Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11 - Bài 1

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11 - Bài 1

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11 - Bài 1 giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức Địa lý 11 bài: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm môn Địa lý lớp 11 bài 1

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Một số vấn đề của châu Phi

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11

Bài 1. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới.

Câu 2. Chứng minh cuộc cách mạng khoa học công nghệ là điều kiện cần thiết để chuyển nền kinh tế - xã hội thế giới từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu.

Câu 3. Kết hợp bảng 1.1, bảng 1.2, bảng 1.3 và hiểu biết của bản thân, em hãy hoàn thành bảng kiến thức sau:

Bảng 1.1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển

Các chỉ số

Nhóm nước phát triển

Nhóm nước đang phát triển

GDP/người

Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế

HDI

Câu 4. Cho bảng số liệu:

Bảng 1.2. Tổng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển

Năm

1990

1998

2000

2004

Tổng nợ

1310

2465

2498

2724

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển qua các năm. Rút ra nhận xét.

Câu 5. Xu hướng thay đổi cơ cấu công nghiệp của nước đang phát triển là:

  1. Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.
  2. Tạo ra khối lượng sản phẩm công nghiệp lớn.
  3. Tạo ra khối lượng sản phẩm công nghiệp với chất lượng cao.
  4. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn hướng ra xuất khẩu.

Câu 6. Hãy xếp theo thứ tự từ thấp đến cao mức GDP/người của các nước

a. Đan Mạch b. Ấn Độ

c. Ca-na-đa d. An-ba-ni

Câu 7. Nhân tố ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế tri thức là:

  1. Tài nguyên thiên nhiên.
  2. Nguồn lao động.
  3. Công nghệ thông tin và truyền thông.
  4. Nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 8. Thực hành:

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11 - Bài 1

Hình 1.1. Lược đồ thế giới

Khu vực có GDP/người cao nhất thế giới nằm ở vị trí có kí hiệu chữ:

a. D, E, B c. B, E, F

b. C, D, G d. A, D, G

Câu 9. Ưu thế lớn nhất của việc áp dụng công nghệ thông tin là:

  1. Tiết kiệm được nguồn năng lượng trong sản xuất.
  2. Hạn chế được sự ô nhiễm môi trường.
  3. Rút ngắn thời gian và không gian xử lí thông tin.
  4. Chi phí lao động sản xuất rẻ nhất.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghiệp cao với hàm lượng tri thức cao. Bốn công nghệ trụ cột có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.

* Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm cho kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang loại hình kinh tế mới dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao (kinh tế tri thức).

Câu 2. Chứng minh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là điều kiện cần thiết để chuyển nền kinh tế xã hội thế giới từ phát triển chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu.

  • Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là một quá trình làm thay đổi căn bản của hệ thống kiến thức về khoa học - kĩ thuật diễn ra trong mối quan hệ khăng khít với quá trình phát triển của xã hội loài người.
  • Sự phát triển của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và tác động của cuộc cách mạng KHKT đến sự phát triển nền kinh tế - xã hội:
    • Cuộc cách mạng KHKT lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sang nền sản xuất cơ khí. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là quá trình đổi mới công nghệ.
    • Cuộc cách mạng KHKT lần hai diễn ra cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là đưa nền sản xuất cơ khí chuyển sang nền sản xuất đại cơ khí và tự động cục bộ. Nền kinh tế thế giới phát triển theo chiều rộng, tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi nhiều nguyên liệu, năng lượng, lao động, quy mô sản xuất theo không gian rộng lớn. Kết quả: tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội và đời sống của con người được cải thiện nhiều.
    • Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuất hiện và phát triển bùng nổ công nghệ cao. Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới nhất với hàm lượng tri thức, hàm lượng khoa học, sáng tạo cao nhất. Vì vậy, khoa học và công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt và trực tiếp của xã hội, tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội như: tìm ra các nguồn nguyên liệu và nhiên liệu mới, tự động hóa trong sản xuất, sản xuất ra các sản phẩm “mỏng - ngắn - nhỏ - nhẹ” có khả năng cạnh tranh trên thị trường (đặc trưng của nền kinh tế phát triển theo chiều sâu).

Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang tập trung vào các lĩnh vực sau: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu và năng lượng mới, công nghệ sinh học, công nghệ hàng không và vũ trụ, công nghệ biển,...

Kết luận: cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là điều kiện cần thiết để chuyển nền kinh tế xã hội thế giới từ phát triển chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu.

Câu 3.

SỰ TƯƠNG PHẢN

Các chỉ số

Nhóm nước phát triển

Nhóm nước đang phát triển

GDP/người

Thu nhập bình quân đầu người của các nước cao, cao hơn nhiều lần so với trung bình chung của thế giới (Đan Mach: 7 lần, Thụy Điển: 6 lần...).

Thu nhập bình quân đầu người thấp, thấp hơn mức trung bình chung của thế giới (Êtiôpia: 0,018 lần, Ấn Độ: 0,099 lần...).

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế

Khu vực III chiếm tỉ lệ cao (71%) và có xu hướng tăng, khu vực I và II chiếm tỉ lệ thấp, đặc biệt khu vực I chỉ chiếm 2% tổng GDP.

Khu vực I còn chiếm tỉ lệ cao (25%), cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế đang chuyển biến theo xu hướng giảm tỉ trọng của khu vực sản xuất vật chất và tăng tỉ trọng của khu vực sản xuất phi vật chất.

Chỉ số HDI

Chỉ số HDI cao và tăng nhanh (từ 0,814 năm 2000 lên 0,855 năm 2003)

Chỉ số HDI thấp và tăng chậm (từ 0,654 năm 2000 lên 0,694 năm 2003).

Câu 4. Vẽ biểu đồ đường.

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11 - Bài 1

Nhận xét: Tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển tăng lên qua các năm, tuy nhiên giai đoạn từ 1998 - 2004 (trung bình tăng 43,2 tỉ USD/năm) tăng chậm hơn rất nhiều giai đoạn 1990 - 1998 (trung bình tăng 144,4 tỉ USD/năm). Điều đó chứng tỏ nền kinh tế của các nước đang phát triển đã đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5c, 6 (b-d-c-a), 7c, 8b, 9c.

Đánh giá bài viết
1 4.508
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Địa lý 11

    Xem thêm