Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập tốt hơn. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mẫu 1

1. Hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công v.v… Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (ngày 16 tháng 12 năm 1861), những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng 20 nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân. Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này. Như vậy, bài Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được tác giả Nguyễn Đình Chiểu viết tại Cần Giuộc (thuộc tỉnh Long An).

2. Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tác phẩm kể lại công chiến đấu, sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ và bày tỏ nỗi đau thương, mất mát, lòng kính trọng, biết ơn của người ở lại đối với người đã khuất. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu làm để đọc tại buổi truy điệu những anh hùng nghĩa sĩ nông dân đã hi sinh trong trận tập kích đồn giặc ở Cần Giuộc vào năm 1861. Mặc dù diệt trừ được một số quan quân của giặc và bọn quan lại bán nước nhưng khoảng hai mươi nghĩa sĩ đã hi sinh quả cảm, để lại niềm xúc động lớn lao, khôn xiết trong lòng nhân dân. Chính vì lẽ đó, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu cũng phần nào thể hiện tiếng lòng xót xa của quần chúng nhân dân đối với những người lính áo vải trong trận quyết chiến ở Cần Giuộc.

3. Nội dung và nghệ thuật Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

a. Nội dung

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.

b. Nghệ thuật

Xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động.

Hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mẫu 1

I. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

1. Tiểu sử

  • Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh tại quê mẹ - làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh).
  • Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho. Năm 1846 ông đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. Năm 1846 ông ra Huế chuẩn bị thi tiếp tại quê cha nhưng nhận được tin mẹ mất phải bỏ thi trở về Nam chịu tang (1849). Dọc đường về ông bị đau mắt nặng rồi bị mù. Không khuất phục trước số phận, Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân và tiếng thơ bắt đầu vang khắp lục tỉnh.

2. Con đường nghệ thuật

Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ đầu tiên ở Nam Kì sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm. Cuộc đời sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn: trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược.

  • Ở giai đoạn đầu: Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mâu.
  • Giai đoạn sau: ông là lá cờ đầu của thơ yêu nước chống Pháp với những tác phẩm xuất sắc: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,…

Nội dung thơ văn: Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa và lòng yêu nước thương dân.

Nghệ thuật thơ văn: bút pháp trữ tình, đậm đà sắc thái Nam Bộ, lối thơ thiên về kể…

II. Hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

  • Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công v.v...
  • Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (ngày 16 tháng 12 năm 1861), những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng 20 nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.
  • Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.

III. Nội dung và nghệ thuật Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

1. Nội dung

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.

2. Nghệ thuật

Xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động.

Hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mẫu 3

- Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu

+ Là một nhà Nho có tài, một người thầy thuốc, thầy đồ tận tâm và một nhà thơ, nhà văn yêu nước

+ Quan điểm sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu: Coi ngòi bút là vũ khí sắc bén để chiến đấu chống kẻ thù xâm lược "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".

- Tác phẩm: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Hoàn cảnh lịch sử đất nước: Vào những năm 1861 - 1862, cả đất nước và đặc biệt là nhân dân miền Nam đang sục sôi ý chí quyết tâm đứng lên chống giặc ngoại xâm - thực dân Pháp.

+ Hoàn cảnh sáng tác bài văn tế: Tác phẩm được Nguyễn Đình Chiểu viết nhân sự kiện ngày 16 - tháng 2 - năm 1861, tại đồn Cần Giuộc, do căm phẫn với sự ngang ngược, bạo tàn của thực dân Pháp nên các nghĩa sĩ nông dân đã cùng nhau nổi dậy tập kích phá đồn. Tuy nhiên, do sự chênh lệch quá lớn về lực lượng, vũ khí nên có đến gần 20 nghĩa sĩ hi sinh trong trận chiến này. Nguyễn Đình Chiểu đã nhận lệnh của tuần phủ Gia Định viết bài văn tế để đọc trong buổi truy điệu các nghĩa sĩ.

+ Nội dung chính bài văn tế: Bài văn tế là khúc ca đầy bi tráng của thời kì đau thương mà hào hùng của dân tộc; ca ngợi tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất, lòng yêu nước của các nghĩa sĩ nông dân đã xả thân vì nghĩa lớn đồng thời khích lệ ý chí quyết tâm đánh giặc, tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau đồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 11 .

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm