Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ôn thi đại học môn Văn: Phân tích bi kịch tinh thần nhân vật Hộ trong “Đời thừa”

Ôn thi đại học môn Văn: Phân tích bi kịch tinh thần nhân vật Hộ trong “Đời thừa” là tài liệu hữu ích dành cho cho các bạn học sinh ôn thi tốt nghiệp môn văn, ôn thi đại học khối C, D. Các bạn có thể tham khảo thêm để hoàn thiện bài viết của mình, nhằm đạt kết quả tốt nhất trong các kì thi quan trọng sắp tới.

ÔN THI ĐẠI HỌC TÁC PHẨM ĐỜI THỪA - NAM CAO

Phân tích bi kịch tinh thần nhân vật Hộ trong “Đời thừa”

“Con hãy nghe nỗi buồn của rừng cây héo khô, của hành tinh lạnh ngắt, của chim muông que quặt. Nhưng trước nhất, con hãy nghe nỗi buồn người” (Nadim – Hichmet).

Cuộc đời là một chuỗi liên tiếp của những nỗi đau và niềm hạnh phúc khi mà xã hội được sự thống trị của đồng tiền của cường quyền, ngoại xâm nó sẽ trở thành những cơn sóng đời ngầu đục và chới với, ngắc ngoải trong đó những mảnh đời nhỏ bé, đau đớn không lối thoát. Nỗi đau của con người trở thành thường trực nhưng nó vọng thấu trước hết vào trái tim của người nghệ sĩ. Nam cao một cây bút tài năng và một trái tim chan chứa lạ kì, đã đau, đã hiểu, đã day dứt biết bao nhiêu trước cảnh đời của những trí thức tiểu tư sản nghèo để với biết bao tâm huyết, yêu thương, dùng trí tuệ của trái tim để dựng lên tấn bi kịch đầy tinh thần, đầy nước mắt của nhân vật Hộ trong thiên truyện ngắn “Đời thừa”.

Bi kịch là khi con người bị đặt vào giữa những đối kháng, mâu thuẩn giằng xé mà không có lối thoát. Bi kịch tinh thần diễn ra ngấm ngầm trong nội tại suy nghĩ, trí óc của nhân vật, tự nhân vật thấy mình mâu thuẩn và không giải tỏa nỗi. Tất cả nước mắt những vết cắt cứa điều nằm sâu trong lòng người khiến lòng người rỉ máu. Nỗi đau quằng quại không được giải tỏa, không được chia sẻ có sức tàn phá ghê gớm, đẩy con người vào tận cùng của nỗi đau và bế tắc.

Hộ sống trong xã hội mà công lý bị đạp nát, con người không được sống đầy đủ với tên người viết hoa. Cuộc sống của những người trí thức tiểu tư sản đen ngồm đặc quánh lại như cuộc sống sau lũy tre làng của người nông dân với tiếng trống thúc thuế mà “mờ mờ xam xám” bị xô đẩy bốn bề trở thành vô cùng rẻ mạt, nhỏ nhoi. Nhưng họ là những tri thức nên nỗi khổ của cái ăn, cái mặc chỉ là nổi khổ của bề nổi. Còn phần chìm sâu của nổi đau, cái phần làm tim họ ứa máu lại là những bi kịch ngấm ngầm trong tinh thần, trong suy nghĩ của họ nó gặm nhấm, bào mòn, hủy hoại dần tất cả những gì là niềm vui, là sức sống hủy hoại cả cái phần “người” cao quý trong con người của họ.

Bi kịch tinh thần cũng giống như một màng nhện với tất cả sự phức tạp rối rắm của nó. Hộ trước hết rơi vào bi kịch của một nhà văn, một bi kịch đau đớn đối với người tri thức.

Hộ là một nhà văn trẻ, anh yêu văn chương đến si mê đọc được một câu văn hay thì không miếng ăn ngon nào sánh bằng. Anh coi văn chương như một thứ đạo lành để ngưỡng vọng, để nguyện ngắm và đi theo. Anh sẵn sàng sống bằng nghề văn với số tiền ít ỏi mà không bao giờ chịu đổi lấy một vị thế cao hơn. Anh đọc văn đến si mê, say sưa giảng giải đến độ mấy lần vợ anh muốn nhắc nhở việc nhà mà không dám. Lòng anh đẹp bởi những ước mơ và khát vọng cao cả. Trong tâm trí anh luôn chói sáng những mộng ước, hoài bão đó là viết một tác phẩm làm lu mờ mọi tác phẩm cùng thời, một tác phẩm “đoạt giải nôben” và dịch ra mọi thứ tiếng trên toàn cầu. Đó là một khát khao đẹp đẽ, trong sáng và chính đáng, một hoài bão lớn lao nó bảo cho ta biết đó là một nhà văn chân chính, có chí hướng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Luyện thi đại học khối C

    Xem thêm