Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 11

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 11

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 11 để bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng đề cương ôn thi học kì 1 lớp 11 này sẽ giúp các em ôn tập kiến thức một cách toàn diện và hệ thống nhất để tự tin làm thật tốt các bài thi, kiểm tra. Chúc các em học tốt. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ĐỊA LÝ 11

Câu 1: Nêu đặc trưng và những tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Gợi ý:

  • Đặc trưng:
    • Làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao
    • Bốn công nghệ trụ cột: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
  • Tác động:
    • Làm xuất hiện nhiều ngành mới
    • Tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    • Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức
    • Thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế, chuyển giao công nghệ.

Câu 2: Toàn cầu hóa là gì? Các biểu hiện của toàn cầu hóa? Hệ quả của toàn cầu hóa?

Gợi ý:

  • Khái niệm: là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt kinh tế, văn hóa đến chính trị, khoa học kĩ thuật ...
  • Biểu hiện của toàn cầu hóa:
    • Thương mai thế giới phát triển mạnh
      • Tốc độ tăng trưởng thương mại cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế
      • WTO chi phối 95% hoạt động thương mại thế giới
    • Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
      • Giá trị đầu tư tăng
      • Lĩnh vực đầu tư chiếm tỉ trọng ngày càng lớn
    • Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng
      • Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu đã và đang mở rộng
      • Tổ chức WB, IMF có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới
    • Vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia: nắm trong tay khối lượng tài sản lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng
  • Hệ quả:
    • Tích cực:
      • Thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế toàn cầu
      • Thúc đẩy đầu tư và khai thác triệt để công nghệ
      • Tăng cường sự hợp tác quốc tế
    • Tiêu cực: làm gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo

Câu 3: Khái niệm khu vực hóa? Nguyên nhân xuất hiện khu vực hóa? Các tổ chức liên kết khu vực? Hệ quả của khu vực hóa kinh tế?

Gợi ý:

  • KN: Những quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, kinh tế, văn hoá, xã hội, có chung mục tiêu phát triển đã liên kết lại với nhau.
  • Nguyên nhân:
    • Do sự phát triển không đều và sức ép, cạnh tranh của các khu vực khác.
  • Các tổ chức liên kết khu vực: APEC (thành lập 1989, 21 nước), ASEAN (thành lập 1967, 10 nước), EU (thành lập 1957, 27 nước), NAFTA (thành lập 1994, 3 nước), MERCOSUR (thành lập 1991, 5 nước)
  • Hệ quả:
    • Tích cực
      • Tạo động lực thúc sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
      • Tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới
      • Thúc đẩy mở cửa thị trường quốc gia, hình thành các thị trường khu vực rộng lớn
      • Thúc đẩy tự do hóa thương mại đầu tư dịch vụ
    • Tiêu cực:
      • Ảnh hưởng tới sự tự chủ về kinh tế suy giảm về quyền lực quốc gia
      • Các ngành kinh tế bị cạnh tranh quyết liệt nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ

Câu 4: Sự già hóa dân số ở các nước phát triển và bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội?

Gợi ý:

  • Năm 2005 dân số thế giới là 6,477 triệu người trong đó các nước đang phát triển chiếm 80 %
  • Sự tăng giảm dân số ở các nhóm nước khác nhau đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội.
  • Các nước phát triển:
    • Tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp hoặc không tăng
    • Cơ cấu dân số già
    • Ảnh hưởng:
      • Thiếu lao động bổ sung
      • Tỉ lệ người già ngày càng nhiều chi phí tiền phúc lợi xã hội cao
  • Các nước đang phát triển:
    • Gia tăng dân số nhanh, chiếm đại bộ phận trong dân số tăng lên hàng năm => bùng nổ dân số
    • Kinh tế còn chậm phát triển
    • Ảnh hưởng:
      • Gây sức ép rất lớn đến sự phát triển kinh tế
      • Chất lượng cuộc sống (việc làm, y tế, văn hóa, giáo dục ..... )
      • Môi trường hủy hoại nhanh

Câu 5: Trình bày những đặc điểm tự nhiên kinh tế dân cư xã hội của châu phi?

