Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

100 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Liên Minh Châu Âu

100 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Liên Minh Châu Âu

Đến với 100 câu hỏi trắc nghiệm địa lý lớp 11: Liên Minh Châu Âu, quý thầy cô và các bạn học sinh sẽ có thêm nhiều tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong chương trình giáo dục phổ thông.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết 100 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Liên Minh Châu Âu để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp 100 câu hỏi trắc nghiệm về Liên Minh Châu Âu và có đáp án đi kèm. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU

Câu 1. Một tổ chức liên kết kinh tế khu vực có nhiều thành công trên thế giới và hiện nay trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới là

A. Liên minh châu Âu (EU).
B. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
D. Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

Câu 2. Thời điểm được coi là năm ra đời của Liên minh Châu Âu là

A. Năm 1951.
B. Năm 1957.
C. Năm 1958.
D. Năm 1967

Câu 3. Cộng đồng châu Âu (EU) được thành lập trên cơ sở hợp nhất cộng đồng than và thép châu Âu, cộng đồng kinh tế châu Âu, cộng đồng nguyên tử châu Âu vào năm

A. 1951
B. 1957
C. 1958
D. 1967

Câu 4. Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm

A. 1957
B. 1958
C. 1967
D. 1993

Câu 5. Từ 6 nước thành viên ban đầu, đến đầu năm 2007 EU đã có số nước thành viên là

A. 15
B. 21
C. 27
D. 29

Câu 6. Mục đích của EU là xây dựng, phát triển một khu vực

A. Tự do lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
B. Tự do lưu thông con người và tiền vốn.
C. Hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh, đối ngoại.
D. Các ý trên.

Câu 7. Ba trụ cột của EU theo hiệp hội MAXTRICH là

A. Cộng đồng châu Âu.
B. Chính sách đối ngoại và an ninh chung.
C. Hợp tác về tư pháp và nội vụ.
D. Các ý trên.

Câu 8. Dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay là

A. Hoa Kỳ.
B. EU.
C. Nhật Bản.
D. ASEAN.

Câu 9. Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP năm 2004 của EU là

A. 7,0%
B. 12,2%
C. 25,6%
D. 26,5%

Câu 10. Năm 2004, tỉ trọng của EU trong xuất khẩu của thế giới chiếm

A. 17,5%
B. 27,6%
C. 31,6%
D. 37,7%

Câu 11. Nhận xét đúng về tỉ trọng của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản trong xuất khẩu của thế giới vào năm 2004 là

A. Tương đương với Hoa Kỳ.
B. Tương đương với Nhật Bản.
C. Lớn hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại.
D. Nhỏ hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại.

Câu 12. Năm 2005, số dân của EU là

A. 459,7 triệu người.
B. 495,7 triệu người.
C. 549,7 triệu người.
D. 475,9 triệu người.

Câu 13. Nhận xét đúng về số dân của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản vào năm 2005 là

A. Bằng Nhật Bản.
B. Nhỏ hơn Hoa Kỳ.
C. Lớn hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại.
D. Nhỏ hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại.

Câu 14. Nhận xét không đúng về GDP của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản vào năm 2004 là

A. Lớn hơn Hoa Kỳ.
B. Lớn hơn Nhật Bản.
C. Lớn hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại.
D. Nhỏ hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại.

Câu 15. Năm 2004, so với toàn thế giới dân số của EU chiếm

A. 5,2%
B. 6,5%
C. 7,1%
D. 7,5%

Câu 16. Năm 2004, ngành sản xuất ô tô của EU chiếm

A. 21% của thế giới.
B. 23% của thế giới.
C. 26% của thế giới.
D. 28% của thế giới.

Câu 17. Trong tổng GDP của thế giới vào năm 2004, tỉ trọng của EU chiếm

A. 21%
B. 25%
C. 29%
D. 31%

Câu 18. Năm 2004, trong viện trợ phát triển thế giới, tỉ trọng của EU chiếm

A. 39%
B. 49%
C. 59%
D. 69%

Câu 19. Năm 2004, trong tiêu thụ năng lượng của thế giới, EU chiếm

A. 19%
B. 21%
C. 23%
D. 25%

Câu 20. Bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển hiện nay là

A. Hoa Kỳ.
B. Nhật Bản.
C. Canađa.
D. EU.

Câu 21. Các cơ quan đầu não của EU bao gồm

A. Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu.
B. Hội đồng bộ trưởng EU.
C. Ủy ban liên minh châu Âu.
D. Các ý trên.

