Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lý 11 bài 8: Liên bang Nga - Tự nhiên, dân cư và xã hội

Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 8: Liên bang Nga - Tự nhiên, dân cư và xã hội được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án thuộc bài 8 nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Địa lý 11 bài 8

I. Vị trí địa lý và lãnh thổ

1. Vị trí địa lí

  • Nằm ở 2 châu lục Á – Âu, gồm đồng bằng Đông Âu và Bắc Á.
  • Giáp 14 nước ở phía nam và tây-tây nam.
  • Phía bắc và phía đông, nam giáp biển-đại dương.

2. Lãnh thổ

  • Diện tích rộng nhất thế giới.
  • Tỉnh Caliningrát biệt lập phía tây.

II. Điều kiện tự nhiên

1. Địa hình

a. Phía Tây:

  • Đại bộ phận là đồng bằng: đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Xibia.
  • Dãy núi già U-ran (ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á – Âu).

b. Phía Đông:

  • Núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn: cao nguyên Trung Xi-bia…
  • Đồng bằng ở phía Bắc.

=> Địa hình cao ở phía Đông, thấp dần về phía Tây => Sự phân hóa về thiên nhiên và khí hậu.

2. Khí hậu

a. Phía Tây: Khí hậu ôn hòa hơn.

  • Phía bắc khí hậu cận cực.
  • Phía nam khí hậu cận nhiệt.

b. Phía Đông

  • Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt (mùa đông giá lạnh).

3. Sông ngòi

a. Phía Tây:

  • Sông Von-ga chảy qua đồng bằng Đông Âu, được coi là 1 trong những biểu tượng của nước Nga.
  • Sông Obi chảy qua đồng bằng Tây Xi-bia.

b. Phía Đông:

  • Sông Lê-na chảy qua cao nguyên Trung Xi-bia
  • Hồ Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới. Ngoài ra còn có nhiều hồ nhân tạo và tự nhiên khác.

=> Liên bang Nga có nhiều sông, hồ lớn có giá trị về nhiều mặt, chủ yếu là về thủy điện (trữ năng thủy điện là 320 triệu kW). Ngoài ra còn tạo điều kiện phát triển về nông nghiệp và thủy-hải sản

4. Đất đai

a. Phía Tây:

  • Phía Bắc đồng bằng Tây Xi-bia chủ yếu là đầm lầy, nông nghiệp chỉ phát triển ở dải đất miền Nam nhưng không phát triển.
  • Ở đồng bằng Đông Âu đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp, cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi.

b. Phía Đông:

  • Đất đai nghèo dinh dưỡng, nông nghiệp không được phát triển.

5. Khoáng sản

a. Phía Tây:

  • Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên.
  • Than, dầu, quặng sắt, kim loại màu... ở dãy núi U-ran.

b. Phía Đông:

  • Tập trung nhiều khoáng sản như than, vàng, kim cương, sắt, dầu khí,...

=> Liên bang Nga có trữ lượng quặng, khí tự nhiên đứng đầu thế giới, nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú.

=> Thuận lợi trong công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

6. Rừng

a. Phía Tây: Thảo nguyên và rừng lá kim.

b. Phía Đông: Rừng lá kim

=> Liên bang Nga là nơi có diện tích rừng đứng đầu thế giới (886 triệu ha, trong đó rừng có thể khai thác là 764 triệu ha), chủ yếu là rừng lá kim => lâm nghiệp phát triển.

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

  • Đông dân, thứ 8 thế giới nhưng mật độ thấp.
  • Tốc độ gia tăng giảm do di cư.
  • Nhiều dân tộc, chủ yếu là người Nga 80% dân số.
  • Tập trung chủ yếu ở các thành phố.

2. Xã hội

  • Có tiềm lực lớn về khoa học và văn hóa.
  • Trình độ học vấn cao.