Gợi ý:

a. Tự nhiên:

  • Khí hậu khô nóng khắc nghiệt phần lớn lãnh thổ là xa van và hoang mạc
  • Giàu tài nguyên khoáng sản: kim loại đen, kim loại màu đặc biệt là kim cương, tuy nhiên khoáng sản cạn kiệt nhanh
  • Rừng chiếm diện tích lớn nhưng bị khai thác quá mức => hoang mạc hóa
  • Biện pháp: khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn

b. Xã hội:

  • Dân số tăng rất nhanh
  • Tuổi thọ rất thấp: 52 tuổi
  • Trình độ dân trí thấp.
  • Chất lượng cuộc sống thấp, đói nghèo, bệnh tật hoành hành (2/3 nhiễm HIV thế giới)
  • Có nhiều xung đột vũ trang,sắc tộc

c. Kinh tế:

  • Nhiều nước nghèo.
  • GDP/người thấp
  • Cơ sở hạ tầng kém
  • Nền kinh tế kém phát triển: tổng GDP chỉ chiếm 1,9% GDP toàn cầu
  • Hiện nay nền kinh tế châu Phi đang phát triển theo chiều hướng tích cực

* Nguyên nhân:

  • Khó khăn về tự nhiên
  • Từng bị thực dân thống trị tàn bạo.
  • Xung đột sắc tộc.
  • Khả năng quản lí yếu, kém.
  • Dân số tăng nhanh.

Câu 6: Trình bày những đặc điểm tự nhiên kinh tế dân cư xã hội của Mỹ La Tinh?

Gợi ý:

a. Tự nhiên:

  • Cảnh quan chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm và xa-van cỏ
  • Khoáng sản đa dạng chủ yếu kim loại màu kim loại quý và năng lượng

=> Tự nhiên giàu có nhưng đại bộ phận dân cư không được hưởng từ các nguồn lợi này

b. Xã hội:

  • Thu nhập giữa người giàu và người chênh lệch rất lớn
  • Do cải cách ruộng đất không triệt để
  • Đô thị thị hóa quá mức

c. Kinh tế

  • Thực trạng:
    • Kinh tế tăng trưởng không đều.
    • Đầu tư nước ngoài giảm mạnh
    • Nợ nước ngoài cao:
    • Phụ thuộc vào tư bản nước ngoài.
  • Nguyên nhân:
    • Tình hình chính trị thiếu ổn định
    • Đầu tư nước ngoài giảm mạnh
    • Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, thế lực thiên chúa giáo cản trở
    • Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế xã hội độc lập tự chủ
  • Biện pháp:
    • Củng cố bộ máy nhà nước.
    • Phát triển giáo dục.
    • Quốc hữu hoá 1 số ngành KT
    • Tiến hành công nghiệp hoá
    • Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài

Câu 7: Trình bày một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á Và khu vực Trung Á?

Gợi ý:

* Vai trò cung cấp dầu mỏ:

  • Khu vực Tây Nam Á Và Trung Á có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, riêng Tây Nam Á chiếm 50% trữ lượng thế giới.
  • Tây Nam Á là khu vực xuất khẩu nhiều dầu mỏ nhất thế giới.

=> Dầu mỏ, vị trí địa lý chính trị quan trọng của khu vực là nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng bất ổn định ở khu vực này.

* Xung đột sắc tộc tôn giáo và nạn khủng bố:

a. Hiện tượng.

  • Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, tôn giáo, giữa các phái trong hồi giáo, nạn khủng bố.
  • Hình thành các phong trào li khai, tệ nạn khủng bố ở nhiều nơi

b. Nguyên nhân:

  • Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài nguyên, môi trường sống
  • Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc về lịch sử
  • Do các thế lực bên ngoài can thiệp, nhằm vụ lợi.

c. Hậu quả:

  • Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.
  • Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được cải thiện, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát triển.
  • Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới

Câu 8: Trình bày đặc điểm nổi bật của 2 khu vực Tây Nam Á Và khu vực Trung Á? Hai khu vực có cùng những điểm chung gì?

