Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lý 11 bài 5: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 5: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á được VnDoc sưu tầm và tổng hợp. Bài viết tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Địa lý 11 bài 5

I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

1. Tây Nam Á

Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.

  • Diện tích: 7 triệu km2
  • Dân số: 313 triệu người.
  • Vị trí: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu.
    • Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
    • Bao gồm các nước: Armenia, Azerbaijan, Bahrain, Síp, Gruzia, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Palestin (dải Gaza và Bờ Tây sông Jordan), Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Phần châu Á của: Ai Cập (bán đảo Sinai), Thổ Nhĩ Kỳ (Tiểu Á hay Anatolia).
  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
    • Khí hậu khô, nóng nhiều núi cao nguyên và hoang mạc.
    • Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec-xich.
  • Đặc điểm xã hội:
    • Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh.
    • Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái mất ổn định.

2. Trung Á

  • Diện tích: 5,6 triệu km2.
  • Số dân: 61,3 triệu người.
  • Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ lụa. Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế.
  • Bao gồm các nước: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Mông cổ,
  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
    • Khu vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani…
    • Khí hậu khô hạn => trồng bông và cây công nghiệp.
    • Các thảo nguyên chăn thả gia súc.
  • Đặc điểm xã hội:
    • Khu vực đa sắc tộc, mật độ dân số thấp.
    • Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đạo Hồi.
    • Giao thoa văn minh phương Đông và Tây.

3. Nét tương đồng giữa hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á

  • Là những khu vực có vị trí mang tính chiến lược.
  • Khí hậu khô hạn.
  • Giàu tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ)
  • Đang tồn tại những mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp quyền lợi về đất đai, tài nguyên dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.

II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ

  • Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% thế giới => nguồn cung chính cho thế giới.

=> trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.

2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố

  • Nguyên nhân:
    • Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên.
    • Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan.
  • Thể hiện: xung đột dai dẳng của người Arab-Do thái.
  • Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng.

B. Trắc nghiệm Địa lý 11 bài 5

Câu 1. Diện tích của khu vực Tây Nam Á khoảng

  1. 5 triệu km2.
  2. 6 triệu km2
  3. 7 triệu km2.
  4. 8 triệu km2.

Câu 2. Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Vị trí địa lý mang tính chiến lược.
  2. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có.
  3. Tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
  4. Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.

Câu 3. Trong số các quốc gia sau đây, quốc gia không thuộc khu vực Trung Á là

  1. Áp-ga-ni-xtan.
  2. Ca-dắc-xtan.
  3. Tát-ghi-ki-xtan.
  4. U-dơ-bê-ki-xtan.

Câu 4. Quốc gia có diện tích tự nhiên rộng lớn nhất ở khu vực Tây Nam Á là

  1. Ả-rập-xê-út.
  2. Iran.
  3. Thổ Nhĩ Kỳ.
  4. Áp-ga-ni-xtan.

Câu 5. Quốc gia có diện tích tự nhiên rộng lớn nhất khu vực Trung Á là

  1. Mông Cổ.
  2. Ca-dắc-xtan.
  3. U-dơ-bê-ki-xtan.
  4. Tuốc-mê-ni-xtan.

Câu 6. Dầu mỏ - nguồn tài nguyên quan trọng của Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở ven

  1. Biển Caxpi.
  2. Biển Đen.
  3. Địa Trung Hải.
  4. Vịnh Péc-xích.

Câu 7. Về mặt tự nhiên, Tây Nam Á không có đặc điểm là

  1. Giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
  2. Khí hậu lục địa có tính chất khô hạn.
  3. Nhiều đồng bằng châu thổ đất đai giàu mỡ.
  4. Các thảo nguyên thuận lợi cho thăn thả gia súc.

Câu 8. So với toàn thế giới, trữ lượng dầu mỏ của Tây Nam Á chiếm khoảng trên

  1. 40%.
  2. 45%.
  3. 50%.
  4. 55%.