B. Trắc nghiệm Địa lý 11 bài 8

Câu 1. Lãnh thổ nước Liên bang Nga có diện tích là

  1. 11,7 triệu km2.
  2. 17,1 triệu km2.
  3. 12,7 triệu km2.
  4. 17,2 triệu km2.

Câu 2. Liên bang Nga có đường biên giới dài khoảng hơn

  1. 20 000 km.
  2. 30 000 km
  3. 40 000 km.
  4. 50 000 km.

  Câu 3. Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn là

  1. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
  2. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
  3. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  4. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Câu 4. Từ đông sang tây, lãnh thổ nước Nga trải ra trên mấy múi giờ?

  1. 8.
  2. 9.
  3. 10.
  4. 11.

   Câu 5. Liên bang Nga không giáp với biển

  1. Ban Tích.
  2. Đen.
  3. Aran.
  4. Caxpi.

Câu 6. Về mặt tự nhiên, ranh giới phân chia địa hình lãnh thổ nước Nga thành hai phần Đông và Tây là sông

  1. Vônga.
  2. Ê-nít- xây.
  3. Ô bi.
  4. Lê na.

  Câu 7. Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Tây sông Ê-nít-xây là

  1. Đồng bằng và vùng trũng.
  2. Núi và cao nguyên.
  3. Đồi núi thấp và vùng trũng.
  4. Đồng bằng và đồi núi thấp.

Câu 8. Đặc điểm cơ bản của địa hình nước Nga là cao ở phía

  1. Bắc, thấp về phía nam.
  2. Nam, thấp về phía bắc.
  3. Đông, thấp về phía tây.
  4. Tây, thấp về phía đông.

Câu 9.  Địa hình phần lãnh thổ phía Tây của Liên bang Nga không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Phía bắc Đồng bằng Tây Xi-bia là đầm lầy.
  2. Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng.
  3. Đồng bằng Đông Âu tương đối cao xen đồi thấp.
  4. Đại bộ phận là núi cao hiểm trở.

Câu 10. Nơi tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên của nước Nga là

  1. Đồng bằng Đông Âu.
  2. Đồng bằng Tây Xi - bia.
  3. Cao nguyên Trung Xi - bia.
  4. Dãy núi U ran.

Câu 11. Trong các khoáng sản sau đây, loại khoáng sản mà Liên bang Nga có trữ lượng đứng thứ ba thế giới là

  1. Than đá.
  2. Dầu mỏ.
  3. Khí tự nhiên.
  4. Quặng sắt.

Câu 12. Về trữ lượng, các loại khoáng sản mà Liên bang Nga đứng đầu thế giới là

  1. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.
  2. Dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt.
  3. Khí tự nhiên, quặng sắt, quặng kali.
  4. Than đá, quặng sắt, quặng kali.

Câu 13. Trong các khoáng sản sau đây, loại khoáng sản mà Liên bang Nga có trữ lượng đứng thứ bảy thế giới là

  1. Than đá.
  2. Dầu mỏ.
  3. Khí tự nhiên.
  4. Quặng sắt.

Câu 14. Đánh giá nào không đúng về khả năng phát triển kinh tế của phần lãnh thổ phía Tây Liên bang Nga?

  1. Đồng bằng Tây Xi-bia thuận lợi cho phát triển công nghiệp năng lượng.
  2. Phía nam Đồng bằng Tây Xi-bia có thể phát triển nông nghiệp.
  3. Đồng bằng Đông Âu thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm.
  4. Đồng bằng Đông Âu tương đối cao, không thuận lợi phát triển nông nghiệp.

Câu 15. Đại bộ phận (hơn 80%) lãnh thổ nước Nga nằm ở vành đai khí hậu

  1. Cận cực giá lạnh.
  2. Ôn đới.
  3. Ôn đới hải dương.
  4. Cận nhiệt đới.

Câu 16. Liên bang Nga có tổng trữ năng thủy điện là

  1. 320 triệu KW, tập trung ở phần phía Tây.
  2. 230 triệu KW, tập trung ở vùng Xi – bia.
  3. 320 triệu KW, tập trung chủ yếu ở vùng Xi – bia.
  4. 230 triệu KW, phân bố đều trên toàn lãnh thổ.

