Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 8: Liên bang Nga (Tiết 2)
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 8: Tiết 2
Trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 Bài 8: Liên bang Nga (Tiết 2) vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp câu hỏi tự luận và bài tập trắc nghiệm môn Địa 11, giúp các em ôn tập kiến thức đã học, có cái nhìn khái quát về các vấn đề kinh tế của Liên bang Nga. Hy vọng, tài liệu này sẽ là tư liệu hữu ích cho quá trình học tập và giảng dạy của các em và thầy cô giáo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
- Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Cộng hòa Liên bang Đức
- Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 8: Liên bang Nga (Tiết 1)
- Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Liên Bang Nga
- Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 9: Nhật Bản (Tiết 1)
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11
Bài 8. LIÊN BANG NGA (tiếp theo)
Tiết 2. KINH TẾ
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Trình bày một số đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế trên lãnh thổ Liên Bang Nga.
Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau, hãy chứng minh Liên Bang Nga từng là bộ phận trụ cột của Liên Xô trước đây.
Bảng 8.3. Tỉ trọng một số sản phẩm công - nông nghiệp chủ yếu của Liên Bang Nga trong Liên Xô cuối thập niên 80 thế kỉ XX (của Liên Xô tính là 100%)
Sản phẩm | Tỉ trọng |
Than đá | 56,7 |
Dầu mỏ | 87,2 |
Khí tự nhiên | 83,1 |
Điện | 65,7 |
Thép | 60,0 |
Gỗ, giấy và xenlulô | 90,0 |
Lương thực | 51,4 |
Câu 3. Cho bảng số liệu sau:
Bảng 8.4. Sản lượng một số ngành công nghiệp của Liên Bang Nga
Năm Sản phẩm | 1995 | 2001 | 2003 | 2005 |
Dầu mỏ (triệu tấn) | 305 | 340 | 400 | 470 |
Than (triệu tấn) | 270,8 | 273,4 | 294 | 335 |
Thép (triệu tấn) | 48 | 58 | 60 | 66,3 |
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản phẩm của một số ngành công nghiệp của Liên Bang Nga.
b. Nhận xét sự phát triển của các ngành công nghiệp đó.
Câu 4. Khái quát đặc điểm nền kinh tế Nga giai đoạn từ năm 2000 đến nay bằng cách điền các thông tin vào sơ đồ sau:
Câu 5. Vùng kinh tế có diện tích lớn nhất nhưng lại có mật độ dân cư thấp nhất của Liên Bang Nga là:
a. Vùng Viễn Đông. c. Vùng Trung Xi-bia.
b. Vùng Tây Xi-bia. d. Vùng U-ran.
Câu 6. Ngành công nghiệp truyền thống được xem là mũi nhọn của Liên Bang Nga là:
a. Ngành khai thác dầu khí. c. Ngành khai thác gỗ.
b. Ngành khai thác than. d. Ngành chế tạo máy.
Câu 7. Nhân tố làm hạn chế trong hoạt động ngành du lịch của Liên Bang Nga là:
a. Ít có phong cảnh tự nhiên đẹp để thu hút du khách.
b. Nghèo về nguồn tài nguyên du lịch nhân văn.
c. Giá cả các dịch vụ quá cao và tăng liên tục.
d. Chưa đầu tư phát triển ngành du lịch đúng mức.
Câu 8. Trong hệ thống giao thông vận tải nội địa của Liên Bang Nga, loại hình giao thông có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là:
a. Đường ô tô. c. Đường hàng không.
b. Đường sắt. d. Đường sông.
Câu 9. Ngành công nghiệp hiện đại được xem là thế mạnh của Liên Bang Nga là:
a. Công nghiệp điện tử.
b. Công nghiệp sản xuất máy bay thế hế mới.
c. Công nghiệp sản xuất máy tính.
d. Công nghiệp quân sự.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế:
Bảng 8.5. Đặc điểm các vùng kinh tế của Liên Bang Nga
Vùng kinh tế | Đặc điểm nổi bật |
Vùng Trung ương | - Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. - Vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn. - Tập trung nhiều ngành công nghiệp. - Mát-xcơ-va là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học, du lịch của cả nước. |
Vùng trung tâm đất đen | - Tự nhiên thuận lợi phát triển nông nghiệp. - Công nghiệp phát triển (đặc biệt các ngành phục vụ nông nghiệp). |
Vùng U-ran | - Giàu tài nguyên khoáng sản. - Công nghiệp phát triển (khai thác, luyện kim, cơ khí, dầu mỏ,...) |
Vùng Viễn Đông | - Giàu tài nguyên. - Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến thủy sản,... |
Câu 2. Liên Bang Nga từng là trụ cột trong LB Xô Viết trước đây vì:
Sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong LB Xô Viết, hầu hết sản phẩm của các ngành công nghiệp đều chiếm hơn 50% trong tổng sản phẩm của Liên Xô cũ. Đặc biệt, trong đó nhiều nhất là gỗ, giấy và xenlulô chiếm 90%; dầu mỏ chiếm 87,2%; thép chiếm 60%; điện chiếm 65,7%, than đá 56,7%. Các sản phẩm này chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng - ngành có vai trò quan trọng của một quốc gia. Ngoài ra, sản lượng lương thực chiếm trên 50% sản lượng toàn Liên bang.
Câu 3.
a. Vẽ biểu đồ cột nhóm (nếu đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng thì vẽ biểu đồ đường).
- Trục tung: thể hiện sản lượng (đơn vị triệu tấn).
- Trục hoành: thể hiện thời gian (năm).
Lưu ý: Biểu đồ cột nhóm nên vẽ 3 cột phải liền nhau để thể hiện 3 đối tượng khác nhau.
b. Nhận xét (nhận xét chung, nhận xét từng ngành)
- Nhận xét chung về sự tăng trưởng của sản lượng dầu mỏ, than và thép trong giai đoạn 1995-2005. Trong đó sản lượng ngành nào tăng nhanh nhất, tăng bao nhiêu triệu tấn, trung bình một năm tăng bao nhiêu triệu tấn. Tương tự đối với các sản phẩm khác.
(Lưu ý: xem các sản phẩm đó có tăng liên tục không, năm nào sản lượng cao nhất năm nào thấp nhất)
* Giải thích:
- Điều kiện tự nhiên: Liên Bang Nga giàu tài nguyên than, dầu mỏ, khí đốt và kim loại.
- Nguồn lao động có trình độ cao.
- Chính sách phát triển công nghiệp: Liên Bang Nga chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp cơ bản đặc biệt từ năm 2000 nền kinh tế Liên Bang Nga đã vượt qua thời kì khủng hoảng đi vào thế ổn định, ngành công nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng cao.
Câu 4. Hoàn thành sơ đồ:
Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5a, 6a, 7c, 8b, 9d.
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 8: Liên bang Nga (Tiết 2). Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Lịch sử lớp 11, Ngữ văn lớp 11...