Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Đây là tài liệu hữu ích dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh. Với tài liệu này việc học tập và giảng dạy môn Địa lý lớp 11 bài 10 sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mời các bạn tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có 64 câu trắc nghiệm về bài Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bài có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Câu 1. Diện tích tự nhiên của Trung Quốc khoảng

A. Gần 9,5 triệu km2. B. Trên 9,5 triệu km2.
C. Gần 9,6 triệu km2. D. Trên 9,6 triệu km2.

Câu 2. Diện tích tự nhiên của Trung Quốc đứng hàng

A. Thứ hai thế giới sau Liên bang Nga.
B. Thứ ba thế giới sau Liên bang Nga và Canađa.
C. Thứ tư thế giới sau Liên bang Nga, Canađa và Hoa Kỳ.
D. Thứ năm thế giới sau Liên bang Nga, Canađa, Hoa Kỳ và Braxin.

Câu 3. Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với

A. 13 nước. B. 14 nước. C. 15 nước. D. 16 nước.

Câu 4. Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc là

A. Chủ yếu là núi cao và hoang mạc.
B. Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.
C. Chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc.
D. Chủ yếu là núi và cao nguyên.

Câu 5. Đường bờ biển phía đông của Trung Quốc dài khoảng

A. 6000 km. B. 7000 km.
C. 8000 km. D. 9000 km.

Câu 6. Về tổ chức hành chính, Trung Quốc được chia thành

A. 22 tỉnh, 6 khu tự trị và 3 thành phố trực thuộc trung ương.
B. 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
C. 21 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
D. 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.

Câu 7. Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ven biển là

A. Hồng Công và Thượng Hải.
B. Hồng Công và Ma Cao.
C. Hồng Công và Quảng Châu.
D. Ma Cao và Thượng Hải.

Câu 8. Nhận xét không đúng về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc là

A. Có diện tích lãnh thổ rộng lớn và đứng thứ ba thế giới.
B. Lãnh thổ trải rộng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
C. Có đường biên giới giáp 14 nước chủ yếu qua núi cao và hoang mạc.
D. Phía đông giáp biển với đường bờ biển dài khoảng 9000 km.

Câu 9. Phần lãnh thổ miền Đông Trung Quốc trải dài từ vùng duyên hải vào đất liền, đến kinh tuyến

A. 1000 Đông. B. 1050 Đông.
C. 1070 Đông. D. 1110 Đông.

Câu 10. Phần lãnh thổ miền Đông Trung Quốc chiếm.

A. Gần 50% diện tích cả nước.
B. 50% diện tích cả nước.
C. Trên 50% diện tích cả nước.
D. 60% diện tích cả nước.

Câu 11. Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là

A. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa mầu mỡ.
B. Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.
C. Từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.
D. Nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.

Câu 12. Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam là

A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.

Câu 13. Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là

A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc.
C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.

Câu 14. Một đặc điểm lớn của địa hình Trung Quốc là

A. Thấp dần từ bắc xuống nam.
B. Thấp dần từ tây sang đông.
C. Cao dần từ bắc xuống nam.
D. Cao dần từ tây sang đông.

Câu 15. Nhận xét không chính xác về sự đối lập của tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là

A. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.
B. Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
C. Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.
D. Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.

Câu 16. Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm

A. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
B. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ.
C. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa.
D. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.

Câu 17. Nhận xét đúng nhất về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên của miền Đông Trung Quốc cho phát triển nông nghiệp là

A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.
B. Khí hậu gió mùa thay đổi từ cận nhiệt đới đến ôn đới.
C. Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào.
D. Các ý trên.

Câu 18. Về mặt tự nhiên, Trung Quốc có một số khó khăn cho phát triển kinh tế là

A. Lũ lụt thường xảy ra ở các đồng bằng miền Đông.
B. Miền Tây có khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn.
C. Miền Tây địa hình núi cao hiểm trở, giao thông khó khăn.
D. Các ý trên

Câu 19. Năm 2005, dân số Trung Quốc khoảng

A. Trên 1033 triệu người.
B. Trên 1303 triệu người.
C. Gần 1033 triệu người.
D. Gần 1303 triệu người.

Câu 20. Người Hán là dân tộc đa số ở Trung Quốc và chiếm

A. Gần 80% dân số cả nước.
B. Trên 80% dân số cả nước.
C. Gần 90% dân số cả nước.
D. Trên 90% dân số cả nước.

Câu 21. Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?

A.Việt Nam. B.Lào.

