất đẹp đẽ, không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn là ở tình yêu thương, lòng nhân hậu, một lòng, một dạ vì chồng, vì con. Qua đó, ông Tú cũng tự trách mình, tự nhận mình làm chồng mà vô tích sự, tự mắng mình là gánh nặng của vợ. Ông còn chửi thói đời bạc bẽo, chửi cả xã hội trọng nam khinh nữ. Vì quá Thương Vợ, có lẽ ông Tú đã hóa thân vào vợ mình để thông cảm và thấu hiểu bà. Lấy chồng mà chẳng được nhờ vả, cậy dựa, lấy phải ông chồng hờ hững thì quả thật có cũng như không mà thôi.

Cả 2 bài thơ, 2 người phụ nữ, họ đều cảm nhận được thân phận, số phận của mình 1 cách rõ ràng. Cùng ý thức được về bản thân và cuộc sống của mình. Song cuộc đời lại lắm éo le trắc trở. Họ phải chịu số phận hẩm hiu. Họ đều là những người phụ nữ tần tảo, nhẫn nại, cam chịu duyên phận, biết mà không thể làm gì được để thoát khỏi cuộc sống tù túng, ngột ngạt đến bế tắc ấy. Họ mất tự do, không được sống cho chính mình... 2 bài thơ cùng 1 đề tài và cùng toát lên thân phận nhỏ bé, phụ thuộc rất đáng thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

Đó là những hiện thân cho những khổ đau của con người trong xã hội xưa, đồng thời là kết tinh của những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua hàng thế kỉ. Trong cả hai bài thơ là hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều đau đớn, tủi cực dưới chế độ phong kiến nhưng ở họ toát lên sự đấu tranh mạnh mẽ, vượt lên số phận để làm tốt bổn phận của một người phụ nữ trong gia đình, một người phụ nữ dám vượt lên trên đớn đau để tìm hạnh phúc mà mình hằng khao khát.

Bài mẫu 3: Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II II và Thương Vợ

“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

Đã từ lâu, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa đã xuất hiện nhiều qua những câu ca dao với những vẻ đẹp, hình tượng khác nhau. Nhưng ở họ đều có chung đức tính truyền thống đẹp đẽ mà dân tộc Việt Nam đã tích luỹ được qua hàng ngàn năm lao động và đấu tranh. Hình ảnh đó cũng được thể hiện rất tài tình qua hai bài thơ Tự Tình II II của Hồ Xuân Hương Và Thương Vợ của Trần Tế Xương.

Hình ảnh đầu tiên của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện qua hai bài thơ đó là hình tương người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều đau khổ, vất vả trong cuộc sống. Đó là hình ảnh bà Tú vất vả, gian truân kiếm sống, tất bật ngược xuôi “Quanh năm buôn bán ở mom sông”. Câu thơ đã nói lên một hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ của bà. Ở đây, bà Tú làm việc vất vả suốt cả năm, không kể mưa nắng trên mom sông - cái doi đất nhô ra đầy nguy hiểm. Thấm thía nỗi vất vả, gian truân của vợ, Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cà trong ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương con tội nghiệp hơn. Con cò trong thơ không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian mà còn là rợn ngợp của thời gian. Hình ảnh thân cò như một sự sáng tạo:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”

Đưa từ lặn lội lên đầu câu, thay con cò bằng thân cò cũng làm tăng thêm nỗi vất vả, gian truân của bà Tú, càng khơi dậy cả nỗi đau thân phận sâu sắc, thấm thía hơn:

“Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Câu thơ gợi nên một sự chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ, sự cạnh tranh đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại. Buổi đò đông đâu phải là ít lo âu, nguy hiểm hơn khi quãng vắng mà đó còn là sự chen lấn, xô đẩy chứa đầy bất trắc, nguy hiểm. Những câu thơ đã làm nổi rõ lên những vất vả, cực nhọc mà bà Tú và người phụ nữ Việt Nam xưa phải chịu đựng, trải qua.

Còn với bài thơ Tự Tình II II của Hồ Xuân Hương thì đó là sự khổ đau vì không làm chủ được số phận của mình:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.”

Mở đầu là một âm thanh vang vọng, đầy hối hả: Trống canh dồn. Nhưng dù mãnh liệt đến mấy, tiếng trống cũng chỉ là âm thanh duy nhát trong đêm vắng, nếu không có nó thì đem khuya sẽ trở nên vô cùng vắng lặng. Cái động đã đươc sử dụng để tôn lên cái tĩnh, cái cô độc, trống trải của đêm khuya. Nửa đêm là thời gian sum họp của vợ chồng, là thời điểm hạnh phúc lứa đôi, ấy vậy mà lại có người phụ nữ tĩnh dậy vào đúng thời khắc thiêng liêng ấy, hay vì cả đêm người phụ nữ đã không ngủ được vì thiếu vắng một điều gì đó, vì tâm trạng đang mang nặng một nỗi đau? Tiếng trống canh âm vang từ xa vọng lại như đang thúc giục thời gian qua mau, gọi đến một điều đáng sợ đối với một người đàn bà vẫn còn thân đơn gối chiếc, đó là tuổi già. Tuổi già càng đến gần nghĩa là hi vọng càng tuột xa, mọi mong mỏi, khát khao càng trở nên vô vọng. Tiếng trống dồn dập cứ xoáy sâu vào tâm con người phụ nữ, nó âm vang trong tâm tưởng, âm vang trong suy nghĩ không tài nào dứt được. Dồn dập, hối hả, tiếng trống không chỉ bao trùm lên không gian mà còn lên cả thời gian nữa, và tự hỏi: đây có thật là tiếng trống hiện hữu trong thực tại hay phải chăng đó là tiếng trống cất lên từ tiếng lòng thổn thức của tác giả, tiếng trống ám ảnh về một bi kịch đang ngày càng đến gần hơn với bà:

“Trơ cái hồng nhan với nước non”

Khi thời gian cứ lướt qua càng lúc càng dồn dập thì cũng là lúc “hồng nhan” ngày một trơ ra với đời. “Hồng nhan” chính là nhan sắc, gương mặt xinh đẹp của người phụ nữ. Đó là điều mà bất cứ người phụ nữ nào cũng hết sức tự hào, coi trọng, nâng niu. Nhưng từ “cái” gắn liền với “hồng nhan” như một hòn đá kéo nặng cả câu thơ xuống. “Hồng nhan” để làm gì khi nữa đêm phải tĩnh giấc trong cái trống trãi, lặng lẽo đến đắng cay? “Hồng nhan” để làm gì khi nó đâu phải là vĩnh cữu mà sẽ nhanh chóng vỡ tan theo từng nhịp trống dồn. Câu thơ như lời đay nghiến, mỉa mai chính bản thân mình, đáng thương cho những người phụ nữ đương thời bị đè nén, áp bức với những thủ tục phong kiến đến mức xơ xác, héo mòn cả một phận hồng nhan. Đó còn là nỗi đau vì cô quạnh, thiếu vắng hạnh phúc lứa đôi, không người yêu thương, thông cảm.

“Chén rượi hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Hai câu thơ vẽ nên một khung cảnh rất thật và cũng chứa chan bao nỗi niềm tác giả. Một người phụ nữ mà phải ngồi uống rượu một mình, cô đơn với đêm khuya, với vầng trăng lạnh. Câu thơ là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa trăng với người. Khi muốn quên sầu là lúc người ta ở trong tâm trạng cay đắng nhất, khi xung quanh không có ai để có thể chia sẽ nỗi niềm và ta chỉ còn biết quên đi nỗi niềm trong men rượu, một mình. Nhưng liệu chén rươu có thể làm quên đi bảo nỗi cô đơn, tủi nhục trong lòng hay Hồ Xuân Hương uống rượu mà như uống đi bao giọt sầu mà người uống chẳng đổ đi được khi mà có thể lặng lẽ, âm thầm nuốt vào cổ họng, để đau khổ cũng chẳng mất đi đâu mà trở lại chính trong tâm trí mình. Ở đây cảnh tình Xuân Hương được thể hiện chứa đựng bi kịch. Tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không được trọn vẹn. Trăng vốn là biểu tượng của hạnh phúc, là hình ảnh đại diện cho ước mơ và hi vọng. Nhưng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương lại xót xa đến mức “khuyết chưa tròn” - một hạnh phúc không hề trọn vẹn, một cuộc đời còn dang dở, éo le với những trắc trở trong tình duyên. Hạnh phúc của bà chỉ như vầng trăng khuyết mà bà không thể biết trước ngày mai trăng sẽ khuyết tiếp hay tròn. Ánh trăng sáng mà lạnh lẽo vô cùng khi ẩn hiện trong đó một nỗi cô đơn, trống vắng. Và bóng xế đi kèm với trăng lại gợi nên một nỗi niềm trong lòng tác giả: nỗi lo sợ trước tuổi xuân đang mất đi. Trăng đã xế mà vẫn khuyết chưa tròn, giống như tuổi xuân của Xuân Hương đang mất đi mà tình duyên chưa được trọn vẹn. Hình ảnh mặt trăng là hình ảnh ẩn dụ vô cùng độc đáo và đặc sắc, miêu tả chính xác và vô cùng sinh động ngoại cảnh mà cũng bộc lộ được tâm cảnh, những suy nghĩ, tâm tư đang hiện hữu trong bà.