Câu 17. Lãnh thổ nước Nga không có kiểu khí hậu

  1. Cận cực giá lạnh.
  2. Ôn đới hải dương.
  3. Ôn đới lục địa.
  4. Cận nhiệt.

Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân số của Liên bang Nga giảm mạnh vào thập niên 90 của thế kỷ XX là

  1. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên âm.
  2. Tỉ suất sinh giảm nhanh hơn tỉ suất tử.
  3. Người Nga di cư ra nước ngoài nhiều.
  4. Chiến tranh liên miên.

Câu 19. Liên bang Nga là nước có tới trên 100 dân tộc trong đó dân tộc Nga chiếm bao nhiêu % dân số cả nước?

  1. 60.
  2. 78.
  3. 80.
  4. 87.

  Câu 20. Dân số thành thị của nước Nga sống chủ yếu ở các thành phố

  1. Trung bình, lớn và các thành phố vệ tinh.
  2. Trung bình và các thành phố vệ tinh.
  3. Nhỏ và các thành phố vệ tinh.
  4. Nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh.

Câu 21. Dân cư của nước Nga tập trung cao ở phía

  1. Bắc và phía đông, thưa thớt ở phía tây và nam.
  2. Bắc và nam, thưa thớt ở phía đông và tây.
  3. Tây và nam, thưa thớt ở phía đông và bắc.
  4. Đông và tây, thưa thớt ở phía nam và bắc.

Câu 22. Dân cư nước Nga tập trung chủ yếu ở vùng

  1. Đồng bằng Đông Âu.
  2. Đồng bằng Tây Xi –bia.
  3. Đồng bằng Xi – bia.
  4. Ven biển Thái Bình Dương.

Câu 23. Người dân Nga có trình độ học vấn khá cao, tỉ lệ biết chữ hiện nay là

  1. 87%.
  2. 88%.
  3. 98%.
  4. 99%.

 Câu 24. Đứng đầu thế giới về các ngành khoa học cơ bản là

  1. Hoa Kỳ.
  2. Liên bang Nga.
  3. Pháp.
  4. Nhật.

Câu 25. Rừng của Liên bang Nga phân bố tập trung ở

  1. Phần lãnh thổ phía Tây.
  2. Vùng núi U-ran.
  3. Phần lãnh thổ phía Đông.
  4. Đồng bằng Tây Xi bia.

Câu 26. Dân cư Liên Bang Nga tập trung chủ yếu ở

  1. Vùng Xi-bia rộng lớn.
  2. Phần đồng bằng Đông Âu.
  3. Ven các tuyến đường lớn.
  4. Vùng Viễn đông rộng lớn.

Câu 27. Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất Liên bang Nga là một đất nước rộng lớn?

  1. Nằm ở cả châu Á và châu Âu.
  2. Đất nước trải dài trên 11 múi giờ.
  3. Giáp với nhiều nước châu Âu.
  4. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

Câu 28. Biển Đen, biển Ban tich và biển Ca-xpi nằm ở phía nào của Liên bang Nga?

  1. Đông và đông nam.
  2. Bắc và đông bắc.
  3. Tây và tây nam.
  4. Nam và đông nam.

Câu 29. Dãy núi làm ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á - Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga là dãy

  1. Cap-ca.
  2. U-ran.
  3. A-pa-lat.
  4. Hi-ma-lay-a.

Câu 30. Tổng trữ năng thủy điện của Liên bang Nga tập trung chủ yếu trên các sông ở vùng

  1. Đông Âu.
  2. núi U-ran.
  3. Xi-bia.
  4. Viễn Đông.

Câu 31. LB Nga giáp với các đại dương nào sau đây?

  1. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
  2. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
  3. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
  4. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Câu 32. Đặc điểm nào sau đây đúng với phần phía Tây của LB Nga?

