Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế có đáp án đi kèm được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11

Bài 2. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến hệ quả gì?

Câu 2. Tại sao toàn cầu hóa lại là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay?

Câu 3. Hoàn thành sơ đồ sau:

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Câu 4. Cho bảng số liệu:

Bảng 2.1. Dân số và tổng GDP của các tổ chức liên kết kinh tế

Tên tổ chức

Số dân (triệu người)

GDP (tỉ USD)

NAFTA

435,7

13.323,8

EU

459,7

12.690,5

ASEAN

555,3

799,9

APEC

2648

23.008,1

MERCOSUR

232,4

776,6

a. Vẽ biểu đồ kết hợp đường và cột thể hiện số dân và GDP của các tổ chức kinh tế trên.

b. Qua biểu đồ hãy rút ra những nhận xét cần thiết.

Câu 5. Các nước tham gia vào quá trình toàn cầu hóa để:

a. Bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia.

b. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp và chuyển giao công nghệ.

c. Đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững.

d. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Câu 6. Việt Nam gia nhập WTO vào năm nào sau đây:

a. 2005 c. 2007

b. 2006 d. 2008

Câu 7. Trong các tổ chức liên kết kinh tế sau, tổ chức kinh tế nào có GDP/người cao nhất:

a. ASEAN. c. EU.

b. APEC. d. NAFTA.

Câu 8. Nhân loại tiến hành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại vào:

a. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

b. Nửa đầu thế kỉ XX.

c. Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.

d. Nửa đầu thế kỉ XXI.

Câu 9. Hậu quả của việc toàn cầu hóa kinh tế:

a. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

b. Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.

c. Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước.

d. Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế:

  • Thương mại thế giới phát triển mạnh: Tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại thế giới chi phối đến 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại.
  • Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh, năm 2005 tăng hơn 5 lần so với năm 1990 và chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ.
  • Thị trường tài chính quốc tế mở rộng với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau thông qua mạng viễn thông điện tử. Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu.
  • Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn, sở hữu nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng

* Hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

  • Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế.
  • Tiêu cực: gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.

Câu 2. Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay. Vì:

  • Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, sự phát triển không đồng về kinh tế và khoa học kĩ thuật dẫn đến sự khác nhau về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia.
  • Quá trình phát triển kinh tế tất yếu dẫn đến sự phân công lao động, xuất hiện một yêu cầu khách quan là cần phải tiến hành chuyên môn hóa và hợp tác hóa lẫn nhau giữa các công ty thuộc các quốc gia khác nhau. Điều đó, đòi hỏi phải mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế.
  • Sự đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng của mỗi quốc gia nên quy mô trao đổi thương mại ngày càng lớn.

Từ những lí do trên nên toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Câu 3.

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Câu 4.

a. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường (Lưu ý: Số liệu của đối tượng nhỏ hơn vẽ cột, số liệu lớn hơn vẽ đường. Dạng biểu đồ chữ U, biểu đồ có 2 trục tung)

b. Nhận xét:

  • Dân số và tổng thu nhập GDP của các tổ chức kinh tế không đồng đều
    • Dân số: APEC có dân số đông nhất (2648 tr người), MERCOSUR có dân số thấp nhất (232,4 tr người).
    • GDP: APEC có tổng thu nhập GDP cao nhất (23 008,1 tỉ USD), MERCOSUR có tổng thu nhập GDP thấp nhất (776,6 tỉ USD).
  • Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch khá lớn: NAFTA (30580 USD/người), EU (27606 USD/người), ASEAN (1440 USD/người), APEC (8689 USD/người) và MERCOSUR (3342 USD/người) → Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực không đồng đều.

Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5c, 6c, 7d, 8c, 9c.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 11 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn Lịch sử lớp 11, Ngữ văn lớp 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 11

    Xem thêm