Hoàn cảnh ra đời Bài ca ngắn đi trên bãi cát

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Hoàn cảnh ra đời Bài ca ngắn đi trên bãi cát, mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Học tốt Ngữ văn 11: Hoàn cảnh ra đời Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Hoàn cảnh ra đời Bài ca ngắn đi trên bãi cát mẫu 1

1. Hoàn cảnh ra đời Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Cao Bá Quát nhiều lần khăn gói lên đường vào Huế dự thi kì thi Hội nhưng đều không đỗ. Từ Hà Nội vào đến Huế, ông thường phải đi bộ qua những bãi cát trắng dài mênh mông (khu vực Quảng Bình, Quảng Trị), chính hình ảnh bãi cát, núi non, sóng biển,... nơi đây trở thành nguồn cảm hứng dồi dào để ông sáng tác bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) để bày tỏ nỗi niềm của bản thân.

2. Bố cục Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Phần 1 (4 câu đầu): hình ảnh đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát

Phần 2 (6 câu tiếp theo): tâm trạng suy tư của người đi đường

Phần 3 (còn lại): sự bế tắt của người đi đường

3. Nội dung và nghệ thuật bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát

- Nội dung:

Sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường của hầu hết những con người trong xã hội đương thời. Gần như ai cũng bị ràng buộc bởi vòng luẩn quẩn của danh lợi, của tiền tài, kể cả chính ông cũng buộc lòng phải theo đuổi.

Niềm khao khát đến mãnh liệt được đổi mới cuộc sống, được phá tung nhưng rào cản, lễ giáo phong kiến trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ. Qua đó, ta cũng thấy được khí phách hiên ngang của Cao Bá Quát - một con người có ý chí, có khát khao và hoài bão lớn.

- Nghệ thuật:

Tác giả sử dụng thể hành (thể thơ cổ), có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.

Hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa: Bãi cát dài, người say - tỉnh,...

Sử dụng bút pháp đối lập nhuần nguyễn, sáng tạo trong việc dùng điển tích, điển cố

Hoàn cảnh ra đời Bài ca ngắn đi trên bãi cát mẫu 2

Cao Bá Quát đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị) (hình ảnh bãi cát dài, sóng biển, núi là những hình ảnh có thực gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài thơ này).

- Thể thơ: thể ca hành (thơ cổ Trung Quốc được tiếp thu vào Việt Nam).

Hoàn cảnh ra đời Bài ca ngắn đi trên bãi cát mẫu 3

Cao Bá Quát đã nhiều lần vào Huế để thi Hội (nhưng không đậu tiến sĩ). Hành trình từ Hà Nội vào Huế đi qua nhiều tỉnh miền Trung có những bãi cát trắng mênh mông. Hình ảnh này đã gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài “Bài ca ngắn trên bãi cát”.

Hoàn cảnh ra đời Bài ca ngắn đi trên bãi cát mẫu 4

1. Tác giả: Cao Bá Quát

- Được coi là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương

- Là một nhà thơ, nhà nho nổi danh trong khoảng giữa thế kỉ XIX

- Ông là người văn hay chữ tốt nhưng con đường thi cử không thuận lợi, nhiều lần đi thi ở Huế nhưng đều bị đánh trượt

2. Hoàn cảnh ra đời Bài ca ngắn đi trên bãi cát

- Thể thơ: Ca hành (có nguồn gốc từ Trung Quốc)

- Hoàn cảnh sáng tác: Như đã giới thiệu ở phần Tác giả, Cao Bá Quát nhiều lần khăn gói lên đường vào Huế dự thi kì thi Hội nhưng đều không đỗ. Từ Hà Nội vào đến Huế, ông thường phải đi bộ qua những bãi cát trắng dài mênh mông (khu vực Quảng Bình, Quảng Trị), chính hình ảnh bãi cát, núi non, sóng biển,... nơi đây trở thành nguồn cảm hứng dồi dào để ông sáng tác bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) để bày tỏ nỗi niềm của bản thân.

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Hoàn cảnh ra đời Bài ca ngắn đi trên bãi cát. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11 nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
2 12.006
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm