Sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Ngữ văn 11: Sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, nội dung sơ đồ rất chi tiết và ngắn gọn sẽ giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập tốt hơn môn Ngữ văn. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Học tốt Ngữ văn 11: Sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mẫu 1

d

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc. Năm 1861, vào đêm 14 -12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại. Bài văn tế tuy được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, song chính là những tình cảm chân thực của Đồ Chiểu dành cho những người đã xả thân vì nghĩa lớn.

Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế - tưởng. Bài văn tế thường có các phần: Lung khởi (cảm tưởng khái quát về người chết); Thích thực (hồi tưởng công đức của người chết); Ai vãn (than tiếc người chết); Kết (nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn người chết). Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có kết cấu đủ bốn phần như vậy.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ - người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Đó là những con người vốn hiền lành chất phác chỉ quen với chuyện “ruộng trâu ở trong làng bộ” nhưng khi đất nước đứng trước nạn ngoại xâm họ đã dám đứng lên chống lại kẻ thù mạn.

Hoàn cảnh sáng tác

- Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu

+ Là một nhà Nho có tài, một người thầy thuốc, thầy đồ tận tâm và một nhà thơ, nhà văn yêu nước

+ Quan điểm sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu: Coi ngòi bút là vũ khí sắc bén để chiến đấu chống kẻ thù xâm lược "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".

- Tác phẩm: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Hoàn cảnh lịch sử đất nước: Vào những năm 1861 - 1862, cả đất nước và đặc biệt là nhân dân miền Nam đang sục sôi ý chí quyết tâm đứng lên chống giặc ngoại xâm - thực dân Pháp.

+ Hoàn cảnh sáng tác bài văn tế: Tác phẩm được Nguyễn Đình Chiểu viết nhân sự kiện ngày 16 - tháng 2 - năm 1861, tại đồn Cần Giuộc, do căm phẫn với sự ngang ngược, bạo tàn của thực dân Pháp nên các nghĩa sĩ nông dân đã cùng nhau nổi dậy tập kích phá đồn. Tuy nhiên, do sự chênh lệch quá lớn về lực lượng, vũ khí nên có đến gần 20 nghĩa sĩ hi sinh trong trận chiến này. Nguyễn Đình Chiểu đã nhận lệnh của tuần phủ Gia Định viết bài văn tế để đọc trong buổi truy điệu các nghĩa sĩ.

+ Nội dung chính bài văn tế: Bài văn tế là khúc ca đầy bi tráng của thời kì đau thương mà hào hùng của dân tộc; ca ngợi tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất, lòng yêu nước của các nghĩa sĩ nông dân đã xả thân vì nghĩa lớn đồng thời khích lệ ý chí quyết tâm đánh giặc, tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mẫu 2

Sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Luận điểm 1: Bối cảnh thời đại và lời khẳng định sự bất tử của người nông dân nghĩa sĩ

Luận điểm 2: Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc với lòng yêu nước nồng nàn

Luận điểm 3: Sự tiếc thương và cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của người nghĩa sĩ

Luận điểm 4: Ca ngợi linh hồn bất diệt của người nghĩa sĩ

Truyền thống và tinh thần của dân tộc cùng với tội ác của giặc Pháp đã thôi thúc họ đứng lên đấu tranh với tất cả tấm lòng của người con Việt. Nhà thơ cảm phục trước tinh thần và việc làm của họ điều đó đối lập hoàn toàn với thực lực của người nông dân. Họ không đợi ai đòi ai bắt mà tự nguyện chiến đấu “phen này ra sức đoạn kình, chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ” hàng loạt các động từ vị ngữ chỉ hành động thể hiện quyết tâm hăm hở, khí thế hào hùng tiếp nối hào khí Đông A của thời đại nhà Trần. Họ “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” chiến đấu khi trong tay là những vật dụng thô sơ, là những công cụ lao động thường ngày của nhà nông là manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay... Họ không phải dòng dõi nhà binh, không được tập luyện, không có tổ chức, không có hiệu lệnh, đội ngũ, kỷ luật, vũ khí lại thô sơ. Chính những “cái không” ấy làm nổi bật lên “cái có” vô giá tiềm ẩn trong con người Cần Giuộc. Bởi họ có ý thức quyết tâm đánh giặc, có một tinh thần yêu nước không đổi, có một lòng căm thù giặc đến vô cùng. Điều đó đã làm nên sức mạnh vô song để họ đạp rào lưới tới, coi giặc cũng như không, không sợ đạn to đạn nhỏ mà liều mình xông vào như chẳng có, rồi kẻ đâm ngang, người chém ngược làm cho quân giặc khiếp sợ. Giọng điệu hào hùng, sục sôi qua cách ngắt nhịp, nhịp điệu gấp, dồn dập cùng với những động từ mạnh “đạp rào lưới tới”, “xô cửa xông vào”, “đâm ngang chém ngược” và một giọng văn đanh thép, hùng tráng để thể hiện cái hiên ngang, quật cường với thái độ căm thù giặc như muốn ăn gan, uống máu quân thù.

-----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu đề thi học kì 1 lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, đề thi học kì 2 lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
6 23.764
Sắp xếp theo

    Lớp 11

    Xem thêm