* Hai khu vực có cùng điểm chung là:

  • Cùng có vị trí địa lí – chính trị rất chiến lược.
  • Cùng có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên khác.
  • Tỉ lệ dân cư theo đạo hồi cao

Câu 9: Điều kiện tự nhiên của vùng trung tâm Bắc Mỹ cùa Hoa Kỳ?

Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành 3 vùng tự nhiên

a. Vùng phía tây:

  • Địa hình: các dãy núi cao 2000m chạy song song theo hướng bắc nam, xen giữa là các cao nguyên và bồn địa, các đồng bằng nhỏ màu mỡ ven Thái Bình Dương.
  • Khí hậu: khô khan, phân hóa phức tạp.
  • Khoáng sản: giàu tài nguyên kim loại màu và năng lượng, diện tích rừng tương đối lớn, thủy năng

b. Vùng phía đông:

  • Địa hình: dãy núi già Apalat với nhiều thung lũng rộng cắt ngang nên giao thông thuận lợi, các đồng bằng khá lớn, phì nhiêu ven Đại Tây Dương.
  • Khoáng sản chủ yếu là than đá quăng sắt, thủy năng phong phú.
  • Khí hậu hải dương mưa nhiều

c. Vùng trung tâm:

  • Địa hình hần phía tây và bắc: gò đồi thấp nhiều đồng cỏ => phát triển chăn nuôi.
  • Phần phía nam: đồng bằng phù sa màu mỡ và rộng lớn do hệ thống sông Xit-xi-xi-pi bồi đắp => phát triển trồng trọt.
  • Khoáng sản trữ lượng: than đá, quặng sắt, dầu khí
  • Khí hậu ôn đới lụa địa ở phía bắc cận nhiệt ở phía nam

* Khó khăn:

  • Nhiều thiên tai: lốc xoáy, vòi rồng, mưa đá, bão nhiệt đới (ở phía nam), bão tuyết ở phía bắc
  • Các bang ở miền tây và phía bắc vùng trung tâm thiếu nước nghiêm trọng.

Câu 10: Trình bày đặc điểm dân cư của Hoa Kì?

1. Gia tăng dân số

  • Dân số: 296,5 triệu người (2005) thứ 3 trên TG (sau TQ, AĐ)
  • Dân số đặc biệt tăng nhanh trong suốt thế kỉ XIX -> LĐ dồi dào (chủ yếu do nhập cư)
  • Dân nhập cư đem lại nguồn tri thức,vốn,lực lượng lao động lớn
  • Dân số có xu hướng già hóa => tăng các khoản chi phí xã hội
  • Tỉ lệ gia tăng tư nhiên thấp
  • Tuổi thọ trung bình 78 tuổi (2004)
  • Thành phần dân cư: đa dạng, phức tạp, trong đó 83 % là người có nguồn gốc châu Âu

=> Nền văn hóa phong phú, song quản lí XH gặp nhiều khó khăn

2. Phân bố dân cư

  • Phân bố không đều:
    • Đông đúc ở Đông Bắc, ven biển và đại dương
    • Thưa thớt ở vùng Trung tâm và vùng núi hiểm trở phía tây
  • Tỉ lệ dân thành thị cao 79 %
  • Xu hướng: di chuyển từ vùng ĐB đến phía Nam và ven bờ TBDương

Câu 11: Trình bày đặc điểm các ngành kinh tế Hoa Kỳ?

a. Dịch vụ:

  • Phát triển mạnh, chiếm 79,4% gdp (2004)
  • Ngoại thương: chiếm 12% tổng giá trị ngoại thương thế giới, giá trị nhập siêu ngày càng lớn
  • Giao thông vận tải:
    • hệ thống đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới
    • có số sân bay nhiều nhất thế giới với 30 hãng hàng không đảm nhiệm 1/3 số khách hàng thế giới
    • các ngành vận tải khác cũng phát triển
  • Tài chính: hệ thống ngân hàng tài chính phát triển mạnh có mặt khắp thế giới
  • Thông tin liên lạc: hiện đại có nhiều vệ tinh, thiết lập hệ thống định vị toàn cầu
  • Du lịch phát triển mạnh, doanh thu lớn

b. Công nghiệp:

  • Là nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ
  • Nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới
  • Sản xuất công nghiệp gồm có 3 nhóm ngành:
    • công nghiệp chế biến chiếm 84,2 giá trị hàng xuất khẩu
    • công nghiệp điện lực gồm nhiệt điện thủy điện điện nguyên tử điện mặt trời (đứng đầu thế giới)
    • công nghiệp khai khoáng: đứng đầu thế giới khai thác phốt phát, 2 thế giới về vàng bạc đồng chì than, thứ 3 về dầu mỏ
  • Cơ cấu công nghiệp cũng có sự thay đổi: giảm tỉ trọng các công nghiệp truyền thống tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hiện đại
  • Sản xuất công nghiệp có sự khác nhau giữa các vùng:
    • vùng đông bắc tập trung chủ yếu các ngành công nghiệp truyền thống
    • vùng phía nam và ven Thái Bình Dương là vùng công nghiệp mới bao gồm các ngành công nghiệp hiện đại

c. Nông nghiệp:

  • Nền nông nghiệp đứng đầu thế giới
  • Cơ cấu nông nghiệp đang có sự thay đổi
  • Hình thức chủ yếu là trang trại có diện tích lớn
  • Sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa
  • Là nước xuất khẩu nhiều nông sản nhất thế giới

Câu 12: Liên minh châu Âu EU ra đời và phát triển như thế nào? Mục đích và thể chế của nó?

1/ Sự ra đời và phát triển:

a. Sự ra đời:

  • Cộng đồng và thép châu Âu (1951)
  • Công đồng kinh tế châu Âu (1957)
  • Cộng đồng nguyên tử châu Âu (1958)
  • Cộng đồng châu Âu (1967) ==> Liên minh châu Âu (1993)

b. Sự phát triển:

  • Số lượng các thành viên tăng liên tục từ 6 lên 27 nước.
  • EU mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lý
  • Mức độ thống nhất ngày càng cao

2/ Mục đích:

  • Tạo ra 1 khu vực tự do lưu thông hàng hòa, dịch vụ con người và tiền vốn trong các nước thành viên
  • Tăng cường sự liên kết kinh tế luật pháp, nội vụ, an ninh, đối ngoại ....

3/ Thể chế

  • Nhiều quyết định qua trọng về kinh tế chí trị do các cơ quan đầu não của EU đề ra
  • Các cơ quan đầu não của EU là: nghị viện châu Âu, hội đồng châu Âu, hội đồng bộ trưởng châu Âu, ủy ban liên minh châu Âu, cơ quan kiểm toán, tòa án châu Âu

Câu 13: Chứng minh EU là là 1 trung tâm kinh tế lớn và là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới?

a. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:

  • EU là 1 trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới (Hoa Kì, EU, Nhật)
  • Tuy dân số chỉ chiếm 7,1% dân số thế giới nhưng chiếm tới 31% tổng GDP thế giới và tiêu thụ 19% năng lượng thế giới
  • EU đứng đầu thế giới về GDP (2005)

b. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới:

  • Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP 26.5 % và tỉ trọng xuất khẩu trong thế giới 37.7 % đều đứng đầu thế giới
  • Là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển
  • Chiếm 59 % trong viện trợ phát triển của thế giới

Câu 14: Phân tích nội dung và lợi ích của 4 mặt tự do lưu thông trong EU?