Nhưng dù có vất vả, đau xót, chán chường đến mức nào, thì người phụ nữ Việt Nam xưa vẫn là những con người có những phẩm chất đẹp đẽ, không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn là ở tình yêu thương, lòng nhân hậu, một lòng, một dạ vì chồng, vì con:

“Nuôi đủ năm con với một chồng”

Câu thơ là gánh nặng gia đình đặt lên vai bà Tú, vất vả quanh năm chẳng nề hà như vậy là để nuôi cả nhà. Đông con, nuôi lũ con đông ấy đã đành, bà còn phải nuôi chồng. Năm con với một chồng là sáu người. Một phải gánh sáu, thế là nặng, phải gánh và gánh được, thế là đảm đang. Nhưng nuôi đủ vẫn hiểu là vừa đủ, vừa đủ nuôi, không thiếu nhưng cũng chẳng thừa. Vất vả quanh năm đến vậy mà cũng chỉ vừa đủ nuôi chồng, nuôi con, vậy mới thật là vất vả, đã gắng hết sức rồi. Vậy mới thật là đảm, nặng đến thế mà cũng gánh xong, khó thế mà cũng chu toàn. Câu thơ thể hiện sự vất vả, gian lao đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú nói riêng và của người phụ nữ Việt Nam nói chung.

Còn với Tự Tình II II, dù đớn đau đến mức nào thì trong sâu thẳm trái tim bà, dù yếu ớt đến đâu cũng loé lên ánh lửa khát khao, hi vọng, không chịu khuất phục mà muốn vùng lên đấu tranh thay đổi cuộc sống của mình:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”

Một hình tượng thiên nhiên dữ dội, đầy cựa động như tính cách buớng bỉnh, không chịu khuất phục điều gì của chính tác giả vậy. Ở đây, Hồ Xuân Hương, sự buồn tủi bao giờ cũng gợi nên những phản ứng tích cực, bà không buông xuôi, đầu hàng mà luôn cố gắng tìm cách thay đổi vận mệnh, cho dù những cố gắng đó mới chỉ dừng lại trong suy nghĩ. Hai câu thơ tưởng như chỉ miêu tả cảnh vật xung quanh, nhưng chính những đặc điểm cuả cảnh vật đó đã được dùng để bộc lộ tâm trạng của con người. Hàng loạt những động từ mạnh đầy sắc thái biểu cảm như xiên, đâm được đảo lên đầu câu. Những sinh vật bé nhỏ, hèn mọn, còn hèn mọn hơn cả “nội cỏ hoa hèn” như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu. Nó phải mọc xiên, mà là “xiên ngang mặt đất”. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, nó phải “đâm toạc chân mây”. Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu dã làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây mà cũng là sự phẫn uất của tâm trạng. Chỉ những cảnh vật bình thường không có gì đặc biệt như rêu và đá, nhưng qua cách nhìn đấy bất mãn, ấm ức của tác giả, chúng trở nên vô cùng sống động. Cự động, nổi loạn, phá phách, muốn đập tan những gì gò bó đẻ dược tự do vùng vẫy giữa đất trời, thiên nhiên hoà hợp với con người, đặc điểm thiên nhiên cũng chính là nỗi niềm nhân vật. Và ta cũng thấy được tâm trạng của Hồ Xuân Hương phẫn uất trước những tục lệ phong kiến, cũng như những số phận hẩm hiu đang tàn nhẫn ra tay bóp chết hạnh phúc của bà; những uất hận ấy bị đè nén, gò ép trong lòng bà đến mức không chịu nổi chỉ chực vỡ oà ra, bà khao khát muốn đập tung tất cả, muốn đập đổ mọi thứ, muốn tự do biết nhường nào. Nhưng dù sao, bà cũng chỉ là một người phụ nữ phong kiến, một thân phận nữ nhi cô độc, dù phá phách, dù nổi loạn đến đâu thì cũng chỉ trong giới hạn ngôn từ. Bà không thể làm gì hơn được nữa. Mặc dù vậy, ta phải công nhận đây là một cách suy nghĩ vô cùng mới mẻ, một tư tưởng đi trứoc thời đại, một tính cách hoàn toàn khác biệt so với người phụ nữ lúc bấy giờ. Đó là một bản lĩnh, một cá tính Xuân Hương đáng trân trọng:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”

Ngán là chán ngán, là ngán ngẩm. Hồ Xuân Hương ngán lắm rồi nỗi đời éo le, bạc bẽo. Xuân đi rồi xuân lại, tạo hoá chơi một vòng luẩn quẩn. Từ xuân mang hai nghĩa, vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Mùa xuân đi rồi, mùa xuân trở lại với thiên nhiên, với muôn nghìn hoa cỏ, lá cây, nhưng với con người tuổi xuân qua là không bao giờ trở lại. Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” mang hai ý nghĩa khác nhau. Từ lại thứ nhất nghĩa là thêm lần nữa, từ lại thứ hai nghĩa là trở lại. Sự trở lại của mùa xuân lại đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: Mảnh tình-san sẻ-tí con con. Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ ra thành ít ỏi, chỉ còn tí con con nên càng xót xa, tội nghiệp. Câu thơ được viết ra có thể là tâm trạng của người mang thân đi làm lẽ. Đau xót biết mấy, khi mảnh tình là một thứ được chia năm xẻ bảy, nhận dược duy nhất một mảnh tí con con. Hạnh phúc của bà chẳng những không trọn vẹn mà còn nhỏ bé, ít ỏi đến mức độ tội nghiệp. Tình duyên như thế có để làm gì, chỉ càng thêm tủi nhục, đắng cay. Cách dùng từ giản đơn mà vẫn vô cùng độc đáo đã cực tả nỗi niềm của tác giả. Hồ Xuân Hương ngang tàng, thách thức đầy nổi loạn trên là thế, nhưng cuối cùng tất cả vẫn chỉ chìm vào vô vọng trong sự bất lực tột cùng và chán chường, mệt mỏi. Những cố gắng vùng vẫy của bà chỉ là vô ích, bởi phận của bà vốn đã là một bi kịch và mãi mãi chỉ là bi kịch mà thôi. Có lẽ trong giờ phút ấy, bà đã muốn buông xuôi, muốn bỏ mặc cho tất cả số phận đưa đẩy, bà đã mất hết hi vọng. “Giọt nước mắt em... âm thầm buông rơi, đêm sầu đơn côi... trong tim em ôm trọn một nỗi sầu bơ vơ... đành khóc vậy thôi…” Liệu Hồ Xuân Hương có thể vượt qua tất cả để trở lại là một người phụ nữ yêu đời mạnh mẽ, không sợ gì cả như ngày nào? Đó vẫn là câu hỏi còn dở dang của người phụ nữ đem thân đi làm lẽ, phận người mà hạnh phúc không bao giờ trọn vẹn mà chỉ nhỏ nhoi như mảnh gương vỡ. Câu thơ diễn đat sâu sắc đỉnh điểm, bi kịch của Hồ Xuân Hương và cũng là của người phụ nữ thời bấy giờ.

