Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Đời thừa

Soạn bài lớp 11: Đời thừa do Nam Cao sáng tác thuộc môn Ngữ văn lớp 11 học kỳ 1. Bài soạn dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo về thể hiện tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản, nguyên nhân của tấn bi kịch ấy là gánh nặng cơm áo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 11 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Khái quát chung về tác giả Nam Cao

1. Tiểu sử cuộc đời tác giả Nam Cao

Nam Cao (1917 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.

Cuộc đời Nam Cao trải qua nhiều gian khổ, biến cố. Tháng 11 - 1951, trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III, ông bị giặc Pháp phục kích và sát hại.

Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú, luôn luôn sôi sục, có khi căng thẳng. Bình sinh, Nam Cao thường day dứt, hối hận, lấy làm xấu hổ về những việc làm, những ý nghĩ mà ông tự thấy là tầm thường của mình.

Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nam Cao

a. Quan điểm nghệ thuật

Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề “sống và viết” rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói, đến Nam Cao, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ năm 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác, đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó.

Khi mới cầm bút, Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Nhưng ông đã dần nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân lao động và ông đã đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa.

Sau Cách mạng, Nam Cao tích cực tham gia kháng chiến, sẵn sàng hi sinh thứ “nghệ thuật cao siêu” của mình với ý nghĩ: lợi ích của dân tộc là trên hết. Tuy ấp ủ hoài bão sáng tác nhưng ông vẫn tận tụy trong mọi công tác phục vụ kháng chiến với quan niệm “sống đã rồi hãy viết”; góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn.

b. Các đề tài chính

Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tập trung vào hai đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.

Sau Cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).

c. Phong cách nghệ thuật

Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo. Nam Cao đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người” dù viết về người nông dân hay người trí thức.

Nam Cao có khuynh hướng tìm vào nội tâm, đi sâu vào thế giới tinh thần của con người. Ông là nhà văn có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.

Do am hiểu tâm lí nhân vật nên Nam Cao đã tạo được những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm rất chân thực, sinh động. Nam Cao là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầu thương cảm, đằm thắm yêu thương.

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng tác của ông đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách càng sáng ngời. Thời gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo.

Soạn bài Đời thừa ngắn gọn

I. Tóm tắt Đời thừa

Hộ là một văn sĩ nghèo mang trong mình nhiều hoài bão ước mơ. Anh là người có lí tưởng sống rất cao đẹp. Là một nhà văn, anh đã từng ước mơ có những tác phẩm lớn, có giá trị vượt thời gian. Nhưng từ khi cứu vớt cuộc đời Từ, cưới Từ về làm vợ, anh phải lo cho cuộc sống của cả gia đình chỉ với những đồng tiền ít ỏi của nghề viết văn. Hộ đã rơi vào tình trạng khốn khổ. Tạm gác ước mơ hoài bão để nuôi gia đình, nhưng rồi nỗi lo cơm áo và những dằn vặt lương tâm của một nhà văn đã biến anh thành một người đàn ông vũ phu. Anh uống say rồi hành hạ, đánh đập vợ con, rồi lại ân hận. Hộ rơi vào cái vòng luẩn quẩn, không lối thoát.

II. Trả lời câu hỏi

1. "Đời thừa" có nghĩa là sống vô ích, sống vô tích sự, không có ý nghĩa gì cho cuộc đời. Với cả hai tư cách người trí thức và người chồng, nhà văn Hộ đều rơi vào bi kịch "đời thừa".

Việc tự ý thức được tình trạng sống "thừa" của những người trí thức nghèo sáng tác của Nam Cao khiến họ rơi vào tấn bi kịch tinh thần vô cùng bi đát. Nhưng chính tấn bi kịch tinh thần ấy thể hiện khao khát sống có ích, sống có nghĩa có ích cho đời. Họ không muốn phải sống kiếp sống thừa, sống vô ích.

2. Mẫu thuẫn không thể giải quyết được, cứ trở đi trở lại giằng xé nội tâm nhân vật là những mâu thuẫn:

  • Khát vọng sống có ích, có ý nghĩa, vẻ vang và trách nhiệm chăm lo cuộc sống gia đình. Mâu thuẫn này là mâu thuẫn không thể giải quyêt nên đã đẩy nhân vật vào bi kịch tinh thần. Càng cố gắng, Hộ càng chìm sâu hơn vào bi kịch. Là nhà văn có hoài bão, ước mơ, Hộ phải gác lại tất cả để kiếm tiền nuôi vợ con. Hy sinh sự nghiệp Hộ vẫn chẳng cứu được gia đình. Hộ viết những thứ văn rẻ tiền để bị dằn vặt để phải tự nguyền rủa mình nhưng vợ con anh vẫn nheo nhóc. Người đàn ông tốt bụng, cao thượng, người chồng người cha đầy trách nhiệm đã trở thành người chồng vũ phu.
  • Cái hay, cái đẹp và tình thương. Họ phải viết những trang viết rẻ tiền, nhạt nhẽo để kiếm tiền nuôi vợ con. Nên anh luôn bị dằn vặt. Luôn tự mắng chửi mình.
  • Lý tưởng và hiện thực. Hộ có nhiều mơ ước, có lý tưởng hoài bão đẹp nhưng thực tế cuộc sống khổ cực đã vùi dập, đè nén. Họ phải vật lộn với cuộc sống nghèo túng nên không thể thực hiện được những hoài bão cao đẹp. Họ từ dằn vặt mình khiến ngày càng chìm sâu vào bi kịch.