  1. Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng.
  2. Phần lớn là núi và cao nguyên.
  3. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.
  4. Có trữ năng thủy điện lớn.

Câu 33. Đặc điểm nào sau đây là không đúng với phần phía Đông của LB Nga?

  1. Phần lớn là núi và cao nguyên.
  2. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.
  3. Có trữ năng thủy điện lớn.
  4. Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao.

Câu 34. Biển Ban-tích, biển đen và biển Ca-xpi

  1. Đông và đông nam.
  2. Bắc và đông bắc
  3. Tây và tây nam
  4. Nam và đông nam.

Câu 35. Chiều dài của đường Xích đạo được ví xấp xỉ với chiều dài

  1. Của các sông ở LB Nga.
  2. Biên giới đấ liền của LB Nga với các nước châu Âu.
  3. Đường bờ biển của LB Nga.
  4. Đường biên giới của LB Nga.

Câu 36. Dòng sông làm ranh giới để chia LB Nga làm 2 phần phía Tây và phía Đông là

  1. Sông Ê-nít-xây.
  2. Sông Von-ga.
  3. Sông Ô-bi.
  4. Sông Lê-na.

Câu 37. Có địa hình tương đối cao, xen lẫn các đồi thấp, đất màu mỡ là đặc điểm của

  1. Đồng bằng Tây Xi-bia.
  2. Đồng bằng Đông Âu.
  3. Cao nguyên trung Xi-bia.
  4. Núi U-ran.

Câu 38. Sông lớn nhất trên đồng bằng Đông Âu của Liên bang Nga là:

  1. Lê-na
  2. Ê-nít-xây
  3. Ô-bi
  4. Von-ga

Câu 39. Các sông ở vùng Xi-bia của Liên bang Nga có trữ năng thủy điện lớn là:

  1. Ô-bi, Lê-na, Von-ga.
  2. Ê-nít-xây, Ô-bi, Lê-na.
  3. Lê-na, Ê-nít-xây, Von-ga.
  4. Von-ga, Ê-nít-xây, Ô-bi.

Câu 40. Tổng trữ năng thủy điện của Liên bang Nga là 320 triệu kW, tập trung chủ yếu ở vùng Xi-bia trên các sông

  1. Ê-nít-xây, Ô-bi, Lê-na.
  2. Von-ga, Ê-nít-xây, Ô-bi.
  3. Ô-bi, Lê-na, Von-ga.
  4. Lê-na, Ê-nít-xây, Von-ga.

Câu 41. Diện tích rừng của Liên bang Nga đứng đầu thế giới chủ yếu là:

  1. Rừng cận nhiệt ẩm.
  2. Rừng lá kim.
  3. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
  4. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

Câu 42. Ranh giới tự nhiên giữa hai châu lục Á-Âu trên lãnh thổ Liên Bang Nga là

  1. Dãy núi Uran.
  2. Sông Ôbi.
  3. Sông Ênitxây.
  4. Sông Vonga.

Câu 43. Đặc điểm nào sau đây đúng với phần lãnh thổ phía Tây của Liên Bang Nga ?

  1. Đồng bằng và vùng trũng.
  2. Núi và cao nguyên.
  3. Đồi núi thấp và vùng trũng.
  4. Đồng bằng và đồi núi thấp.

Câu 44. Phần lớn địa hình phần lãnh thổ phía Đông của Liên Bang Nga là

  1. Núi và cao nguyên.
  2. Đồng bằng và vùng trũng.
  3. Đồi núi thấp và vùng trũng.
  4. Đồng bằng và đồi núi thấp.

-------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 8: Liên bang Nga - Tự nhiên, dân cư và xã hội. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 11. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Giải tập bản đồ Địa lí 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Giải Vở BT Địa Lí 11, Trắc nghiệm Địa lý 11, Tài liệu học tập lớp 11

Đánh giá bài viết
16 64.454
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 11

    Xem thêm