Đó là những hiện thân cho những khổ đau của con người trong xã hội xưa, đồng thời là kết tinh của những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua hàng thế kỉ. Trong cả hai bài thơ là hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều đau đớn, tủi cực dưới chế độ phong kiến nhưng ở họ toát lên sự đấu tranh mạnh mẽ, vượt lên số phận để làn tốt bổn phận của một người phụ nữ trong gia đình, một người phụ nữ dám vượt lên trên đớn đau để tìm hạnh phúc mà mình hằng khao khát.

Bài mẫu 4: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình II và Thương Vợ mẫu

Trong những năm từ thế kỉ mười bảy đến cuối thế kỉ mười chín, dưới sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến, số phận người phụ nữ bị gần như bị vùi dập trong vũng bùn đau khổ bởi lễ giáo phong kiến “trọng nam khinh nữ” hà khắc. Họ phải chịu chói buộc trong chế độ xã hội nam quyền độc đoán, đa thê… cùng với sự áp đặt của lễ giáo phong kiến: “Tam tòng, tứ đức” ( tam tòng là: tại gia tòng phụ), xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử; tứ đức là: công, dung, ngôn, hạnh). Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình mà phải an phận, phục tùng và cam chịu. Vì thế, họ gặp rất nhiều đau khổ trong cuộc sống, tình duyên thì lận đận, phải chịu cuộc đời làm lẻ, làm thiếp cho người ta… Cảm thông với số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, nhiều nhà văn nhà thơ đã thay họ đứng lên nói lên tiếng lòng của mình. Trong đó có Hồ Xuân Hương với “Tự Tình II” và Trần Tế Xương cùng “Thương Vợ”.

Hai tác phẩm trên là lời khẳng định về nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ xưa. Họ đều là những con người đa tài, đa sắc như Hồ Xuân Hương đã gọi “hồng nhan” hay là tảo tần, thủy chung, và giàu đức hi sinh như Tú Xương lên tiếng.

Nếu như Bà chúa thơ Nôm với cái tài và cái ngông của mình dám thách thức với cả trời đất, thiên nhiên để nói lên cái đẹp cái tài hoa của người phụ nữ trong xã hội bấy giờ:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
(Tự Tình II II)

Thì đến với Tú Xương lại thể hiện tâm thế và vị thế của một người mẹ hiền một người vợ đảm. Vì chồng, thương con mà bà cam chịu với cuộc sống khó khăn, vất vả:

“Lặn lội than cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

(Thương Vợ)

Nhưng dân gian ta đã có câu: “Hồng nhan bạc phận”. Hồ Xuân Hương càng thể hiện cái tài, cái hồng nhan bao nhiêu thì lại càng làm nổi lên tâm trạng buồn đau, oán hận, cô độc trong đêm khuya vắng. Sự bẽ bàng, tủi hổ của Hồ Xuân Hương nói riêng cũng chính là của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại ấy nói chung.

Những con người hạnh phúc ít ỏi, duyên nợ hẩm hiu: “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Tuổi xuân thì qua đi mà hạnh phúc vẫn không trọn vẹn như vầng trăng đến lúc xế bóng mà vẫn chưa tròn. Mang than phận của một người vợ lẻ, tình yêu thì bị chia năm sẻ bảy chỉ còn lại tí con con: “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Hồ Xuân Hương đã nói lên nỗi lòng của mình trước cái bất công của xã hội phong kiến. Còn với Tú Xương, ông đứng trên phương diện từ người đàn ông, người chồng, người con để thể hiện sự cảm thông, thương xót cho số phận của người phụ nữ:

“Một duyên, hai nợ âu đành phận
Năm nắng, mười mưa dám quản công”

Câu thơ vừa nói lên đức hy sinh cao quý của người phụ nữ mà cụ thể hơn ở đây là bà Tú, lại vừa thể hiện sự cam chịu trước số phận của mình. Nếu như đứng ở góc độ đạo lý, ta thấy rằng sự cam chịu của bà Tú chính là việc bà đang tuân thủ theo bổn phận làm vợ, làm mẹ của mình. Thế nhưng, theo góc độ tình cảm, ta thấy, việc bà Tú cam chịu, hi sinh tất cả vì chồng vì con thì ở bà lại hiện lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đó chính là sự đảm đang, chịu thương chịu khó, đức hi sinh âm thầm vì chồng vì con.

Cảm thông trước sự vất vả của người vợ, Tú Xương đã lên tiếng oán trách thói đời, trách xã hội bất công:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”.

Nói là trách đời nhưng thực ra qua hai câu sau ta thấy rằng ông đang trách mình. Mình đã không làm đúng vai trò của một người chồng. Câu thơ nói lên tiếng lòng của Trần Tế Xương đối với người phụ nữ. Vừa là lời cảm thông, vừa là sự bênh vực. Còn với Hồ Xuân Hương, ta lại thấy có lời oán trách táo bạo, giận cuộc sống đã đưa người phụ nữ vào chỗ lẻ loi, cô đơn, hiu hắt : “Oán giận trông ra khắp mọi chòm” (Tự Tình II I). Hay phê phán cái xã hội thối nát, người đời bạc bẽo vô tâm: “Sau giận vì duyên để mỏi mòn” (Tự Tình II I). Đằng sau sự oán trách đó, là sự khát vọng và vươn lên, không để bị số phận làm khuất phục:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
(Tự Tình II II)

Bằng những động từ mạnh như “xiên”, “đâm”, kết hợp với bút pháp tu từ đảo ngữ càng nhấn mạnh sức phản kháng mãnh liệt và khát vọng bung tỏa bản lĩnh cá nhân. Và điều này cũng là nét đặc sắc của thơ Hồ Xuân Hương.

Tuy đứng ở hai khía cạnh, hai góc nhìn khác nhau về người phụ nữ, nhưng cả hai tác phẩm “Tự Tình II” và “Thương Vợ” đều là những bài ca ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Nếu như Hồ Xuân Hương đem đến cho người đọc về hình ảnh người phụ nữ tài sắc, thủy chung, nhưng lại chịu nhiều bất hạnh về cuộc sống và duyên phận thì Tú Xương mang đến cho chúng ta hình ảnh về đức hi sinh, sự can đảm chịu thương chịu khó của người phụ nữ. Hơn nữa, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ càng đậm nét hơn khi chính họ là những con người bất hạnh nhưng luôn ngời sáng lên những ước mơ. Hai tác phẩm đều phản ánh khát vọng vươn lên làm chủ của người phụ nữ, bênh vực quyền sống, khát vọng hạnh phúc, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Phẩm chất truyền thống đẹp đẽ đó đã trở thành nét đẹp đương đại với phụ nữ Việt nam ngày nay: “Giỏi việc nước – đảm việc nhà”.

Bài mẫu 5: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình II và Thương Vợ mẫu

Từ bao giờ đến bây giờ, từ Homer đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh). Có thể nói, đó chính là sự trường tồn bất diệt của thơ văn.

Và ta càng thấy sức lan tỏa của nó mạnh mẽ hơn khi đến với ngòi bút nhân đạo của người nghệ sĩ trong thơ ca trung đại. Nổi bật lên trong những trang viết thấm nhuần tư tưởng ấy chính là hình ảnh người phụ nữ.

Bằng sự đồng cảm nơi sâu thẳm tâm hồn, nhiều tác phẩm ra đời chính là sự lên tiếng của nhiều nhà thơ nói thay cho tâm sự thầm kín của người phụ nữ mà tiêu biểu là hai bài thơ “Tự Tình II II” của Hồ Xuân Hương và “Thương Vợ” của Trần Tế Xương.

Đọc những vần thơ ấy, độc giả không khỏi rung động trước tình cảnh éo le, trớ trêu, những bi kịch đau thương họ phải gánh chịu. Và có lẽ chính bởi từ đó, ta hiểu thêm về một nửa nhân loại.

Mỗi bài thơ đều được thể hiện bằng phong cách riêng nhưng nổi bật lên là hình ảnh người phụ nữ tiềm ẩn bao vẻ đẹp, tài năng và phẩm chất đáng trân trọng. Nhưng trong xã hội phong kiến mục nát ấy, mọi quyền lợi mà họ đáng được hưởng lại bị tước đoạt.