C. Mi-an-ma. D.Thái Lan.

Câu 22. Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lưu sông Trường Giang?

A. Đông Bắc. B.Hoa Bắc.

B. Hoa Trung. D. Hoa Nam.

Câu 23. Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?

  1. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
  2. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
  3. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.
  4. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.

Câu 24. Khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

  1. Dầu mỏ và khí tự nhiên.
  2. Quặng sắt và than đá.
  3. Than đá và khí tự nhiên.
  4. Các khoáng sản kim loại màu.

Câu 25. Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn là do

  1. Ảnh hưởng của núi ở phía đông.
  2. Có diện tích quá lớn.
  3. Khí hậu ôn đới hải dương ít mưa.
  4. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.

Câu 26. Sông nào sau đây không bắt nguồn từ miền Tây Trung Quốc?

  1. Trường Giang.
  2. Hoàng Hà.
  3. Hắc Long Giang.
  4. Mê Công.

Câu 27. Tài nguyên chính của miền Tây Trung Quốc là

  1. Đất phù sa màu mỡ và các khoáng sản kim loại màu.
  2. Đất phù sa màu mỡ, rừng và đồng cỏ.
  3. Rừng, đồng cỏ và các khoáng sản kim loại màu.
  4. Rừng, đồng cỏ và các khoáng sản.

Câu 28. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Trung Quốc?

  1. Các thành phố lớn.
  2. Các đồng bằng châu thổ.
  3. Vùng núi và biên giới.
  4. Dọc biên giới phía nam.

Câu 29. Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này

  1. Là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.
  2. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu.
  3. Ít thiên tai.
  4. Không có lũ lụt đe dọa hằng năm.

Câu 30. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do

  1. Tiến hành chính sách dân số rất triệt để.
  2. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
  3. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.
  4. Tâm lí không muốn sinh nhiều con của người dân.

Câu 31. Một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là

  1. Làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội
  2. Mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
  3. Mất cân bằng phân bố dân cư.
  4. Tỉ lệ dân nông thôn giảm mạnh.

Câu 32. Trung Quốc thời kì cổ, trung đại không có phát minh nào sau đây?

  1. La bàn. B
  2. .Giấy.
  3. Kĩ thuật in.
  4. Chữ la tinh.

Câu 33. Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

  1. Công cuộc đại nhảy vọt.
  2. Cách mạng văn hóa và các kế hoạch 5 năm.
  3. Công cuộc hiện đại hóa.
  4. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.

Câu 34. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế – xã hội là

  1. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh.
  2. Không còn tình trạng đói nghèo.
  3. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
  4. Trở thành nước có GDP/người vào loại cao nhất thế giới.

Câu 35. Các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm là kết quả của

  1. Chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường.
  2. Thị trường xuất khẩu được mở rộng.
  3. Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế.
  4. Việc cho phép công ti, doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc sản xuất.

Câu 36. Để thu hút vố đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã

  1. Tiến hành cải cách ruộng đất.
  2. Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.
  3. Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.
  4. Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.

Câu 37. Một trong những thế mạnh để phát triển công nghiệp của Trung Quốc là

  1. Khí hậu ổn định.
  2. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
  3. Lao động có trình độ cao.
  4. Có nguồn vốn đầu tư lớn.

Câu 38. Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính là:

  1. Chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.
  2. Chế tạo máy, điện tử, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.
  3. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.
  4. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

Câu 39. Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

  1. Điện, luyện kim, cơ khí.
  2. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động.
  3. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác.
  4. Điện, chế taọ máy, cơ khí.

Câu 40. Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở

  1. Miền Tây.
  2. Miền Đông.
  3. Ven biển.
  4. Gần Nhật Bản và Hàn Quốc.

Câu 41. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Trung Quốc là

  1. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Quảng Châu, Trùng Khánh.
  2. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương.
  3. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Nam Kinh, Phúc Châu.
  4. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Lan Châu, Thành Đô.

Câu 42. Ngành công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc đứng đầu thế giới?

  1. Công nghiệp khai thác than.
  2. Công nghiệp chế tạo máy bay.
  3. Công nghiệp đóng tàu.
  4. Công nghiệp hóa dầu.

Câu 43. Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp nào?

  1. Công nghiệp cơ khí.
  2. Công nghiệp dệt may.
  3. Công nghiệp luyện kim màu.
  4. Công nghiệp hóa dầu.

Câu 44. Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh về

  1. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.
  2. Lực lượng lao động có kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.
  3. Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.
  4. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.

Câu 45. Trung Quốc có điều kiện thuận lợi nào để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

  1. Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
  2. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời.
  3. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.
  4. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 46. Trung Quốc không áp dụng chính sách, biện pháp nào trong cải cách nông. nghiệp?

  1. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
  2. Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi.
  3. Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới.
  4. Tăng thuế nông nghiệp.

Câu 47. Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới về các sản phẩm nông nghiệp nào?

  1. Lương thực, củ cải đường, thủy sản.
  2. Lúa gạo, cao su, thịt lợn.
  3. Lương thực, bông, thịt lợn.
  4. Lúa mì, khoai tây, thị bò.

Câu 48. Cây trồng chiếm vị trí quan trọng nhất vầ diện tích và sản lượng ở Trung Quốc là

  1. Cây công nghiệp.
  2. Cây lương thực.
  3. Cây ăn quả.
  4. Cây thực phẩm.

Câu 49. Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do

  1. Sản lượng lương thực thấp.
  2. Diện tích đất canh tác chỉ có khoảng 100 triệu ha.
  3. Dân số đông nhất thế giới.
  4. Năng uất cây lương thực thấp.

Câu 50. Vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc là

  1. Đồng bằng châu thổ các sông lớn.
  2. Đồng bằng Đông Bắc.
  3. Đồng bằng Hoa Bắc.
  4. Đồng bằng Hoa Nam.

Câu 51. Các loại nông sản chính của đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc là:

  1. Lúa mì, ngô, củ cải đường.
  2. Lúa gạo, mía, bông.
  3. Lúa mì, lúa gạo, ngô.
  4. Lúa gạo, hướng dương, chè.

Câu 52. Các loại nông sản chính của đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam là

  1. Lúa mì, khoai tây, củ cải đường.
  2. Lúa gạo, mía, chè, bông.
  3. Lúa mì, lúa gạo, khoai tây.
  4. Lúa gạo, ngô, hướng dương.

Câu 53. Đồng bằng ở Trung Quốc có điểu kiện tự nhiên thuận lợi nhất để trồng củ cải đường là

  1. Đông Bắc.
  2. Hoa Bắc.
  3. Hoa Trung.
  4. Hoa Nam.

Câu 54. Loại gia súc được nuôi nhiều nhất ở miền Tây Trung Quốc là

  1. Bò.
  2. Dê.
  3. Cừu.
  4. Ngựa.

Câu 55. Địa hình miền Tây Trung Quốc:

  1. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.
  2. Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
  3. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.
  4. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.

Câu 56. Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ rệt về

  1. Khí hậu.
  2. Địa hình.
  3. Diện tích.
  4. Sông ngòi.

Câu 57. Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?

A. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.

B. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.

C. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.

D. LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.

Câu 58. Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

A. Núi cao và hoang mạc.

B. Núi thấp và đồng bằng.

C. Đồng bằng và hoang mạc.

D. Núi thấp và hoang mạc.

Câu 59. Đồng bằng nào chịu nhiều lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc?

A. Đông Bắc.

B. Hoa Bắc.

C. Hoa Trung.

D. Hoa Nam.

Câu 60. Dân tộc nào chiếm đa số ở Trung Quốc?

A. Dân tộc Hán.

B.Dân tộc Choang.

C. Dân tộc Tạng.

D. Dân tộc Hồi.

Câu 61. Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?

A. Khí hậu ôn đới lục địa.

B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

C. Khí hậu ôn đới gió mùa.

D. Khí hậu ôn đới hải dương.

Câu 62. Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng nào dưới đây?

A. Ven biển và dọc theo con đường tơ lụa.

B. Phía Tây bắc của miền Đông.

C. Ven biển và thượng lưu các con sông lớn.

D. Ven biển và hạ lưu các con sông lớn.

Câu 63. Đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc là

A. dân cư phân bố đều khắp lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở nông thôn.

B. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.

C. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây.

D. dân cư phân bố không đều tập trung chủ yếu ở miền Đông.

Câu 64. Dẫn chứng nào sau đây chứng minh Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc?

A. Có trên 50 dân tộc khác nhau.

B. Người Hán chiếm trên 90% dân số.

C. Dân thành thị chiếm 37% số dân.

D. Dân tộc thiểu số sống tại vùng núi.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết được tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm về bài Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 11. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau Toán 11, Ngữ văn 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để giúp các bạn có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
31
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 11

    Xem thêm