Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết giải thích về ý nghĩa của tên tác phẩm Chí Phèo. Tác phẩm trước đây có những nhan đề như Cái lò gạch cũ, đôi lữa xưng đôi và cuối cùng là cái tên Chí Phèo. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ý nghĩa các tên gọi này nhé.

Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

1. Tác giả Nam Cao

Tiểu sử cuộc đời tác giả Nam Cao

Nam Cao (1917 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.

Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú, luôn luôn sôi sục, có khi căng thẳng. Bình sinh, Nam Cao thường day dứt, hối hận, lấy làm xấu hổ về những việc làm, những ý nghĩ mà ông tự thấy là tầm thường của mình.

Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ.

Sự nghiệp văn học của nhà văn Nam Cao

Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tập trung vào hai đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Sau Cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).

Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo. Nam Cao đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người” dù viết về người nông dân hay người trí thức.

Do am hiểu tâm lí nhân vật nên Nam Cao đã tạo được những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm rất chân thực, sinh động. Nam Cao là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầu thương cảm, đằm thắm yêu thương.

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng tác của ông đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách càng sáng ngời. Thời gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo.

2. Tác phẩm Chí Phèo

a. Khái quát

Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, khẳng định được tài năng của tác giả, là một truyện ngắn có giá trị hiện thực sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn.

b. Nội dung của truyện ngắn

Phơi bày trần trụi cuộc sống của Chí Phèo và một số bộ phận người dân nghèo trước cách mạng.

Khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.

Lên án đanh thép xã hội tàn bạo, tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay cả khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.

c. Nghệ thuật của câu chuyện

Xây dựng thành công những nhân vật điển hình bất hủ, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ; ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc.

Nghệ thuật xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật độc đáo, đưa nhân vật qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau từ đó bộc lộ được rõ hơn bản chất, tính cách của nhân vật.

3. Tác phẩm “Chí Phèo” có những nhan đề

– Lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”: nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời, cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm, điều đó có ý nghĩa nhấn mạnh tính chất quy luật của hiện tượng Chí Phèo, tạo ra ám ảnh trong tâm trí người đọc. Tuy nhiên nhan đề này đã thể hiện cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân.

– Sau đó Nhà xuất bản Đời Mới đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”: nhan đề này dựa vào mối tình Chí Phèo – thị Nở, gợi sự tò mò của độc giả. Tuy nhiên, nhan đề này cũng chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm.

4. Ý nghĩa của nhan đề “Chí Phèo”

– Nhan đề “Chí Phèo” cũng là tên nhân vật chính của câu chuyện. Tác giả sử dụng nhan đề này để làm rõ số phận, cuộc đời, bất hạnh, cô đơn, cô độc của nhân vật chính được nhắc đến. Đồng thời, nhan đề này cũng gây ám ảnh, ấn tượng mạnh đối với người đã, đang và sẽ đọc câu chuyện.

– Nhan đề “Chí Phèo” thâu tóm được nội dung của tác phẩm. Chí Phèo là nạn nhân, là sản phẩm của xã hội phong kiến nửa thực dân. Chí là người nông dân lương thiện nhưng lại bị đẩy vào “bước đường cùng” trở thành kẻ lưu manh, côn đồ, mất hết cả nhân hình nhân tính. Trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí bị cự tuyệt quyền làm người. Nam Cao phát hiện trong sâu thẳm con người ấy là bản tính lương thiện. Chỉ cần một chút tình thương nhen nhóm sẽ bùng lên. Cuối cùng nhờ tình yêu của Thị Nở, Chí được thức tỉnh. Anh đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện rồi giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.

– Nhan đề đã góp phần bộc lộ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

-------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được ý nghĩa nhan đề của tác phẩm Chí Phèo rồi đúng không ạ? Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu rõ hơn ý nghĩa nhan đề tác phẩm. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời  bạn đọc cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Đánh giá bài viết
18 60.591
Sắp xếp theo

Ngữ văn lớp 11

Xem thêm