Có thể khẳng định rằng, người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa đẹp người, đẹp nết. Họ mang một vẻ thuần khiết, trắng trong, có nhan sắc:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Và ta cũng bắt gặp hình ảnh một người vợ đảm đang, yêu thương gia đình:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”

Bà Tú là người rất mực chăm lo cho chồng con, bà nuôi cả gia đình nhưng cuộc ssống luôn đầy đủ, không để ai phải đói rách. Mọi người được ăn no mặc ấm, tiêu pha đủ. Qua đó, ta thấy bà đã làm tròn trách nhiệm với cương vị là người vợ, người mẹ trong gia đình.

Đọc đến đây, hình ảnh “Vũ Nương” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ một lần nữa khắc sâu trong tâm trí mỗi người với phẩm chất cao đẹp của nàng: một người vợ yêu thương chồng con và hiếu thuận với mẹ. Dường như đây cũng là sự đồng điệu giữa hai tâm hồn của hai thế hệ nhà thơ Nguyễn Dữ và Tú Xương. Qua đó càng làm nổi bật lên vẻ nết na, đảm đang của người phụ nữ.

Nhưng bên cạnh đó là những khổ cực, vất vả mà đôi vai yếu mềm phải gánh chịu. Đối với người con gái, tuổi xuân là thứ đáng quý nhất trong cuộc đời nhưng Hồ Xuân Hương chưa có được một hạnh phúc trọn vẹn thì nó đã qua đi nhanh chóng, hao mòn theo thời gian:

“Đêm khuya vẳng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”

Đã đêm khuya mà bà vẫn thao thức. Tâm trạng rối bời trước nhịp đập của tiếng trống dồn dập hay cũng chính là bước đi của thời gian. Cái cô đơn lạnh lẽo cứ bủa vây và dường như mỗi giây phút đi là tâm trạng được đẩy lên một bậc.

Càng đau đớn xót xa biết bao khi người con gái đã quá lứa, lỡ thì mà tình duyên vẫn chưa trọn vẹn:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Cuộc đời chính bản thân của bà đã trải qua bao truân chuyên, sóng gió, hai lần phải làm lẽ và không những chỉ có vậy mà cả hai lần chồng bà đều chết. Từ đó ta càng không thể phủ nhận một qui luật trong xã hội xưa: tài hoa bạc mệnh. Một người có tài năng như bà lại vướng phải bi kịch tàn khốc, đau thương.

Bởi thế, bà chỉ còn biết nhớ đến “chén rượu”. Vì men rượu – hương nồng đắng cay sẽ làm cho người ta say mà quên đi cay đắng! Đến một người phụ nữ cũng phải độc ẩm trong đêm khuya quả là một niềm đau xót. Nhưng “say rồi lại tỉnh”, đâu có thoát khỏi vòng quẩn quanh, bế tắc của tâm trạng. Tỉnh ra càng chua xót, đắng cay hơn bội phần.

Cả cuộc đời bà, cuộc đời của một người luôn khao khát sự trọn vẹn, yên lành trong hạnh phúc lứa đôi nhưng nào bao giờ có được “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Trăng đã “bóng xế”- cuộc đời_ mà vẫn “khuyết” chưa tròn. Qua đó càng khiến nỗi lòng của người cô phụ se thắt lại- nỗi buồn dai dẳng, xa vắng lan tỏa khắp tâm hồn.

Người phụ nữ chịu bao khổ đau, bị xã hội đưa đẩy mà không tự quyết định được cho số phận của mình:

“Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
(Bánh trôi nước)

Với cương vị là một người vợ, người phụ nữ cũng không tránh khỏi khổ cực mà xã hội suy tàn ấy mang đến:

“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
(Thương Vợ)

Lấy chồng duyên chỉ “một” mà nợ thì nhiều. Người vợ phải gánh vác công việc trong gia đình. Với thân phân nhỏ bé, đơn chiếc nhưng họ luôn bất chấp nguy hiểm, cực khổ để nuôi sống gia đình.

Người vợ lại đóng vai trò là trụ cột. Họ vì mưu sinh cuộc sống mà phải lam lũ, vất vả, dãi nắng dầm mưa, lặn lội kiếm ăn:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Bà Tú một mình thân gái nhỏ bé, yếu ớt phải lặn lội khắp nơi, bươn bả trên sông nước không có ai trợ giúp, đỡ đần cho bà nơi hiểm nguy sông nước, chứa đầy bất chắc. Bởi thế kiếp sống long đong lận đận của người phụ nữ ấy, tác giả đã đồng nhất với hình ảnh thân cò lặn lội.

Nhưng có thể nói, người phụ nữ Việt Nam mang trong mình một sức sống mãnh liệt, nghị lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

Sau bao đau xót, tủi nhục dường như vẫn trỗi dậy:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Ở đây, thiên nhiên cũng bừng lên với tâm trạng con người. “Rêu” vốn là sinh vật nhỏ bé, yếu mềm và “đá” là sự vật vô tri nhưng dưới con mắt của mình, “Bà chúa thơ nôm” cũng thấy chúng muốn chứng tỏ sức sống của mình bằng cách “Xiên ngang”, “đâm toạc” mặt đất, chân mây. Sự vật mà còn có thể huống chi là người? tại sao con người lại bi quan như thế?

Và ta cũng nhận thấy được sự táo bạo trong thơ Hồ Xuân Hương:

“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”

Bà luôn khẳng định mình, bất chấp số phận giàng buộc của xã hội phong kiến.

Người vợ trong thơ Tế Xương cũng vậy, bất chấp hoàn cảnh mà vươn lên. Không lời phàn nàn trách móc, oán hận mà giàu lòng vị tha và đức hi sinh.

“Năm nắng mười mưa dám quản công”

Vâng! người phụ nữ Việt Nam là thế. Ở họ chứa đựng những cảm xúc suy tư từ cuộc đời thực của mình. Nhưng tất cả đều mang những phẩm chất, tài năng đáng quí.

Họ bày tỏ sự phẫn nộ uất ức trước duyên phận, đồng thời khát khao được hạnh phúc, tình duyên trọn vẹn.

Qua hai bài thơ ta càng thấy ánh lên những hình ảnh cao đẹp của người phụ nữ thời xưa. Họ như những tia sáng hào quang lan tỏa đến tâm hồn bạn đọc ở bao thế hệ. Và như thế, thơ ca đã bắc nhịp cầu kết nối những trái tim cùng đồng cảm, cùng sẻ chia.

Văng vẳng đâu đây, dường như ta vẫn nghe được dư âm:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”

Nỗi đau của người phụ nữ, nỗi buồn của một kiếp người. Nhưng ánh sáng lan tỏa từ phẩm chất cao đẹp của họ sẽ len lỏi đến trái tim độc giả muôn đời.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình II và Thương Vợ mẫu 6

Việt Nam là một trong những quốc gia có chế độ phong kiến kéo dài hàng ngàn năm lịch sử. Không chỉ vậy do chịu sự đô hộ triền miên của các quốc gia phương Bắc mà nền văn hóa của nước ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng, trong đó thấy rõ nhất ấy là sự du nhập của nền Nho học vốn đề cao vai trò của người đàn ông. Đặc biệt là tư tưởng trọng nam khinh nữ, cùng với những quy tắc hà khắc viết trong các cuốn kinh văn như Nữ Giới đã khiến người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi và bất hạnh. Trong văn học trung đại Việt Nam hình tượng người phụ nữ đi vào các tác phẩm không nhiều, nổi bật nhất có Truyện Kiều của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh điển, không chỉ phản ánh số phận của người phụ nữ mà phản ánh chung cả số phận của những con người thấp cổ bé họng dưới chế độ phong kiến hà khắc, với những tư tưởng nhân đạo lớn. Ngoài ra, không thể không nhắc đến Hồ Xuân Hương với chùm thơ Tự Tình nổi tiếng, nhà thơ chuyên viết về phụ nữ, bởi chính bản thân bà cũng trải qua nhiều nỗi bất hạnh trong tình yêu, hôn nhân, vì tư tưởng đi trước thời đại. Và một Trần Tế Xương với Thương vợ, bất mãn trước thời cuộc, bất đắc chí trong đường công danh, khi nhìn người vợ nắng mưa tảo tần nuôi cả gia đình, ông lại cũng có những cái nhìn thấu hiểu, trân trọng và thông cảm cho người vợ kết tóc. Chung quy lại nhìn thấu suốt Tự tình II và Thương vợ ta nhận ra rằng cuộc đời người phụ nữ trong chế độ phong kiến chỉ đi vòng quanh một chữ “khổ” và ở trong hai bài thơ ta lại nhìn ra những cái bất hạnh khác nhau của họ.

Trước hết nói về hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong Tự tình II của Hồ Xuân Hương. “Tự tình” tức là tự nói về những tâm tư tình cảm của bản thân, có thể nói rằng từng câu chữ mà nữ sĩ viết trong thơ đều là để nói về cái cuộc đời bất hạnh, hồng nhan bạc phận của mình. Hồ Xuân Hương là người phụ nữ có nhan sắc, lại thông minh, rất giỏi thơ từ ca phú, giao thiệp rộng, cũng từng rất trông đợi vào cuộc sống hôn nhân mỹ mãn. Thế nhưng có vẻ tư tưởng của Hồ Xuân Hương và những con người ở thời đại ấy không hề ăn khớp với nhau, bà lấy người chồng thứ nhất là ông Tổng Cóc, dẫu ông cũng là người có học, văn nhã, thế nhưng chỉ riêng có một việc ấy là ông cũng là người nổi tiếng đào hoa. Hồ Xuân Hương về làm thiếp, thế nhưng cũng chẳng thể chịu nổi cảnh chồng tam thê tứ thiếp bảy cô hầu, còn mình thì cứ vò võ trông đợi chút tình cảm của đấng phu quân. Lần thứ hai kết hôn, cũng chẳng mấy khá khẩm, lấy ông phủ Vĩnh Trường, dẫu được chiều chuộng yêu thương, nhưng cũng lại là phận thứ thiếp, sao tránh khỏi cảnh ghen tuông. Không biết được rằng nữ sĩ viết Tự tình II khi nào, nhưng cũng chỉ tóm gọn mấy chữ về cuộc đời bất hạnh của bà ấy là nỗi khổ chồng chung.

Bà viết hai câu thơ đầu rằng “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/Trơ cái hồng nhan với nước non”, ấy là cái cảnh người “hồng nhan” tuổi còn xuân sắc, thế nhưng thay vì vui vầy thú vợ chồng, thì bà lại chán chường ngồi giữa khuya thanh vắng, đếm thời gian trôi qua từng tiếng “trống canh dồn”. Cái tiếng trống canh ấy vừa đánh vào trái tim cô đơn của người phụ nữ, vừa nhắc nhở bước đi của thời gian, trời đã khuya lắm rồi sao người còn chưa ngủ, còn thức ngóng trông ai? Từ tiếng trống giục giã ấy, người thiếu phụ như thức tỉnh trước những nỗi sầu đơn độc, nhận thức rõ ràng cái thân phận bẽ bàng của mình. Chỉ một từ “trơ” thôi nhưng biết bao nhiêu tủi hổ, bao nhiêu trơ trọi, lẻ loi, lạnh lẽo giữa trần đời. Thế nhưng Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ có bản lĩnh, cái từ “trơ” ấy còn là biểu hiện của sự dạn dĩ, trơ lì với những thách thức, những quy luật nghiệt ngã của cuộc đời, của “nước non”. Không chỉ nhận thức về sự cô đơn, trống trải, trơ trọi của mình mà Hồ Xuân Hương còn ý thức rất sâu sắc về thân phận của người phụ nữ.“hồng nhan” vốn là mỹ từ cao đẹp, thanh nhã thế mà sắp với từ “cái” ôi chao sao nó lại rẻ rúng, tầm thường đến thế, điều ấy đã gợi nhắc ta về vai trò và địa vị thấp kém của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Có lẽ có một câu mà ta vẫn thường nghe “anh em như chân tay, phụ nữ như quần áo”, áo cũ rồi lại thay, chỉ thấy người mới cười chứ đâu ai thấy người cũ khóc. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, đàn ông được phép tam thê tứ thiếp, đàn bà phải một phép thờ chồng, đã không cho người phụ nữ được cái hạnh phúc mà họ mong muốn, cuộc đời họ chỉ toàn là những đắng cay, tủi nhục. Dẫu có giỏi giang, tài sắc như Thúy Kiều, như Hồ Xuân Hương nhưng nào cũng có được hạnh phúc đâu?

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh/Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”, dẫn ta đi sâu vào nỗi buồn khổ, cô đơn của người thiếu phụ, mượn rượu giải sầu, càng uống càng say. Những tưởng say rồi là sẽ quên hết những đau đớn về thân phận bất hạnh, quên hết nỗi ghen tuông chồng, nhưng không cái vòng lặp “say lại tỉnh” không chỉ khiến người ta ý thức rõ hơn về nỗi tủi hờn, buồn bã của mình mà nó còn gợi ra một cái vòng lặp không lối thoát. Nhấn mạnh một điều rằng, nếu cứ còn mãi cái chế độ phong kiến bất công này thì người phụ nữ vẫn cứ phải chịu cái vòng luẩn quẩn khổ sở bất hạnh trong kiếp chung chồng, không được tự do mơ ước đến một cuộc hôn nhân đầm ấm hạnh phúc. “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”, gợi nhắc về một cuộc đời hồng nhan phí hoài trong những đêm dài đằng đẵng chờ chồng, nay đã gần hết, hồng nhan già, già từ tâm hồn cho đến ngoại hình. Thế nhưng cái mà họ mơ ước thì mãi còn ở ngoài tầm với, mãi vẫn “khuyết chưa tròn”, bởi người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thì kiếm đâu ra một tấm hạnh phúc tròn như trăng? Hồ Xuân Hương chính là điển hình cho hình ảnh này, bà có hai đời chồng, cả hai lần đều làm thiếp, dẫu tài sắc thế nhưng vẫn phải chịu cảnh sẻ chia chồng cho người khác, tình duyên chẳng trọn vẹn. Không chỉ vậy, ở cuộc hôn nhân sau bà lại càng bất hạnh, đã làm thiếp, mà hưởng cuộc sống vợ chồng chưa lâu thì ông phủ Vĩnh Trường cũng đi đời nhà ma mất. Thử hỏi còn có cái bất hạnh, chán chường nào hơn nữa không?

Và chắc chắn rằng không chỉ mình Hồ Xuân Hương sắc sảo, có suy nghĩ chống lại số phận, kiếm tìm hạnh phúc mà có lẽ cũng có rất nhiều người phụ nữ có suy nghĩ như vậy. “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” đó là nỗi khát khao được vượt lên trên những định kiến của xã hội, phá tan lớp rào ngăn cản người phụ nữ tự do chạm tay vào hạnh phúc của mình. Dẫu họ chỉ có thể có vị trí như loài “rêu” yếu mềm, như hòn đá vô hại, cam chịu, nhẫn nhục, thế nhưng sức mạnh tâm hồn của họ là không thể chối cãi. Hai câu thơ ấy của Hồ Xuân Hương thể hiện rất rõ cái khao khát, ý chí thoát khỏi sự kìm kẹp của sẽ hội, đòi quyền công bằng, bình đẳng, khao khát hạnh phúc trong tình yêu và sự tự do thể hiện bản thân một cách mãnh liệt của người phụ nữ. Thế nhưng mơ ước ấy của phụ nữ trong xã hội cũ dường như là điều viển vông, trong mắt những người đàn ông thậm chí là nực cười và trái với phụ đạo của đàn bà. Thế nên dẫu có khao khát mãnh liệt, có muốn phản kháng đến từng nào rồi cũng bị cái xã hội này đàn áp. Chẳng phải Hồ Xuân Hương dẫu đanh đá, xéo xắt, thông minh nhưng cũng chẳng có nổi cho mình một thân phận vợ cả đấy sao? Đàn bà thuở ấy cuối cùng vẫn phải quay về với mấy chữ “tam tòng tứ đức”, “công dung ngôn hạnh”, và bị mấy chữ “tam thê tứ thiếp” bòn rút cả tuổi thanh xuân, phí hoài cả cuộc đời. Thế mới có mấy câu thơ “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/Mảnh tình san sẻ tí con con”, bà đã chán ngán cái cảnh từng mùa xuân đến rồi lại đi, đồng nghĩa với hồng nhan cũng già đi. Mà nhan sắc vốn dĩ là tài sản quý giá nhất của người phụ nữ, nay đã nhạt phai ai lại không chán ngán, buồn rầu cho đặng. Và đáng thương nhất vẫn là những người phụ nữ chịu kiếp chồng chung, phận thứ thiếp lại càng thiệt thòi, bởi vốn dĩ đàn ông trong xã hội cũ vốn chẳng xem trọng chuyện nữ nhi thường tình. Đàn bà để nối dõi tông đường, để chăm lo nội viện, nào được hưởng những thứ xa xỉ như tình yêu của đàn ông, có chăng là chút cưng chiều, thương xót. Ấy vậy mà cái “mảnh tình” vốn nhỏ lại còn bị “san sẻ tí con con”, thì liệu còn được bao nhiêu phân lượng. Loài động vật mang thiên tính tình cảm mạnh mẽ như phụ nữ làm sao mà không thấy sầu khổ, buồn bã, u uất.

