Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Liên Bang Nga

Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Liên Bang Nga

Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Liên Bang Nga. Tài liệu gồm 75 câu hỏi trắc nghiệm nằm trong phạm vi của bài 8. Phần đáp án đã được VnDoc.com cập nhật đầy đủ và chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đối chiếu kết quả ngay sau khi làm xong. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ LIÊN BANG NGA

Câu 1. Lãnh thổ nước Liên bang Nga có diện tích là

A. 11,7 triệu km2.

B. 17,1 triệu km2.

C. 12,7 triệu km2.

D. 17,2 triệu km2

Câu 2. Là quốc gia rộng lớn nhất thế giới, lãnh thổ nước Nga bao gồm

A. Toàn bộ Đồng bằng Đông Âu.

B. Toàn bộ phần Bắc Á.

C. Phần lớn Đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.

D. Toàn bộ phần Bắc Á và một phần Trung Á.

Câu 3. Liên bang Nga có đường biên giới dài khoảng

A. Hơn 20 000 km.

B. Hơn 30 000 km

C. Hơn 40 000 km.

D. Hơn 50 000 km.

Câu 4. Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn là

A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Câu 5. Từ đông sang tây, lãnh thổ nước Nga trải ra trên

A. 8 múi giờ.

B. 9 múi giờ.

C. 10 múi giờ.

D. 11 múi giờ.

Câu 6. Liên bang Nga không giáp với

A. Biển Ban Tích.

B. Biển Đen.

C. Biển Aran.

D. Biển Caxpi.

Câu 7. Về mặt tự nhiên, ranh giới phân chia địa hình lãnh thổ nước Nga thành hai phần Đông và Tây là

A. Dãy núi Uran.

B. Sông Ê - nít - xây.

C. Sông Ô bi.

D. Sông Lê na.

Câu 8. Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Tây sông Ê - nít - xây là

A. Đồng bằng và vùng trũng.

B. Núi và cao nguyên.

C. Đồi núi thấp và vùng trũng.

D. Đồng bằng và đồi núi thấp.

Câu 9. Một đặc điểm cơ bản của địa hình nước Nga là

A. Cao ở phía bắc, thấp về phía nam.

B. Cao ở phía nam, thấp về phía bắc.

C. Cao ở phía đông, thấp về phía tây.

D. Cao ở phía tây, thấp về phía đông.

Câu 10. Địa hình phần lãnh thổ phía Tây của Liên bang Nga có đặc điểm

A. Phía bắc Đồng bằng Tây Xi - bia là đầm lầy.

B. Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng.

C. Đồng bằng Đông Âu tương đối cao xen đồi thấp.

D. Các ý trên.

Câu 11. Nơi tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên của nước Nga là

A. Đồng bằng Đông Âu.

B. Đồng bằng Tây Xi - bia.

C. Cao nguyên Trung Xi - bia.

D. Dãy núi U ran.

Câu 12. Trong các khoáng sản sau đây, loại khoáng sản mà Liên bang Nga có trữ lượng đứng thứ ba thế giới là

A. Than đá.

B. Dầu mỏ.

C. Khí tự nhiên.

D. Quặng sắt.

Câu 13. Về trữ lượng, các loại khoáng sản mà Liên bang Nga đứng đầu thế giới là

A. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

B. Dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt.

C. Khí tự nhiên, quặng sắt, quặng kali.

D. Than đá, quặng sắt, quặng kali.

Câu 14. Trong các khoáng sản sau đây, loại khoáng sản mà Liên bang Nga có trữ lượng đứng thứ bảy thế giới là

A. Than đá.

B. Dầu mỏ.

C. Khí tự nhiên.

D. Quặng sắt.

Câu 15. Đánh giá đúng nhất về khả năng phát triển kinh tế của phần lãnh thổ phía Tây Liên bang Nga là

A. Đồng bằng Tây Xi - bia thuận lợi cho phát triển công nghiệp năng lượng.

B. Phía nam Đồng bằng Tây Xi - bia thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

C. Đồng bằng Đông Âu thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm.

D. Các ý trên.

Câu 16. Nhận xét đúng nhất về các ngành công nghiệp có điều kiện tài nguyên thuận lợi để phát triển ở phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga là