Là nhà văn, Hộ trở thành kẻ vô tích sự. Hoài bão tiêu tan, phải viết một cách vô trách nhiệm. Hộ viết rồi lại tự dằn vặt mình. Hộ là điển hình cho số phận những người trí thức tiểu tư sản nghèo trước cách mạng. Họ là những con người chân chính, có hoài bão, ước mơ, có nhân cách nhưng xã hội đã đối xử tàn nhẫn với những người trí thức ấy. Xã hội đã lưu manh hoá những con người có nhân cách ấy.

3. Nỗi đau của Hộ là nỗi đau của một người trí thức không được sống cho ra sống. Với cả hai tư cách nhà văn và một người cha, một người chồng, Hộ đều không hoàn thành được trách nhiệm của mình. Anh không thể toàn tâm toàn ý cho nghệ thuật cũng không thể hết mình với gia đình. Vì thế anh tự dằn vặt mình, tự trách mình là kẻ vô tích sự với cả nghệ thuật và gia đình. Anh không thể là một người nghệ sĩ chân chính sáng tạo được những tác phẩm nhưu mong ước nhưng cũng chẳng thể là một con người sống đúng với nguyên tắc tình thương cao cả mà anh tôn thờ. Nỗi đau của Hộ là nỗi đau của con người tự nhận ra sự bất lực của mình mà không thể thoát ra được.

4. Nam Cao là nhà văn có biệt tài trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Trong đoạn 4, nhà văn tập trung miêu tả tâm trạng ăn năn hối hận của Họ khi tỉnh rượu. Trong lúc say, tinh thần bị ức chế, Hộ đã đánh đuổi vợ con. Khi tỉnh lại, Hộ lại tự dằn vặt, tự trách mình là thằng khốn nạn. Nhà văn đã miêu tả rất thành công tâm trạng này của nhân vật Hộ bằng cách kết hợp giọng kể gián tiếp với ngôn ngữ nửa trực tiếp. Độc thoại nội tâm của nhân vật lồng ghép với ngôn ngữ kể chuyện. Nhà văn hóa thân vào nhân vật để diễn tả những diễn biến tâm lí của Hộ. Hộ tỉnh rượu, cảm giác mệt mỏi, khát nước, nao nao lòng khi nhận ra sự ân càn của vợ, lờ mờ hiểu ra sự tình, hoảng sợ, nhìn dáng vẻ vất vả tội nghiệp của Từ, Hộ ăn năn và tự mắng mình. Hộ đã khóc và tự trách mình... Những sắc thái tình cảm của nhân vật đã được nhà văn thể hiện một cách tinh tế và sâu sắc.

5. Thời gian trần thuật của câu chuyện kéo dài trong khoảng một ngày: bắt đầu từ buổi sáng Hộ đọc sách rồi đi ra phố, uống say trở về đến buổi sáng hôm sau khi Hộ tỉnh rượu. Nhà văn đã sử dụng xen kẽ các đoạn hồi ức nên câu chuyện được kể kéo dài cả một quãng đời của Hộ. Điều đó đã làm nên tính hàm súc cho thiên truyện. Một truyện ngắn truyền tải được nội dung của cả một tiểu thuyết. Đây là một thành công của Nam Cao trong sáng tác truyện ngắn nhờ nhà văn biết cách kết hợp khéo léo các đoạn kể, hồi tưởng, độc thoại nội tâm.

6. Đời thừa là truyện ngắn có ý nghĩa tuyên ngôn nghệ thuật sáng tác của Nam Cao. Nhà văn đã gửi gắm quan niệm của mình về nhà văn, nghề văn, tác phẩm nghệ thuật qua nhân vật Hộ.

Nhà văn phải có hoài bão ước mơ, phải viết được những tác phẩm có giá trị, "làm mờ các tác phẩm cùng thời"... Nhà văn phải có trách nhiệm với ngòi bút của mình, phải tự biết xấu hổ khi viết ra những thứ không phải là nghệ thuật.

Nghề văn là một nghề lao động sáng tạo, yêu cầu nhà văn phải lao động nghiêm túc, "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay... sáng tạo những gì chưa có"...,

Tác phẩm văn chương có giá trị là "vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng tình thương, tình bác ái, sự công bình,... Nó làm cho người gần người hơn." Theo nhà văn, tác phẩm văn chương đích thực là tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Với quan điểm sáng tạo nghệ thuật đúng đắn ấy, Nam Cao đã để lại cho văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc.

-----------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Soạn bài Đời thừa. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn bài lớp 11

    Xem thêm