Nếu nỗi khổ của thân phận phụ nữ dưới cái nhìn của Hồ Xuân Hương là nỗi khổ hành hạ trong tinh thần, trong tâm hồn là nỗi uất ức cay đắng vì không được hạnh phúc. Thì trong Thương vợ Tú Xương lại nhìn thấy nỗi vất vả của người phụ nữ trong công việc lao động mưu sinh. Đặc biệt là khi họ được gả vào một gia đình không mấy khá giả, người chồng không biết đỡ đần, lại đông con thì cuộc sống càng thêm khó nhọc bội phần. Điển hình cho kiểu mẫu phụ nữ ấy chính là bà Tú, được gả cho ông Tú từ khi ông 16 tuổi, và từ đó trở đi cuộc đời bà chỉ nằm quanh việc kiếm sống, bươn chải nuôi ông chồng của mình theo nghiệp công danh, thi cử.

Nỗi vất vả của bà Tú được thể hiện ở trong 6 câu thơ đầu của bài thơ Thương vợ.

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công”

Bà Tú là một người phụ nữ yếu đuối, thế nhưng phải làm những công việc vất vả, quanh năm suốt tháng dường như không hề có ngày nghỉ ngơi, ở một nơi khá nguy hiểm như chỗ “mom sông” vốn cheo leo lại lắm thuyền bè đi lại. Sở dĩ bà Tú phải bôn ba như vậy là vì ở nhà còn có 6 miệng ăn đang chờ bà nuôi, một đàn 5 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, lại thêm một ông chồng “dài lưng tốn vải”. Nếu như chồng người có thể chung tay lao động, san sẻ, thì chồng bà lại trở thành gánh nặng, đè nặng lên đôi vai của bà, khiến bà càng thêm khó nhọc trong cuộc sống. Tuy vất vả, áp lực là thế nhưng bà Tú vẫn “Nuôi đủ năm con với một chồng”, điều ấy trước hết là thể hiện sự tần tảo, khéo léo vun vén “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” của bà Tú, đồng thời cũng thể hiện cái sự chịu khó, đảm đang, tháo vát trong lao động của bà. Trong bài thơ Tú Xương có lấy hình ảnh con cò để ẩn dụ cho hình ảnh của bà Tú “Lặn lội thân cò nơi quãng vắng”, từ xưa đến nay hình tượng con cò đã từng xuất hiện rất nhiều trong ca dao, là đại diện cho sự khổ cực, lầm lũi, cô đơn và vô cùng tội nghiệp của người lao động, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ. Đó là nỗi vất vả mà bà Tú phải gánh chịu trong cuộc hôn nhân với ông Tú, thế nhưng thái độ của bà khi đối diện với những điều ấy lại khiến người ta thêm thương và thêm quý trọng bà hơn. Có thể nói rằng, việc gả cho Tú Xương, đối với bà Tú là thiệt thòi lớn, bởi ông chồng ấy nói thật rằng trong cuộc đời này quả thực là vô tích sự, bởi ngoài việc giỏi thi ca, thì chẳng còn nên chuyện gì. Thi cử hỏng cả 8, lần cuối đậu rớt tú tài, nhà của tài sản cũng chẳng có gì, đã thế lại là người cố chấp với đường công danh, là bậc tri thức nên không làm những công việc tầm thường mưu sinh. Điều ấy buộc bà Tú phải đứng ra làm trụ cột cho cả gia đình, cái duyên vợ chồng với ông Tú thì chỉ có một, nhưng mà cái “nợ đời” mà bà phải gánh chịu thì có những hai. Thế nhưng bà chưa bao giờ than vãn, nề hà gì mà vẫn vui vẻ chấp nhận “âu đành phận”, xem như đó đã là cái phận trời định. Đặc biệt là dù có khổ cực, vất vả đến mức nào “năm nắng, mười mưa” bà cũng chưa từng “dám quản công”. Từ những điều trên ta nhận ra rằng bà Tú là người phụ nữ có tấm lòng vị tha và đức hy sinh cao cả, điều ấy xuất phát từ tấm lòng yêu thương chồng con sâu sắc, một lòng vì gia đình. Bà Tú chính là hình mẫu đại diện cho người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ, chịu thương chịu khó, nhẫn nhịn, chịu đựng, nhân hậu, bao dung và vô cùng yêu thương gia đình.

Kết lại từ Tự tình II và Thương vợ ta thấy hình tượng người phụ nữ Việt Nam hiện lên với một đặc trưng chính đó là chịu nhiều thiệt thòi và vất vả. Trước hết về đời sống tinh thần thì phải chịu nhiều áp lực từ định kiến xã hội, không có quyền mơ ước hạnh phúc, phải chịu cảnh chung chồng, tuổi xuân gần như dành hết cho việc chờ đợi và buồn rầu. Không chỉ vậy họ còn mang trong mình tính cam chịu, nhẫn nhịn, tần tảo, chịu thương chịu khó, một lòng vì chồng con, không một lúc nào nghĩ đến bản thân. Bên cạnh đó ta thấy được nhưng vẻ đẹp rất đáng quý trong tâm hồn người phụ nữ ấy là sự bao dung, đức hy sinh cao cả, tấm lòng khao khát hạnh phúc, sự thông minh tài giỏi, cáng đáng công việc cũng chẳng thua kém gì bậc nam nhi.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình II và Thương Vợ mẫu 7

Văn thơ trung đại Việt Nam, nhất là các tác phẩm viết bằng chữ Nôm nói nhiều đến tình yêu và số phận người phụ nữ trong cuộc đời. Hồ Xuân Hương và Tú Xương, qua "Bánh trôi nước", "Tự tình" - Bài II, "Thương vợ" đã làm hiện lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa với bao ấn tượng sâu xa, với bao cảm thương man mác.

Bài thơ "Bánh trôi nước" có hai lớp nghĩa: tả thực chiếc bánh trôi, một món ăn dân tộc và tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của người con gái quê ta. Chữ "trắng" và chữ "tròn", hình ảnh nhân hoá "thân em" đã thể hiện vẻ đẹp khiêm nhường, dịu dàng, trinh trắng và duyên dáng của "em". Tuy tình yêu và số phận bị phụ thuộc vào lễ giáo phong kiến và đạo tam tòng, vào "tay kẻ nặn", dù "rắn nát", dù vất vả, lận đận, long đong, trải qua "bảy nổi ba chìm", nhưng em vẫn kiên trinh, sắt son. Hình ảnh ẩn dụ "tấm lòng son" và hai tiếng "vẫn giữ" đã ngợi ca đức hạnh kiên nhẫn, lòng chung thủy sắt son của người phụ nữ ngày xưa trong mọi gia đình Việt Nam. "Bánh trôi nước" là bức chân dung nghệ thuật với hai gam màu "trắng" và "son" tuyệt đẹp:

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son".

Chùm thơ "Tự tình" ba bài của Bà chúa thơ Nôm, đặc biệt biệt bài thơ thứ hai, đã nói lên một cách cảm động về bi kịch tình duyên của người phụ nữ phận hẩm duyên ôi!