A. Chế biến gỗ, khai thác, năng lượng, luyện kim, hóa chất.

B. Chế biến gỗ, khai thác, luyện kim, dệt, hóa chất.

C. Chế biến gỗ, khai thác, thực phẩm, hóa chất.

D. Chế biến gỗ, khai thác, chế tạo máy, hóa chất.

Câu 17. Đại bộ phận (hơn 80%) lãnh thổ nước Nga nằm ở vành đai khí hậu

A. Cận cực giá lạnh.

B. Ôn đới.

C. Ôn đới hải dương.

D. Cận nhiệt đới.

Câu 18. Nhận định đúng về tiềm năng thủy điện của Liên bang Nga

A. Tổng trữ năng thủy điện là 320 triệu kW, tập trung ở phần phía Tây.

B. Tổng trữ năng thủy điện là 230 triệu kW, tập trung ở phần phía Đông.

C. Tổng trữ năng thủy điện là 320 triệu kW, tập trung chủ yếu ở vùng Xi – bia.

D. Tổng trữ năng thủy điện là 230 triệu kW, phân bố đều trên toàn lãnh thổ.

Câu 19. Lãnh thổ nước Nga không có kiểu khí hậu

A. Cận cực giá lạnh.

B. Ôn đới hải dương.

C. Ôn đới lục địa.

D. Cận nhiệt.

Câu 20. Năm 2005, dân số nước Nga là

A. 142 triệu người.

B. 143 triệu người.

C. 124 triệu người.

D. 134 triệu người.

Câu 21. Là một nước đông dân, năm 2005 dân số của Liên bang Nga đứng

A. Thứ năm trên thế giới.

B. Thứ sáu trên thế giới.

C. Thứ bảy trên thế giới.

D. Thứ tám trên thế giới.

Câu 22. Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân số của Liên bang Nga giảm mạnh vào thập niên 90 của thế kỷ XX là

A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên âm.

B. Tỉ suất sinh giảm nhanh hơn tỉ suất tử.

C. Người Nga di cư ra nước ngoài nhiều.

D. Các ý trên.

Câu 23. Liên bang Nga là nước có tới trên 100 dân tộc trong đó dân tộc Nga chiếm

A. 60 % dân số cả nước.

B. 78% dân số cả nước.

C. 80 % dân số cả nước.

D. 87% dân số cả nước.

Câu 24. Mật độ dân số trung bình của Liên bang Nga vào năm 2005 là

A. 6,8 người /km2.

B. 7,4 người/km2.

C. 8,4 người/km2.

D. 8,6 người/km2.

Câu 25. Tỷ lệ dân sống ở thành phố của nước Nga (năm 2005) là

A. Trên 60%.

B. Trên 70%.

C. Gần 80%.

D. Trên 80%.

Câu 26. Dân số thành thị của nước Nga sống chủ yếu ở các thành phố

A. Lớn và các thành phố vệ tinh.

B. Trung bình và các thành phố vệ tinh.

C. Nhỏ và các thành phố vệ tinh.

D. Nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh.

Câu 27. Nhận xét đúng nhất về sự phân bố dân cư của nước Nga là

A. Tập trung cao ở phía bắc và phía đông, thưa thớt ở phía tây và nam.

B. Tập trung cao ở phía bắc và nam, thưa thớt ở phía đông và tây.

C. Tập trung cao ở phía tây và nam, thưa thớt ở phía đông và bắc.

D. Tập trung cao ở phía đông và tây, thưa thớt ở phía nam và bắc.

Câu 28. Trong thời gian từ 1991 đến 2005 dân số nước Nga giảm và giảm khoảng

A. Gần 4 triệu người.

B. Trên 4 triệu người.

C. Gần 5 triệu người.

D. Trên 5 triệu người.

Câu 29. Dân cư nước Nga tập trung chủ yếu ở

A. Vùng Đồng bằng Đông Âu.

B. Vùng Đồng bằng Tây Xi – bia.

C. Vùng Xi – bia

D. Vùng ven biển Thái Bình Dương.

Câu 30. Liên bang Nga nổi tiếng là nước có tiềm lực lớn về văn hóa và khoa học được thể hiện ở