Câu 22. Nhận xét đúng nhất về việc EU không tuân thủ đầy đủ các qui định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là

A. Trợ cấp cho hàng nông sản của các nước thành viên.
B. Hạn chế nhập khẩu đối với các mặt hàng ''nhạy cảm'' như than, sắt.
C. Đặt mức phạt thế quan với các mặt hàng nhập khẩu có giá rẻ hơn so với giá ở nước xuất khẩu.
D. Các ý trên.

Câu 23. Nhận xét đúng nhất về tự do lưu thông ở Thị trường chung châu Âu là

A. Con người, hàng hóa, cư trú.
B. Dịch vụ, hàng hóa, tiên vốn, con người.
C. Dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc.
D. Tiền vốn, con người, dịch vụ.

Câu 24. EU đã thiết lập một thị trường chung vào ngày 1 tháng 1 năm

A. 1990
B1992
C. 1993
D. 1995

Câu 25. Tự do di chuyển trong Liên minh châu Âu bao gồm các nội dung

A. Tự do đi lại.
B. Tự do cư trú.
C. Tự do chọn nơi làm việc.
D. Các ý trên.

Câu 26. Đồng tiền chung Ơ-rô của EU được đưa vào giao dịch thanh toán từ năm

A. 1989
B. 1995
C. 1997
D. 1999

Câu 27. Tính đến năm 2004, số nước thành viên của EU sử dụng dồng Ơ-rô làm đồng tiền chung là

A. 13 nước.
B. 15 nước.
C. 16 nước.
D. 17 nước.

Câu 28. Các nước sáng lập ra tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt là

A. Đức, Pháp, Anh.
B. Đức, Ý, Anh.
C. Pháp, Tây Ban Nha, Anh.
D. Anh, Pháp, Hà Lan.

Câu 29. Tổ hợp công nghiệp hàng không E-Bớt có trụ sở đặt ở

A. Li-vơ-pun (Anh).
B. Hăm-buốc (Đức).
C. Tu-lu-dơ (Pháp).
D. Boóc- đô (Pháp).

Câu 30. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-xơ được hoàn thành vào năm

A. 1990
B. 1994
C. 1995
D. 1997

Câu 31. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-xơ nối liền nước Anh với châu Âu tại bờ biển của

A. Hà Lan.
B. Đan Mạch.
C. Pháp.
D. Tây Ban Nha.

Câu 32. Liên kết vùng châu Âu là một khu vực

A. Nằm hoàn toàn bên trong ranh giới EU.
B. Nằm ở biên giới EU, có một phần nằm ở ngoài ranh giới EU.
C. Nằm hoàn toàn bên ngoài lãnh thổ EU.
D. Ý A và B

Câu 33. Tính đến năm 2000, số lượng liên kết vùng châu Âu có khoảng

A. 120
B. 130
C. 140
D. 150

Câu 34. Liên kết vùng châu Âu cho phép người dân các nước trong vùng thực hiện các hoạt động hợp tác sâu rộng về các mặt

A. Kinh tế.
B. Xã hội.
C. Văn hóa.
D. Các ý trên.

Câu 35. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ hình thành tại khu vực biên giới của các nước

A. Hà Lan, Bỉ và Đức.
B. Hà Lan, Pháp và Áo.
C. Bỉ, Pháp, Đan Mạch.
D. Đức, Hà Lan, Pháp.

Câu 36. Liên kết vùng đã giúp cho người dân các nước trong vùng

A. Lựa chọn quốc gia trong vùng để làm việc.
B. Nhận được thông tin các nước qua báo chí bằng tiếng nói của nước.
C. Sinh viên các nước trong vùng có thể theo những khóa đào tạo chung.
D. Các ý trên.

Câu 37. Liên kết vùng châu Âu đã xóa bỏ ranh giới các quốc gia về

A. Đi lại.
B. Việc làm.
C. Thông tin và đào tạo.
D. Các ý trên.

Câu 38. Việc sử dụng đồng Ơ-rô mang lại lợi ích

A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.
B. Thủ tiêu những rủi ro khi thực hiện những chuyển đổi ngoại tệ.
C. Việc chuyển giao vốn trong các nước thành viên EU thuận lợi.
D. Các ý trên.

