Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (Tiết 3)

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11 - Bài 11: Tiết 3

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (Tiết 3) giúp các em học sinh nắm bắt được các nội dung chính về Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) như: sự hình thành, mục tiêu, định hướng phát triển.... Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học tốt môn Địa lý 11.

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (Tiết 1)

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (Tiết 2)

Mời bạn làm trắc nghiệm trực tuyến: Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11
Bài 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (tiếp theo)
Tiết 3. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Trình bày các mục tiêu chính của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Câu 2. Lấy ví dụ để thấy rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN. Các biện pháp khắc phục tình trạng trên.

Câu 3. Cho bảng số liệu:

Bảng 11.2. Tốc độ tăng GDP của các nước qua các năm (đơn vị:%)

Năm

Nước

1996

1997

1999

2001

2003

Lào

6,89

6,91

7,28

5,76

5,90

Ma-lai-xi-a

10,00

7,32

6,14

0,32

5,20

Xin-ga-po

7,71

8,51

6,42

-2,37

1,09

Thái Lan

5,90

-1,37

4,45

2,14

6,75

Việt Nam

9,34

8,15

4,71

6,93

7,24

Qua bảng số liệu hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước ASEAN qua các năm.

Câu 4. Hãy nối tên quốc gia với năm ra nhập ASEAN của một số quốc gia ở Đông Nam Á:

1. Việt Nam

a. 1967

2. Căm-pu-chia

b. 1994

3. Mi-an-ma

c. 1995

4. Bru-nây

d. 1997

5. Thái Lan

e. 1999

Câu 5. Mục tiêu nào sau đây là mục tiêu khái quát mà các nước ASEAN cần đạt được?

a. Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều.

b. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

c. Xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá phát triển.

d. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.

Câu 6. Thách thức lớn nhất hiện nay đối với các nước ASEAN là:

a. Trình độ phát triển còn chênh lệch.

b. Vẫn còn tình trạng đói nghèo.

c. Phát triển nguồn nhân lực.

d. Đào tạo nhân tài.

Câu 7. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam có cơ hội:

a. Hợp tác với các nước trong khu vực về kinh tế.

b. Hợp tác về văn hoá, giáo dục.

c. Hợp tác về khoa học công nghệ, an ninh.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 8. Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước trong khu vực ASEAN là:

a. Lúa gạo. c. Than.

b. Xăng dầu. d. Hàng điện tử.

Câu 9. Mặt hàng nào sau đây, Việt Nam không phải nhập từ các nước ASEAN:

a. Phân bón. c. Một số hàng điện tử, tiêu dùng.

b. Thuốc trừ sâu. d. Dầu thô.

Câu 10. Những thách thức mà Việt Nam khi ra nhập ASEAN là:

a. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.

b. Sự khác biệt về chính trị.

c. Sự bất đồng về ngôn ngữ.

d. Tất cả các ý trên.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Các mục tiêu chính của ASEAN:

  • Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
  • Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
  • Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.
  • Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định cùng phát triển.

Câu 2.

  • Các nước Đông Nam Á là những nước giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đây chưa hợp lí và còn nhiều bất cập như: việc khai thác khoáng sản chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ song do trình độ còn hạn chế nên gây ra sự lãng phí tài nguyên, công nghệ khai thác còn lạc hậu và ý thức kém gây ô nhiễm môi trường. Việc phá rừng ở nhiều nước để lấy gỗ xuất khẩu, làm nương rẫy,... đã làm chất lượng và diện tích rừng nhiều nơi suy giảm. Các nước Đông Nam Á đều giáp biển, việc khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ làm hủy diệt nhiều loại sinh vật, phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy hải sản làm hủy hoại môi trường sinh thái.
  • Chính sách sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường:
    • Khai thác tài nguyên rừng đi đôi việc trồng rừng và tu bổ rừng. Cần đầu tư các phương tiện hiện đại trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản nhằm sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên này và hạn chế ô nhiễm môi trường.
    • Tăng cường đầu tư phương tiện để đánh bắt xa bờ. Cấm đánh bắt bằng những phương tiện có tính hủy diệt, đánh bắt cá trong mùa sinh sản,...
    • Trồng rừng ngập mặn để bảo vệ môi trường sinh thái ven biển.
    • Tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường đến mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.

Câu 3.

  • Các nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa thật sự vững chắc và đồng đều ở các quốc gia (lấy số liệu chứng minh).
  • Sở dĩ các nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định và ở mức thấp như Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a trong thời gian trên là do bị ảnh hưởng nặng nề của các cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực năm 1997, ảnh hưởng của dịch Sarh và cúm gia cầm,... các yếu tố này ảnh hưởng đến ngành du lịch, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, thị trường tài chính.
  • Một số nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định hơn: Lào, Việt Nam là do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp khi có chiến lược phát triển kinh tế phù hợp thì có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 4 (1-c, 2-e, 3-d, 4-b, 5-a), 5a, 6d, 7d, 8a, 9d, 10d

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 11

    Xem thêm