Người phụ nữ ấy thao thức giữa đêm khuya, một mình một bóng đang lắng nghe tiếng trống dồn "văng vẳng" từ một chòi canh xa đưa lại. Thao thức vì cô đơn, vì lẻ bóng. Rượu và trăng cũng không làm vợi đi bao nỗi buồn chồng chất, đang đè nát cõi lòng. "Chén rượu hương đưa" cứ ngỡ có thể làm say để quên đi bao nỗi buồn chứa chất tâm hồn, cố uống cho say, nhưng "say lại tỉnh" để mà thêm buồn; buồn cho tình duyên lẽ mọn! Trơ trọi ngắm "vầng trăng bóng xế", ngắm mãi ngắm hoài mà trăng kia vẫn "khuyết chưa tròn", Hạnh phúc mà nàng mong đợi chỉ là "Một tháng đôi lần có cũng không!". Số phận và bi kịch ấy thật đáng thương!

Trong bi kịch tình duyên, người đàn bà lẽ mọn cố vùng vẫy bươn ra nhưng thoát sao được. Dù có "xiên ngang mặt đất", dù có "đâm toạc chân mây", nhưng đám rêu kia, mấy hòn đá nọ cũng không thể nào thay đổi được cảnh ngộ đáng buồn, đáng thương, đáng tủi, đáng hận:

"Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn".

Phép đảo ngữ trong hai câu thơ không chỉ làm nổi bật cái dữ dội tiềm ẩn của thiên nhiên mà còn tô đậm sự phản kháng duyên số, phản kháng đến tuyệt vọng của người đàn bà "lấy chồng chung".

Thời gian chẳng mang lại hạnh phúc cho nàng. Mùa xuân cũng chẳng đem lại niềm vui gì cho nàng, mà nỗi chán ngán, đau khổ cứ chồng chất mãi thêm. Mùa xuân đi qua rồi mùa xuân lại trở lại, tuổi mỗi ngày một cao, nhan sắc ngày một phai tàn, nhưng tình yêu và hạnh phúc chỉ được "san sẻ tí con con" mà thôi! Thật đáng thương! Thật tội nghiệp. Tổng Cóc và ông phủ Vĩnh Tường cũng chẳng mang lại cho nàng chút hạnh phúc nào! Hai câu kết đã cực tả nỗi đau khổ trong bi kịch tình yêu của Hồ Xuân Hương:

"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!"

"Tự tình" - Bài II không chỉ nói lên nỗi đau khổ cô đơn mà còn thể hiện niềm khao khát tình yêu hạnh phúc của người đàn bà trong cảnh ngộ "lấy chồng chung", giá trị nhân bản của bài thơ thật sâu sắc.

Tú Xương có bài "Văn tế sống vợ"; ông còn có bài "Thương vợ" với cảm hứng chủ đạo là tình thương, lòng quý trọng, biết ơn của ông đối với người vợ hiền thục của mình. Bà Tú là hiện thân cho bao đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Bà buôn bán tần tảo ở mom sông suốt quanh năm, không có một ngày ngơi nghỉ. Một gánh nặng gia đình được bà "nuôi đủ":

"Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng".

Nhờ sự đảm đang, tháo vát của vợ mà ông Tú tuy "ăn lương vợ" nhưng khá phong lưu:

"Cho hay công nợ âu là thế,

Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.

Tiền bạc phó cho con mụ kiếm,

Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi"

(Tự cười mình)

Hình ảnh "thân cò" là một sáng tạo của Tú Xương để nói về sự làm ăn vất vả, khó nhọc của bà Tú. Cặp từ láy: "lặn lội" và "eo sèo" đã cực tả nỗi gieo neo, đức tính chịu thương chịu khó của người vợ, người mẹ trong gia đình đông con:

"Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông".

Bà Tú còn là hiện thân của đức hi sinh thầm lặng. Bà cam chịu, kiên nhẫn về duyên phận. Các thành ngữ "một duyên hai nợ", "năm nắng mười mưa" kết hợp với các từ ngữ "âu đành phận", "dám quản công" cho thấy đức hạnh, tâm hồn của bà Tú thật cao quý. Bà đã sống hết mình vì cuộc sống và hạnh phúc của chồng con:

"Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công".

Hai câu kết là lời nhiếc của bà Tú cũng là lời tự trách mình của nhà thơ:

"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không".

"Không" là không giàu sang phú quý, không được "Võng anh đi trước, võng nàng theo sau" như các bà nghè khác. "Không" là không được sống trong cảnh vinh thân phì gia "tối rượu sâm banh, sáng sữa bò" như vợ của các thầy kí, thầy phán khác thời bấy giờ.

Tú Xương tuy tự trách mình, nhưng ông đã nói lên tất cả tấm lòng quý trọng và biết ơn đối với người vợ hiền thục thương yêu. Hình ảnh bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" là hình ảnh của một người phụ nữ Việt Nam với bao phẩm chất tốt đẹp như đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó và giàu đức hi sinh.

Qua các bài thơ "Tự tình" - Bài II, "Thương vợ" người đọc thấy được phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, càng biết ơn và tự hào về người mẹ, người chị, người vợ trong mỗi gia đình chúng ta. Đúng như Huy Cận đã viết:

"Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử,

Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ".

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình II và Thương Vợ mẫu 8

Thời đại phong kiến với quan niệm trọng nam khinh nữ, người phụ nữ phải chịu đầy rẫy những bất công, oan trái của xã hội. Thế nhưng họ vẫn luôn xinh đẹp, thùy mị, giàu lòng thương yêu và hết mực quan tâm đến mọi người, nhất là gia đình. Ta có thể bắt gặp lại hình ảnh của họ qua các tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam. Đặc biệt, Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Tế Xương sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thêm phần nào về thân phận người phụ nữ thời xưa dưới chế độ phong kiến.

Hình ảnh đầu tiên của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện qua hai bài thơ đó là hình tượng người phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ, vất vả trong cuộc sống. Với thơ Hồ Xuân Hương, họ phải chịu khổ về tinh thần vì cô quạnh, thiếu vắng tình yêu, không được yêu thương và không làm chủ được số phận của mình.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non.”

Không gian là đêm khuya thanh vắng, tiếng trống cầm canh vang lên như tăng thêm sự vắng lặng, tô đậm trạng thái cô đơn của Hồ Xuân Hương.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

“Chén rượu hương đưa” diễn tả tâm trạng về nỗi đau thân phận và tình duyên éo le, ngang trái đang bế tắc trong tâm trạng. Rượu không phải là thứ để giải sầu vì “say” rồi lại “tỉnh”. Thời gian “vầng trăng bóng xế” như gợi nhắc đến tuổi tác nhưng lại “khuyết chưa tròn” thể hiện sự thiếu vắng, không trọn vẹn, nỗi buồn tủi vì tuổi xuân sắp qua mà tình duyên chưa đến.

Còn với bài thơ Thương vợ của Tế Xương, hình ảnh bà Tú vất vả, gian truân kiếm sống, tất bật ngược xuôi được hiện lên rõ nét.

“Quanh năm buôn bán ở mom sông”

Câu thơ đã nói lên một hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ của bà. Ở đây, bà Tú làm việc vất vả suốt cả năm, không kể mưa nắng trên mom sông chỉ để cho gia đình có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”

Với biện pháp tu từ đảo ngữ, Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Hình ảnh “lặn lội thân cò” đã khắc họa rõ nét chân dung bà Tú vất vả, cực nhọc những nơi nguy hiểm vắng vẻ, cái nơi mà phải dành cho những người đàn ông, trụ cột của gia đình. Thế nhưng bà lại phải gánh lấy không một lời oán trách.

