Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 9: Nhật Bản (Tiết 1)
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 9: Tiết 1
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 9: Nhật Bản (Tiết 1) tổng hợp câu hỏi tự luận và bài tập trắc nghiệm môn Địa 11, giúp các em ôn tập kiến thức về tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển của Nhật Bản. Hy vọng, tài liệu này sẽ là tư liệu hữu ích cho quá trình học tập và giảng dạy của các em và thầy cô giáo.
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 8: Liên bang Nga (Tiết 1)
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 8: Liên bang Nga (Tiết 2)
90 câu trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Nhật bản
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 9: Nhật Bản (Tiết 2)
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11
Bài 9. NHẬT BẢN
Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ Nhật Bản. Vị trí địa lí đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Câu 2: Tại sao nền kinh tế của Nhật Bản thời kì 1986-1990 được gọi là nền kinh tế "bong bóng"?
Câu 3: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản. Nhận xét xu hướng biến động dân số của Nhật Bản.
Bảng 9.1. Xu hướng biến động dân số Nhật Bản
Năm | 1950 | 1970 | 1997 | 2001 | 2025 (dự báo) |
Số dân (triệu người) | 83 | 104 | 126 | 127.1 | 117 |
Dưới 15 tuổi (%) | 35,4 | 23,9 | 15,3 | 13,9 | 11,7 |
15- 39 tuổi (%) | 39,3 | 43,8 | 34,2 | 32,9 | 25,0 |
40- 64 tuổi (%) | 20,3 | 25,2 | 34,8 | 34,0 | 35,1 |
65 tuổi trở lên (%) | 5,0 | 7,1 | 15,7 | 19,2 | 28,2 |
Câu 4. Hoàn thành bảng kiến thức sau bằng cách các điền nội dung thích hợp vào ô trống:
Câu 5. Nhật Bản nghèo khoáng sản nhưng có loại khoáng sản có trữ lượng và giá trị kinh tế lớn là:
a. Lưu huỳnh. c. Than.
b. Dầu mỏ. d. Quặng sắt.
Câu 6. Sự già hoá dân số Nhật Bản gây hậu quả:
a. Thiếu nguồn lao động. c. Chi phí bảo hiểm xã hội tăng.
b. Chi phí y tế cho người già cao. d. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 7. Sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản là do áp dụng các biện pháp:
a. Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng.
b. Tập trung vào các ngành công nghiệp then chốt.
c. Mua bằng phát minh sáng chế của nước ngoài.
d. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 8. Nền kinh tế của Nhật Bản bị suy giảm ở những năm của thập niên 70 là do:
a. Ảnh hưởng của thị trường thế giới về giá cả của sản phẩm.
b. Ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng dầu mỏ.
c. Sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế "bong bóng".
d. Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 9. Biện pháp nào đã không được Nhật Bản áp dụng từ sau năm 1980 để khắc phục hậu quả của nền kinh tế suy thoái:
a. Xây dựng các ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng khoa học kĩ thuật cao.
b. Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
c. Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ.
d. Khôi phục và phát triển những ngành công nghiệp truyền thống.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1.
a. Vị trí địa lý và lãnh thổ:
- Nằm ở Đông Á trải dài theo hình vòng cung dài khoảng 3.800km trên Thái Bình Dương gồm 4 đảo lớn: Hôc-Cai-Đô, Xi-Cô-Cư, Kiu-Xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.
- Nằm trong khu vực khí hậu châu Á gió mùa.
- Gần các nước NICs châu Á, Trung Quốc, LB Nga và khu vực Đông Nam Á.
b. Ý nghĩa:
- Thuận lợi: giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển.
- Khó khăn:
- Nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương: thường xuyên diễn ra động đất, núi lửa.
- Lãnh thổ kéo dài: Miền Bắc thường có bão tuyết, miền Nam thường có mưa to, bão. Việc xây dựng các tuyến đường nối các đảo khó khăn, tốn kém.
Câu 2. Nền kinh tế Nhật Bản thời kì 1986 - 1990 được gọi là nền kinh tế "bong bóng" là vì:
- Nền kinh tế chủ yếu đầu cơ mua bán bất động sản, cổ phiếu có giá trị cao.
- Nhiều cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng đã dự trữ một khối lượng tài sản "ảo" dưới dạng bất động sản, cổ phiếu chứng khoán.
- Sự tăng giá của các loại tài sản này làm cho nhiều người, công ty trở nên giàu có, sản xuất và chi tiêu đã bị kích thích làm cho tốc độ tăng trưởng cao.
Câu 3.
a. Vẽ biểu đồ miền: (chỉ vẽ các số liệu có đơn vị tính là %)
- Trục tung: ứng với giá trị 100%.
- Trục hoành thể hiện các năm (lưu ý năm 1950 sát gốc tọa độ bên trái, 2025 sát gốc tọa độ bên phải) chia chính xác khoảng cách các năm.
- Vẽ 4 miền, ký hiệu khác nhau, ghi chú giải và tên biểu đồ.
b. Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét:
- Số dân đông, song tăng chậm (83 triệu dân năm 1950 lên 127 triệu năm 2001, dự báo 2025 giảm còn 117 triệu dân.
- Tỷ lệ nhóm tuổi < 15 giảm liên tục và giảm mạnh từ 35,4 % (1950) xuống 13,9 % (2005), giảm 2,5 lần.
- Tỷ lệ nhóm tuổi 15-39 giảm từ 39,3 % (1950) -> 32,9 % (2005) và 25% (2025 dự báo).
- Ngược lại:
- Tỷ lệ nhóm tuổi 40-64 tăng liên tục từ 20,3 % 91950) -> 34,1 (2005) và 35,1 % (2025 dự báo), tăng 1,7 lần.
- Tỷ lệ nhóm tuổi > 65 tuổi tăng liên tục từ 5,0% (1950) lên 19,2% (2005), tăng gần 4 lần và dự báo năm 2025 là 28,2% (tăng 5,6 lần so với năm 1950).
- Giải thích:
- Số dân của Nhật Bản hiện nay có xu hướng giảm. Trong đó tỷ lệ nhóm người dưới 15 tuổi giảm mạnh nhất, nhóm tuổi > 65 tuổi tăng lên nhanh chóng, điều đó chứng tỏ tỷ lệ sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao, tỷ lệ tử thấp, gia tăng tự nhiên âm. Đây là những biểu hiện của quá trình già hóa dân số. Sự già hóa dân số sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội: thiếu nguồn nhân lực, việc chi trả phúc lợi xã hội cho người già tăng,...
Câu 4. Hoàn thành sơ đồ kiến thức:
Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5c, 6b, 7d, c, 9b.