A. Có nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học.

B. Có nhiều trường đại học danh tiếng, là nước đầu tiên đưa con người vào vũ trụ.

C. Trong thập niên 60 và 70 Liên Xô đã chiếm tới 1/3 số bằng phát minh sáng chế của thế giới.

D. Các ý trên.

Câu 31. Người dân Nga có trình độ học vấn khá cao, tỉ lệ biết chữ hiện nay là

A. 87%

B. 88%

C. 98%

D. 99%

Câu 32. Đứng đầu thế giới về các ngành khoa học cơ bản là

A. Hoa Kỳ.

B. Liên bang Nga.

C. Pháp.

D. Nhật.

Câu 33. Liên bang Nga là một thành viên đóng vai trò chính trong sự phát triển của Liên Xô trước đây được thể hiện

A. Có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

B. Nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới.

C. Giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 20% giá trị của thế giới.

D. Các ý trên.

Câu 34. Vào cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, so với toàn Liên Xô tỉ trọng sản xuất lương thực của Liên bang Nga chiếm

A. trên 41%.

B. trên 51%.

C. trên 54%.

D. trên 56%.

Câu 35. Vào cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, so với toàn Liên Xô, tỉ trọng ngành công nghiệp gỗ, giấy và xenlulô của Liên bang Nga chiếm

A. 80%

B. 85%

C. 90%

D. 95%

Câu 36. Vào cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, so với toàn Liên Xô, tỉ trọng các ngành công nghiệp của Liên bang Nga chiếm trên 80% là

A. than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

B. dầu mỏ, khí tự nhiên, điện.

C. khí tự nhiên, điện, thép.

D. Dầu mỏ, khí tự nhiên, gỗ-giấy và xenlulô.

Câu 37. «Cộng đồng các quốc gia độc lập – SNG» được thành lập vào

A. đầu năm 1990.

B. cuối năm 1990.

C. đầu năm 1991.

D. cuối năm 1991.

Câu 38. Chiến lược kinh tế mới đang đưa nền kinh tế nước Nga trở lại vị trí cường quốc
được thực hiện từ

A. đầu năm 2000.

B. giữa năm 2000.

C. cuối năm 2000.

D. đầu năm 2001.

Câu 39. Một số nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của Liên bang Nga là

A. từng bước đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.

B. ổn định đồng rúp; nâng cao đời sồng nhân dân; mở rông quan hệ ngoại giao, coi trọng châu Á.

C. đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi các dân tộc ở Nga; lãnh thổ hành chính chia thành 7 vùng liên bang; khôi phục lại vị trí cường quốc.

D. Các ý trên.

Câu 40. Nhận định đúng nhất về thành tựu sau năm 2000 của nền kinh tế Liên bang Nga là

A. kinh tế Liên bang Nga đã vượt qua khủng hoảng.

B. nền kinh tế đang trong thế ổn định và đi lên.

C. Liên bang Nga nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8).

D. Các ý trên.

Câu 41. Nhận định không đúng về thành tựu của nền kinh tế Nga sau năm 2000 là

A. sản lượng các ngành kinh tế tăng, tăng trưởng kinh tế cao.

B. dự trữ ngoại tệ đúng thứ ba thế giới (năm 2005).

C. đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời Xô-Viết.

D. đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Câu 42. Nhận xét không chính xác về tình hình tăng trưởng GDP của Liên bang Nga thời kỳ 1990-2005 là

A. giai đoạn 1990-1998 liên tục tăng trưởng âm.

B. giai đoạn 1999-2005 liên tục tăng trưởng ở mức cao.

C. GDP tụt giảm mạnh nhất vào năm 1998.

D. GDP tăng trưởng cao nhất vào năm 2000.

Câu 43. Năm 2000 tốc độ tăng trưởng GDP của nước Nga đạt giá trị cao nhất trong thời kỳ 1990-2005 và đạt

A. 8%

B. 9%

C. 10%

D. 11%

Câu 44. Năm 1998 GDP của nước Nga tụt giảm mạnh nhất trong thời kỳ 1990- 1998 và giảm

A. 3,5%

B. 3,6%

C. 4,1%

D. 4,9%

Câu 45. Trong thời kỳ 1990-1998 chỉ có một năm duy nhất nền kinh tế nước Nga đạt giá trị tăng trưởng dương và tăng 0,9% là

A. năm 1995.

B. năm 1996.

C. năm 1997.

D. năm 1998.

Câu 46. Nhận xét đúng nhất về vai trò và đặc điểm của nền công nghiệp Liên bang Nga là