Nhưng dù có vất vả, đau xót, chán chường đến mức nào, thì người phụ nữ Việt Nam xưa vẫn là những con người có những phẩm chất đẹp đẽ, không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn là ở tình yêu thương, lòng nhân hậu, một lòng một dạ vì chồng, vì con:

“Nuôi đủ năm con với một chồng”

Đối với Tự tình, hình ảnh người phụ nữ được thể hiện ở sức mạnh tâm hồn: dù đớn đau đến mức nào thì trong sâu thẳm trái tim bà, dù yếu ớt đến đâu cũng loé lên ánh lửa khát khao, hi vọng, không chịu khuất phục mà muốn vùng lên đấu tranh thay đổi cuộc sống của mình:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”

Các động từ mạnh mẽ như “xiên ngang” – “đâm toạc” đã được sử dụng trong phép đảo ngữ làm toát lên được sức mạnh của sự sinh tồn từ trong những sự vật nhỏ bé. Giữa mặt đất đầy đất và đá, đâu đó mọc lên một nhành cây con con, xanh tươi. Với hai câu luận này, khát vọng sống và được sống, yêu và được yêu của nữ sĩ được thể hiện vô cùng mạnh mẽ.

“Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Ngược lại, bằng nghệ thuật sử dụng thành ngữ có biến đổi, Tế Xương đã miêu tả bà Tú là một người vợ chịu thương, chịu khó, có đức hi sinh và lòng vị tha. Tuy vất vả, cực nhọc nhưng bà vẫn luôn chấp nhận và không bao giờ than phiền với chồng.

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.”

Đây được xem như là một lời tự trách mình, trách một cách nặng nề của Tế Xương. Bà Tú không hề coi chồng là ăn ở bạc, nhưng ông Tú thì gọi đích danh tội lỗi của mình ra như vậy. Trách mình “ăn lương vợ”, mà “ăn ở bạc”. Vai trò người chồng, người cha chẳng giúp ích được gì, vô tích sự, thậm chí còn “hờ hững” với vợ con, đồng thời cũng là trách đời đen bạc.

Tưởng chừng như cánh cửa cuộc đời đang mở ra cho người phụ nữ và toàn thể phái đẹp trong xã hội phong kiến một hạnh phúc và niềm tin mới, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã kéo chúng ta về suy nghĩ hiện tại, cũng chính là hai câu thơ kết, vừa chua xót, vừa đắng cay của cuộc đời :

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Tâm trạng mong mỏi chờ đợi của người phụ nữ lại trở về khi ngày mới bắt đầu. Quy luật của thời gian chính là chỉ trôi theo một chiều chứ không tương tác song song. Xuân đến rồi xuân lại đi, ngày xuân hôm qua cũng chẳng giống ngày xuân hôm nay. Người phụ nữ ấy vẫn mong chờ một ngày nào đó được cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn thật sự, bằng cả trái tim nồng cháy của người đối diện, để nàng có thể trao đi tất cả những gì được gọi là sự thuỷ chung, sự vẹn toàn của tình yêu. Thật không còn gì có thể diễn tả được nỗi đau đó.

Thế nhưng trong cái xã hội này, ta cũng thấy được những người phụ nữ được sống trong hạnh phúc, được sự quan tâm và nhận được sự yêu thương của chồng con, dù cuộc đời có bôn ba vất vả hay khó khăn. Nói cho cùng thì bất kỳ ai, sống trong thời kỳ nào thì cũng có nỗi khổ riêng của chính họ mà thôi…

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình II và Thương Vợ mẫu 9

Hình ảnh người phụ nữ thời xưa đã đi vào trong những trang văn học của Việt Nam bằng những ngòi bút đầy tài năng. Cùng viết về chủ đề người phụ nữ, bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của Trần Tế Xương đã mang đến cho độc giả nhiều cảm nhận sâu sắc về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.

Với bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương tác giả đã cho chúng ta thấy được hình ảnh của một người phụ nữ bất hạnh, khát khao hạnh phúc nhưng chớ trêu thay xã hội tàn ác, thực tại tàn nhẫn lại đẩy con người vào nỗi tuyệt vọng, cô đơn đến cùng cực:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tàn

Hình ảnh người phụ nữ cô đơn, le loi, buồn bã trong đêm khuya tịch mịch trống trải. "Hồng nhan" "trơ" cho thấy được hình ảnh những cô gái xinh đẹp nhưng lại trơ trước cái hồng nhan đó, gợi ra hiện thực chua sót, bẽ bàng với những nỗi cô đơn và tâm sự chất chồng trong đêm khuya.

Hồ Xuân Hương muốn mượn hình ảnh người phụ nữ cô đơn, lẻ loi trong đêm để nói lên chính số phận bất hạnh của bản thân mình, của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ khát khao hạnh phúc nhưng phải chịu bất hạnh do chế độ xã hội phong kiến, do những hủ tục trọng nam khinh nữa thời xưa gây ra.

Để quên đi thực tại, Hồ Xuân Hương muốn mượn rượu để giải sầu nhưng rượu không làm con người ta say mà rượu làm con người ta tỉnh, khiến họ càng khắc sâu về sự tủi hờn, cô đơn của mình

Hình ảnh vầng trăng bóng xế không chỉ gợi ra thời gian đêm khuya, không gian vắng lặng mà còn là hình ảnh ẩn dụ cho một mối nhân duyên không trọn vẹn

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Hai câu thơ cho thấy số phận hẩm hiu của người phụ nữ nhưng đồng thời cũng thể hiện tâm trạng của một con người đầy cá tính và bản lĩnh không cam chịu, muốn thoát khỏi những định kiến, những quy định của chế độ xã hội cũ. Qua đó thể hiện sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình cảnh bi thương nhất. Tiềm ẩn trong tâm hồn người phụ nữ ấy là niềm khát khao được sống hạnh phúc.

Với tác phẩm Thương vợ của Trần Tế Xương tác giả đã xây dựng hình ảnh một người tần tảo sớm hôm, chịu thương chịu khó, sẵn sàng hi sinh mọi thữ vì chồng vì con:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Bà Tú quanh năm, ngày qua ngày, tháng qua tháng buôn bán tại mom sông đầy nguy hiểm để nuôi chông con. Nuôi đủ năm con đã là một chuyện khó và vất vả đối với người phụ nữ thời xưa vậy mà bà Tú còn phải nuôi thêm cả một người chồng bởi để nuôi người chồng không chỉ cần ăn no mặc ấm mà còn phải tiêu pha, phải chu cấp đầy đủ cho cả những thú vui khác. Nhà thơ Tế Xương đã mượn hình ảnh thân cò lặn lội để làm nổi bật lên vẻ đẹp chịu thương chịu khó của bà Tú đồng thời cũng thể hiện sự xót xa khi một người đàn bà yếu đuối phải vận lộn trong công việc buôn bán xô bồ, nơi ẩn lấp bao hiểm nguy để nuôi gia đình mình. Đúng ra những việc đó phải do người đàn ông, người trụ cột trong gia đình làm những không, ở đây bà Tú lại là người gánh vác hết tất thảy những việc này.

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Dù phải bôn ba, vật lộn với cuộc sống thường ngày nhưng bà Tú không một lời than vãn, trách móc. Bà vẫn ngày qua ngày làm những công việc đó để nuôi chồng con. Bà chấp nhận làm nặng nhọc để lo cho chồng cho con vì những duyên nợ, vì thương chồng thương con. Câu Thơ đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam xưa.

Tác giả càng thương vợ bao nhiêu thì lại càng day dứt bấy nhiêu vì sự bất lực, vô dụng của bản thân khi không thể chia sẻ những gánh nặng cuộc sống với vợ, đồng thời càng lên án xã hội phong kiến đen tối đã đẩy con người vào những hoàn cảnh chẳng thể lựa chọn

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không

Qua hai bài thơ Tự tình II và Thương vợ chúng ta có cái nhìn chân thực, rõ nét hơn về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa, đồng thời cũng thấy được những vẻ đẹp phẩm chất và khát khao hạnh phúc chính đáng của họ.

-------------------------------

VnDoc xin giới thiệu tới các em bài Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II II và Thương Vợ. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và đạt kết quả cao. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập, VnDoc.com mời các em có thể xem thêm các tài liệu khác tại mục Tài liệu học tập lớp 11 do VnDoc tổng hợp và đăng tải như: Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Trắc nghiệm Sinh học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11,...

Ngoài ra để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc trong quá trình học tập, VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc.com. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời câu hỏi của các bạn trong thời gian sớm nhất nhé.

Để giúp bạn đọc có thể thuận tiện hơn trong việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tài liệu học tập cũng như giảng dạy, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
118 283.589
Sắp xếp theo

    Lớp 11

    Xem thêm