Câu 39. Khi hình thành một EU thống nhất sẽ mang lại thuận lợi cho các thành viên là

A. Rút gắn thời gian vận tải.
B. Các hãng bưu chính viễn thông được tự do kinh doanh ở các nước EU.
C. Người lao động và đi học được tự do lựa chọn nơi làm việc và học tập ở những nước khác nhau trong EU.
D. Các ý trên.

Câu 40. Nhận xét không chính xác về vai trò của Liên minh châu Âu (EU) trên thế giới (năm 2004) là

A. Chiếm 31% trong tổng GDP của thế giới.
B. Chiếm 37,7% trong xuất khẩu của thế giới.
C. Chiếm 36% trong sản xuất ô tô của thế giới.
D. Chiếm 59% trong viện trợ phát triển thế giới.

Câu 41. Trong chính sách đối ngoại và an ninh chung của Liên minh châu Âu (EU) không có nội dung về

A. Hợp tác trong chính sách đối ngoại.
B. Phối hợp hành động đẻ giữ gìn hòa bình.
C. Hợp tác trong chính sách nhập cư.
D. Hợp tác về chính sách an ninh.

Câu 42. Trong chính sách hợp tác về tư pháp và nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) không có nội dung về

A. Chính sách nhập cư.
B. Chính sách an ninh.
C. Đấu tranh chống tội phạm.
D. Hợp tác về cảnh sát và tư pháp.

Câu 43. Dân số của EU năm 2004 so với các nước trên thế giới đứng

A. Thứ nhất.
B. Thứ nhì.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.

Câu 44. Vào năm 2000, trong tổng số 10 công ti hàng đầu thế giới thì EU chiếm

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 45. Tính đến năm 2000, trong tổng số 25 công ti hàng đầu thế giới thì EU có

A. 5 công ti.
B. 7 công ti.
C. 9 công ti.
D. 11 công ti.

Câu 46. Cộng hòa liên bang Đức có vị trí là cầu nối quan trọng giữa

A. Đông Âu và Tây Âu.
B. Trung Âu và Nam Âu.
C. Bắc Âu và Nam Âu.
D. Ý A và C.

Câu 47. Quốc gia được đánh giá là giữ vai trò hàng đầu trong việc xây dựng và phát triển EU là

A. Anh và Đức.
B. Pháp và Đức.
C. Bỉ và Anh.
D. Hà Lan và Anh.

Câu 48. Nhận xét đúng về tài nguyên thiên nhiên của Cộng hòa liên bang Đức là

A. Giàu tài nguyên du lịch.
B. Nghèo tài nguyên khoáng sản.
C. Giàu tài nguyên du lịch và khoáng sản.
D. Ý A và B.

Câu 49. Tài nguyên khoáng sản đáng kể của CHLB Đức là

A. Than nâu, than đá và muối mỏ.
B. Than nâu, sắt và muối mỏ.
C. Than đá, đồng và sắt.
D. Than nâu, đồng và muối mỏ.

Câu 50. Nhận xét không đúng về đặc điểm vị trí của Cộng hòa liên bang Đức là

A. Nằm ở trung tâm châu Âu.
B. Giáp với 9 nước, Biển Bắc và Biển Ban tích.
C. Giáp với 9 nước, Biển Măng Xơ và Địa Trung Hải.
D. Thuận lợi trong giao lưu với các nước khác ở châu Âu.

Câu 51. Nhận xét không đúng về đặc điểm dân cư - xã hội Cộng hòa liên bang Đức là

A. Cơ cấu số già, mức sống của người dân cao.
B. Giáo dục - đào tạo được chú trọng đầu tư, chi phí bảo hiểm xã hội cao.
C. Tỉ suất sinh vào loại cao nhất châu Âu, cơ cấu dân số trẻ.
D. Chính phủ ưu tiên, trợ cấp cho các gia đình đông con.

Câu 52. Hiện tại có khoảng 10% dân số Cộng hòa liên bang Đức là người nhập cư, trong đó nhiều nhất là người

A. Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan.
B. I-ta-li-a và Thổ Nhĩ Kỳ.
C. I-ta-li-a và Tây Ban Nha.
D. Thổ Nhĩ Kỳ và Bungari.

Câu 53. Nhận xét không đúng về đặc điểm dân cư Cộng hòa liên bang Đức là

A. Cơ cấu dân số già.
B. Số dân tăng chủ yếu do nhập cư.
C. Tỉ lệ sinh vào loại thấp nhất châu Âu.
D. Hiện có khoảng 20% dân số là người nhập cư.