A. là xương sống của nền kinh tế Liên bang Nga.

B. cơ cấu ngành công nghiệp ngày càng đa dạng.

C. phát triển cả các ngành công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại.

D. các ý trên.

Câu 47. Ngành công nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Liên bang Nga, hàng năm mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn là

A. công nghiệp khai thác dầu khí.

B. công nghiệp khai thác than.

C. công nghiệp điện lực.

D. công nghiệp luyện kim.

Câu 48. Vùng không phải là nơi khai thác dầu tập trung của nước Nga là

A. Đồng bằng Tây Xi-bia.

B. Đồng bằng Đông Âu.

C. vùng núi Đông Xi-bia.

D. vùng núi Uran và biển Caxpi.

Câu 49. Liên bang Nga đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên vào năm

A. 2004

B. 2005

C. 2006

D. 2007

Câu 50. Trong thời kỳ 1995-2005, ngành công nghiệp của nước Nga không tăng liên tục và còn biến động là

A. dầu mỏ.

B. than.

C. điện.

D. giấy.

Câu 51. Các ngành công nghiệp được coi là ngành truyền thống của nước Nga là

A. công nghiệp năng lượng.

B. công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu.

C. khai thác vàng và kim cương; khai thác gỗ, sản xuất giấy và bột xen-lu-lô.

D. Các ý trên.

Câu 52. Các trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga phần lớn tập trung ở các vùng

A. Đồng bằng Đông Âu.

B. vùng núi già Uran.

C. Đồng bằng Tây Xi-bia.

D. Các ý trên

Câu 53. Hiện nay các ngành công nghiệp hiện đại được Liên bang Nga tập trung phát triển là

A. điện tử-tin học.

B. hàng không.

C. vũ trụ, nguyên tử.

D. các ý trên.

Câu 54. Từ lâu, Liên bang Nga đã được coi là cường quốc về

A. công nghiệp luyện kim của thế giới.

B. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử của thế giới.

C. công nghiệp chế tạo máy của thế giới.

D. công nghiệp dệt của thế giới.

Câu 55. Trong các ngành công nghiệp sau, ngành được coi là thế mạnh của Liên bang Nga là

A. công nghiệp luyện kim.

B. công nghiệp chế tạo máy.

C. công nghiệp quân sự.

D. công nghiệp chế biến thực phẩm.

Câu 56. Hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Liên bang Nga là

A. cây ăn quả và rau.

B. sản phẩm cây công nghiệp.

C. sản phẩm chăn nuôi.

D. lương thực.

Câu 57. Ngành chăn nuôi hươu và thú có lông quý của Liên bang Nga phân bố ở

A. phía Bắc Xia bia.

B. Đồng bằng Đông Âu.

C. Đồng bằng Tây Xia bia.

D. vùng Đông Xia bia.

Câu 58. Nhận xét đúng nhất về sự phân bố cây lương thực và củ cải đường của Liên bang Nga là

A. Đồng bằng Tây Xia bia và cao nguyên Trung Xi bia.

B. Đồng bằng Đông Âu và Đồng bằng Tây Xi bia.

C. Đồng bằng Đông Âu và cao nguyên Trung Xi bia.

D. Đồng bằng Đông Âu và phía nam Đồng bằng Tây Xi bia.

Câu 59. Nhận xét đúng nhất về sự phân bố ngành chăn nuôi của Liên bang Nga là ở

A. phía nam Đồng bằng Đông Âu và nam vùng Xi bia.

B. phía tây Đồng bằng Đông Âu và vùng Viễn Đông.

C. vùng cao nguyên Trung Xi bia và Đồng bằng Đông Âu.

D. phía nam vùng Xi bia và phía bắc Đồng bằng Đông Âu.

Câu 60. Sản lượng lương thực của Liên bang Nga năm 2005 đạt

A. trên 75 triệu tấn.

B. trên 76 triệu tấn.

C. trên 77 triệu tấn.

D. trên 78 triệu tấn.

Câu 61. Câu 61. Nhận xét đúng về ngành sản xuất lương thực của Liên bang Nga thời kỳ1995-2005 là

A. sản xuất lương thực liên tục tăng.

B. sản xuất lương thực liên tục giảm.

C. sản xuất lương thực liên tục giảm và có biến động.

D. sản xuất lương thực liên tục tăng và có biến động.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Liên Bang Nga. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 11. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Đánh giá bài viết
31 45.753
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Địa lý 11

    Xem thêm