Soạn bài Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
Soạn bài: Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
Soạn bài lớp 11: Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí thuộc môn Ngữ văn lớp 11 học kỳ 1. Bài soạn dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo về cách sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ báo chí giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 11 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.
LUYỆN TẬP
VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
(Xem bài trước)
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ trong những câu (đoạn) sau (tr. 237 SGK). Viết lại những câu (đoạn) ấy theo hiểu biết của anh (chị).
Nhận xét chung: Cách sử dụng ngôn ngữ của các văn bản trên gây khó khăn cho người đọc trong việc hiểu nội dung văn bản.
a)
Nhận xét: Quá lạm dụng tiếng Anh, đây là hiện tượng thường gặp trên những văn bản báo chí viết về tin học và ca nhạc, đặc biệt là ca nhạc quốc tế.
Viết lại: có nhiều cách để viết lại những câu văn đó nhưng dù viết bằng cách nào thì cũng phải thích rõ nghĩa của các từ tiếng Anh và các chữ viết tắt.
b)
Nhận xét: Sử dụng việc viết tắt quá tuỳ tiện.
Viết lại: Giải thích rõ các chữ viết tắt:
- CVPM: công viên phần mềm.
- CNSH: công nghệ sinh học.
- KPVH: khu phố văn hoá.
c)
Nhận xét: Sử dụng biệt ngữ xã hội một cách thiếu chọn lọc.
Viết lại: chú thích rõ nghĩa của các biệt ngữ:
- Bảnh tỏn: bảnh bao, lịch sự.
- Vé: tương đương 100 đôla Mĩ.
- "Dân biểu": dân (người) đạp xích lô.
- Chảnh: ra bộ làm sang.