Câu 54. Nhận xét không đúng về đặc điểm dân cư-xã hội cộng hòa liên bang Đức là

A. Người dân có mức sống cao so với các nước trên thế giới.
B. Người dân có mức sống trung bình so với các nước trên thế giới.
C. Người dân được hưởng một hệ thống bảo hiểm xã hội tốt.
D. Cơ cấu dân số già gây khó khăn về việc bổ sung nguồn lao động.

Câu 55. Nhận xét đúng về sự biến đổi của nền kinh tế-xã hội Cộng hòa liên bang Đức hiện nay là

A. Từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp.
B. Từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
C. Từ nền kinh tế tri thức sang nền kinh tế dịch vụ.
D. Từ nền kinh tế tập trung hóa sang nền kinh tế thị trường.

Câu 56. Năm 2004, trong cơ cấu GDP theo khu vực của nền kinh tế Cộng hòa liên bang Đức, tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm

A. 29%
B. 39%
C. 49%
D. 59%

Câu 57. Trong cơ cấu GDP theo khu vực của nền kinh tế cộng hòa liên bang Đức năm 2004, tỉ trọng khu vực nông nghiệp chiếm

A. 1,0%
B. 1,5%
C. 1,9%
D. 2,1%

Câu 58. Trong cơ cấu GDP theo khu vực của nền kinh tế Cộng hòa liên bang Đức năm 2004, tỉ trọng khu vực dịch vụ chiếm

A. 40%
B. 50%
C. 60%
D. 70%

Câu 59. Trong cơ cấu GDP theo khu vực của nền kinh tế cộng hòa liên bang Đức năm 2004, tỉ trọng khu vực sản xuất vật chất chiếm

A. 25%
B. 30%
C. 35%
D. 40%

Câu 60. Trong bảng xếp hạng GDP của 5 cường quốc kinh tế (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Đức) vào năm 2004, vị trí của Cộng hòa liên bang Đức đứng

A. Thứ hai.
B. Thứ ba.
C. Thứ tư.
D. Thứ năm.

Câu 61. Vị trí xếp hạng GDP trên thế giới của Cộng hòa liên bang Đức vào năm 1995 và 2004 lần lượt là

A. Thứ hai và thứ ba.
B. Thứ ba và thứ tư.
C. Thứ ba và thứ ba.
D. Thứ tư và thứ hai.

Câu 62. Năm 2004, giá trị xuẩt khẩu của Cộng hòa liên bang Đức đứng

A. Thứ nhất thế giới.
B. Thứ nhì thế giới.
C. Thứ ba thế giới.
D. Thứ tư thế giới.

Câu 63. Vào năm 2004, giá trị nhập khẩu của Cộng hòa liên bang Đức đứng

A. Thứ nhất thế giới.
B. Thứ nhì thế giới.
C. Thứ tư thế giới.
D. Thứ năm thế giới.

Câu 64. Cộng hòa liên bang Đức đứng hàng đầu thế giới về các ngành công nghiệp

A. Chế tạo máy và hóa chất.
B. Sản xuất ô tô và luyện kim màu.
C. Đóng tàu và điện tử viễn thông.
D. Luyện kim đen và thực phẩm.

Câu 65. Các ngành công nghiệp của Cộng hòa liên bang Đức có vị trí cao trên thế giới là

A. Chế tạo máy, điện tử viễn thông, hóa chất, thực phẩm.
B. Chế tạo máy, điện tử viễn thông, thực phẩm, sản xuất thép.
C. Chế tạo máy, điện tử - viễn thông, hóa chất, sản xuất thép.
D. Đóng tàu, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm.

Câu 66. Những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh của nền Công nghiệp Đức là

A. Người lao động có khả năng tìm tòi, sáng tạo.
B. Luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại.
C. Năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cao.
D. Các ý trên.

