Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 10: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Tiết 2)

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 10: Tiết 2

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 10: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Tiết 2) tổng hợp câu hỏi tự luận và bài tập trắc nghiệm môn Địa 11, giúp các em ôn tập kiến thức về phần kinh tế của Trung Quốc. Hy vọng, tài liệu này sẽ là tư liệu hữu ích cho quá trình học tập và giảng dạy của các em và thầy cô giáo.

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 9: Nhật Bản (Tiết 2)

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 10: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Tiết 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11
Bài 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Tiết 2. KINH TẾ

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Nêu khái quát thành tựu của công cuộc hiện đại hóa đất nước của Trung Quốc.

Câu 2. Dựa vào hình 10.9 (tr 94 SGK), nhận xét sự phân bố ngành nông nghiệp của Trung Quốc. Vì sao có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây?

Câu 3. Phân tích bảng số liệu sau để thấy rõ sức mạnh và vị trí của ngành công nghiệp Trung Quốc.

Bảng 10.2. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc

Năm

Sản phẩm

1985

1995

2004

Xếp hạng trên thế giới

Than (triệu tấn)

961,5

1536,9

1634,9

1

Điện (tỉ kWh)

390,6

956,0

2187,0

2

Thép (triệu tấn)

47

95

272,8

1

Xi măng (triệu tấn)

146

476

970,0

1

Phân đạm (triệu tấn)

13

26

28,1

1

Câu 4. Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền vào ô trống các nội dung thể hiện mối quan hệ giữa biện pháp và kết quả của công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp của Trung Quốc.

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 10: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Tiết 2)

Câu 5. Hiện đại hóa nông nghiệp Trung Quốc nhằm mục tiêu chủ yếu:

a. Dẫn đầu thế giới về sản lượng một số nông sản.

b. Đảm bảo lương thực cho nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.

c. Tạo nguồn hàng xuất khẩu để thu ngoại tệ.

d. Phát huy tiềm năng của tự nhiên.

Câu 6. Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc phân bố tạp trung ở vùng:

a. Vùng phía Tây Bắc. c. Vùng Đông Bắc.

b. Vùng Tây Nam. d. Vùng Đông Nam.

Câu 7. Những ngành công nghiệp được Trung Quốc ưu tiên phát triển trong chính sách công nghiệp mới là :

a. Công nghiệp dệt may, chế biến lương thực - thực phẩm.

b. Công nghiệp khai thác, luyện kim.

c. Công nghiệp chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

d. Công nghiệp năng lượng, viễn thông.

Câu 8. Biện pháp nào sau đây Trung Quốc đã không áp dụng trong quá trình hiện đại hóa công nghiệp :

a. Giao quyền chủ động cho các xí nghiệp.

b. Huy động toàn dân sản xuất công nghiệp.

c. Thực hiện chính sách mở cửa.

d. Hiện đại hóa trang thiết bị cho các ngành công nghiệp.

Câu 9. Hiện nay quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam được thể hiện qua 16 chữ vàng, đó là:

......................................................................................................................................

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Công cuộc hiện đại hóa đất nước của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn:

  • Mức tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, trung bình đạt hơn 8%/năm.
  • Năm 2004 tổng GDP đạt 1649,3 tỉ USD, đứng thứ 7 trên thế giới.
  • Ngành thương mại phát triển mạnh. Giá trị xuất nhập khẩu đạt trên 1154,4 tỉ USD, chiếm vị trí thứ 3 trên thế giới.
  • Điều kiện sống của nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng 5 lần trong vòng 20 năm (từ 276 USD năm 1985 lên 1269 USD năm 2004).
  • Ổn định xã hội, mở rộng giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Câu 2. Sự phân bố ngành nông nghiệp của Trung Quốc.

  • Miền Đông:
    • Khu vực đông bắc có các sản phẩm nông nghiệp chính:
      • Cây lương thực - thực phẩm: lúa mì, ngô, khoai tây, đỗ tương.
      • Cây công nghiệp: thuốc lá, chè, củ cải đường, bông.
      • Chăn nuôi: vùng có đầy đủ các loại vật nuôi như ngựa, bò, lợn, cừu.
    • Khu vực đông nam có các sản phẩm nông nghiệp chính:
      • Cây lương thực - thực phẩm: lúa gạo, ngô, đỗ tương.
      • Cây công nghiệp: chè, thuốc lá, bông, mía.
      • Chăn nuôi: vùng có đầy đủ các loại vật nuôi như ngựa, bò, lợn, cừu. Ngoài ra, ở khu vực đông nam còn phát triển mạnh hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
  • Miền Tây: Sản phẩm nông nghiệp nghèo nàn, chủ yếu chỉ phát triển chăn nuôi cừu.

Sự phân bố nông nghiệp của Trung Quốc có sự khác biệt lớn giữa miền Đông và miền Tây

  • Ở miền Đông tập trung nhiều đồng bằng với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ. Miền Đông của Trung Quốc nằm trong hai đới khí hậu nhiệt đới và ôn đới, lại chịu ảnh hưởng của biển nên thuận lợi để đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp (Trung Quốc vừa có sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới và vừa có sản phẩm nông nghiệp ôn đới).
  • Miền Tây: địa hình chủ yếu là các cao nguyên rộng lớn, đất đai bạc màu lại có khí hậu lục địa khắc nghiệt nên chỉ sản xuất được các sản phẩm chịu nóng như chăn nuôi cừu.

Câu 3. Phân tích bảng số liệu để chứng minh sức mạnh và vị trí của ngành công nghiệp Trung Quốc.

Gợi ý: xử lí bảng số liệu để thấy được sự tăng lên của sản lượng các ngành công nghiệp những năm sau so với năm 1985 theo bảng sau:

Năm

Sản phẩm

1985

Sản lượng năm 1995 so với năm 1985

Sản lượng năm 2004 so với năm 1985

Xếp hạng trên thế giới

Than (triệu tấn)

961,5

+ 575,4

+ 673,4

1

Điện (tỉ kWh)

390,6

2

Thép (triệu tấn)

47

1

Xi măng (triệu tấn)

146

1

Phân đạm (triệu tấn)

13

1

  • Sản lượng của các ngành công nghiệp đều tăng qua các năm nhưng không đồng đều giữa các ngành (lấy số liệu chứng minh).
  • Đặc biệt các ngành thép, điện, xi măng có sự tăng trưởng rất cao (liên lệ nhu cầu để thực hiện hiện đại hóa ngành công nghiệp).
  • Các ngành này chiếm vị trí cao trên thế giới và đây cũng là các ngành công nghiệp thể hiện sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc.

Kết luận

Câu 4.

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 10: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Tiết 2)

Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5b, 6d, 7c, 8b.

Câu 9. "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai"

Đánh giá bài viết
5 33.112
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Địa lý 11

    Xem thêm