- EU thiết lập thị trường chung châu Âu từ 01/ 01/1993

  • Bốn mặt tự do lưu thông là:
    • Tự do di chuyển: mọi công dân trong EU đều có quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do chọn nơi làm việc
    • Tự do lưu thông dịch vụ: các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch được tư do hoạt động trong các nước EU
    • Tự do lưu thông hàng hoá: hàng hóa giữa các nước lưu thông trao đổi mua bán với nhau mà không tính thuế giá trị gia tăng
    • Tự do lưu thông tiền vốn: bãi bỏ các hạn chế trong giao dịch thanh toán
  • Ý nghĩa của việc tự do lưu thông:
    • Xoá bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế
    • Thực hiện 1 chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh châu Âu
    • Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

Câu 15: Vì sao có thể nói việc ra đời đồng tiền ơ-rô là bước tiến của sự liên kết trong EU?

  • Đồng tiền chung Ơ-rô được sử dụng từ năm 1999 đến nay ở EU.
  • Lợi thế:
    • Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu
    • Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền
    • Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
    • Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Câu 16: Cho biết những đặc điểm nổi bật vị trí địa lí tự nhiên dân cư và xã hội của cộng hòa Liên Bang Đức?

1. Vị trí địa lí quan trọng

  • Nằm ở trung tâm châu Âu giáp 9 nước, giáp biển Bắc và biển Ban-tích, thuận lợi giao lưu thông thương với các nước.
  • Có vai trò chủ chốt, đầu tàu trong xây dựng và phát triển EU, nước sáng lập EU.

2. Điều kiện tự nhiên.:

  • Khí hậu ôn đới thuận lợi cho phát triển nông nghiệp ôn đới
  • Cảnh quan thiên đa dạng, đẹp, hấp dẫn nhiều khách du lịch.
  • Nghèo khoáng sản: chủ yếu có than nâu, than đá và muối mỏ.

3. Dân cư và xã hội.

  • Tỉ suất sinh thấp,
  • Cơ cấu dân số già,, nhập cư nhiều (chiếm 10 %) thiếu nhân lực lao động bổ sung
  • Khuyến khích lập gia đình và sinh con
  • Mức sống cao, hệ thống phúc lợi và bảo hiểm tốt, GD - ĐT được ưu tiên đầu tư phát triển

Câu 17: Chứng minh cộng hòa Liên Bang Đức là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và một nước có nền công nông nghiệp phát triển cao?

1/ Đức là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới

  • Đức là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
  • Là cường quốc thương mại thứ hai thế giới sau Hoa Kì
  • Là nước đứng đầu châu Âu và đứng thứ 3 trên thế giới về GDP
  • Có vai trò chủ chốt, đầu tàu kinh tế EU
  • Nền kinh tế–xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức.

2/ Đức là một nước có nền công nông nghiệp phát triển cao

a. Công nghiệp:

  • CN phát triển với trình độ cao
  • Năng suất lao động cao, luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại
  • Nhiều ngành giữ vị trí cao trên thế giới: chế tạo máy, hoá chất, điện tử – viễn thông, SX thép.
  • Phân bố: Các trung tâm quan trọng: Xtút-gát, Muy-nich, Hăm-buốc, Pran-phuôc, Cô-lô-nhơ

b. Nông nghiệp:

  • Điều kiện tự nhiên không thuận lợi nhưng do tăng cường cơ giới hóa chuyên môn hóa, hợp lí hóa trong sản xuất, sử dụng ngày càng nhiều phân bón giống tốt nên năng suất nông nghiệp của Đức tăng nhanh.
  • Các nông sản chủ yếu: lúa mì, củ cải đường, khoai tây, thịt (bò, lợn) và sữa...
  • Phân bố: khắp cả nước
    • chăn nuôi phát triển mạnh ở phía tây
    • trồng trọt tập trung nhiều ở phía nam và phía đông

.......................................................................

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 11. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục sau đề thi học học kì 1 lớp 11, đề thi học học kì 2 lớp 11 các Sinh học lớp 11 môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 11 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 11

    Xem thêm