Câu 67. Ngành công nghiệp quan trọng nhất của Cộng hòa liên bang Đức là

A. Hóa chất.
B. Sản xuất ô tô.
C. Điện tử viễn thông.
D. Đóng tàu.

Câu 68. Trong nhiều năm, ngành công nghiệp của Cộng hòa liên bang Đức đứng hàng thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Nhật Bản là

A. Luyện kim đen.
B. Chế tạo máy bay.
C. Sản xuất ô tô.
D. Hóa chất.

Câu 69. Các trung tâm công nghiệp đóng tàu của Cộng hòa liên bang Đức tập trung ở

A. Phía Đông.
B. Phía Tây.
C. Phía Bắc.
D. Phía Nam.

Câu 70. Các trung tâm công nghiệp luyện kim đen của Cộng hòa liên bang Đức tập trung ở

A. Phía Bắc.
B. Phía Nam.
C. Phía Đông.
D. Phía Tây.

Câu 71. Nông sản chủ yếu của Cộng hòa liên bang Đức là

A. Lúa mì, khoai tây, bò, cừu.
B. Lúa mì, củ cải đường, khoai tây, bò.
C. Lúa mì, lúa gạo, củ cải đường, lợn.
D. Lúa mì, ngô, lúa gạo, bò.

Câu 72. Mặc dù điều kiện tự nhiên không thật thuận lợi nhưng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai năng suất nông nghiệp của Cộng hòa liên bang Đức tăng mạnh là do

A. Tăng cường cơ giới hóa.
B. Đẩy mạnh chuyên môn hóa, hợp lý hóa.
C. Sử dụng nhiều phân bón, giống tốt.
D. Các ý trên.

Câu 73. Lúa mì và củ cải đường của Cộng hòa liên bang Đức phân bố chủ yếu ở

A. Các đồng bằng phía Nam.
B. Các đồng bằng Miền Trung.
C. Dọc các thung lũng sông.
D. Các ý trên.

Câu 74. Cộng hòa Pháp có nhiều thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế với châu Âu và thế giới vì Pháp có vị trí

A. Giáp biển Địa Trung Hải.
B. Giáp biển Măngsơ, vịnh Bixcai và Biển Bắc.
C. Kề cận với khu vực kinh tế phát triển năng động nhất châu Âu.
D. Các ý trên

Câu 75. Các bồn địa lớn của Pháp như Pari và Akitanh nằm ở phía

A. Tây, nam và tây nam.
B. Đông, bắc và tây bắc.
C. Bắc, tây và tây nam.
D. Nam, đông và đông bắc.

Câu 76. Địa hình núi và cao nguyên của Pháp phân bố tập trung ở phần lãnh thổ phía

A. Nam, đông và đông nam.
B. Đông, tây và tây bắc.
C. Bắc, đông và đông bắc.
D. Tây, nam và đông nam.

Câu 77. Pháp có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như

A. Khí hậu chủ yếu ôn đới hải dương ấm áp.
B. Mưa quanh năm, nguồn nước dồi dào.
C. Đồng bằng rộng, đất đai màu mỡ.
D. Các ý trên.

Câu 78. Các mỏ khoáng sản than, sắt lớn của Pháp phân bố chủ yếu ở

A. Các đồng bằng phía bắc, tây và tây nam.
B. Vùng núi và cao nguyên miền Nam.
C. Dải đồi núi tiếp giáp vơi đồng bằng từ tây bắc xuống đông nam.
D. Khối núi Trung tâm và vùng núi cao Pi-rê-nê.

Câu 79. Những trở ngại lớn trong việc phát triển dân số của Pháp hiện nay là

A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp.
B. Số người lập gia đình có xu hướng giảm.
C. Tỷ lệ ly hôn ở mức cao.
D. Các ý trên
.

Câu 80. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Pháp rất thấp, chỉ khoảng

A. 0,4%/năm.
B. 0,5%/năm.
C. 0,7%/năm.
D. 0,9%/năm

Câu 81. Trong việc phát triển dân số của Pháp không gặp phải trở ngại là

A. Tỉ suất tăng dân số tự nhiên thấp.
B. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao.
C. Số người lập gia đình có xu hướng giảm.
D. Tỉ lệ ly hôn ở mức cao.

Câu 82. Với diện tích 551,5 nghìn Km2 dân số 60,7 triệu người (năm2005), mật độ dân số trung bình của Pháp khoảng

A. 105 người/Km2
B. 109 người/Km2
C. 110 người/Km2
D. 112 người/Km2

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung nhé.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc bài viết 100 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Liên Minh Châu Âu. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết tổng hợp 100 câu hỏi trắc nghiệm về Liên Minh Châu Âu... Mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn môn Địa lý lớp 11. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo thêm một số kiến thức học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Toán 11, Tiếng Anh 11, Ngữ văn 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để giúp bạn đọc có thể dễ dàng trao đổi kinh nghiệm cũng như tài liệu học tập, VnDoc.comm mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
34
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 11

    Xem thêm