Câu 9. Quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á là

  1. I-ran.
  2. I-rắc.
  3. Ả-rập-xê-út.
  4. Cô-oét.

Câu 10. Các nước Trung Á chịu ảnh hưởng mạnh của tôn giáo nào?

  1. Hồi giáo.
  2. Thiên chúa giáo.
  3. Phật giáo.
  4. Do thái giáo.

Câu 11. Điểm tương đồng về kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là

  1. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Hồi giáo.
  2. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Liên bang Nga.
  3. Thu nhập bình quân đầu người cao.
  4. Có thế mạnh về sản xuất nông, lâm, hải sản.

Câu 12. Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

  1. Giáp với nhiều biển và đại dương.
  2. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á, Âu, Phi.
  3. Có đường chí tuyến chạy qua.
  4. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới.

Câu 13. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành trồng trọt ở khu vực Trung Á là

  1. Nguồn lao động.
  2. Bảo vệ rừng.
  3. Giống cây trồng.
  4. Giải quyết nước tưới.

Câu 14. Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là

  1. Đông dân và gia tăng dân số cao.
  2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.
  3. Phần lớn dân cư theo đạo Ki-tô.
  4. Phần lớn dân số sống ở nông thôn.

Câu 15. Tây Nam Á trở thành “điểm nóng” của thế giới là vì

  1. Điều kiện khí hậu ở đây rất thuận lợi.
  2. Tình trạng cạnh tranh trong sản xuất dầu khí.
  3. Khu vực thường xuyên mất mùa, đói kém.
  4. Thường xảy ra các cuộc xung đột sắc tộc lớn, kéo dài.

Câu 16. Tình trạng đói nghèo ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á chủ yếu là do

  1. Thiếu hụt nguồn lao động.
  2. Chiến tranh, xung đột tôn giáo.
  3. Sự khắc nghiệt của tự nhiên.
  4. Thiên tai xảy ra thường xuyên.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng về tình hình xã hội khu vực Tây Nam Á?

  1. Là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn.
  2. Có phần lớn dân cư theo đạo Hồi.
  3. Có các nền văn minh cổ đại rực rỡ.
  4. Chênh lệch mức sống không cao.

Câu 18. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng mất ổn định ở Tây Nam Á và Trung Á là

  1. Tập trung nhiều tôn giáo trong một vùng lãnh thổ không lớn.
  2. Có nhiều khoáng sản quan trọng như sắt, vàng, kim loại hiếm,...
  3. Nguồn dầu mỏ và vị trí địa lí - chính trị quan trọng của khu vực.
  4. Việc tranh giành về đất đai, nguồn nước và các tài nguyên khác.

Câu 19. Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?

  1. Âu – Á – Phi.
  2. Âu – Á – Úc.
  3. Á – Âu – Mĩ.
  4. Á – Mĩ – Phi.

Câu 20. Đặc điểm nổi bật về xã hội của khu vực Tây Nam Á là

  1. Vị trí trung gian của 3 châu lục, phần lớn lãnh thổ là hoang mạc.
  2. Dầu mỏ ở nhiều nơi, tập trung nhiều ở vùng Vịnh Péc-xích.
  3. Có nền văn minh rực rỡ, phần lớn dân cư theo đạo hồi.
  4. Phần lớn dân cư theo đạo phật với nền văn minh lúa nước rực rỡ.

Câu 21. Để trồng bông và cây công nghiệp ở khu vực Trung Á cần giải quyết vấn đề nào dưới đây?

  1. Nước tưới.
  2. Thị trường.
  3. Lao động.
  4. Giống.

Câu 22. Đặc điểm khí hậu nổi bật ở Trung Á là

  1. nóng ẩm.
  2. lạnh ẩm.
  3. khô hạn.
  4. ẩm ướt.

Câu 23. Đặc điểm nổi bật về xã hội của khu vực Trung Á là

  1. đa dân tộc, thưa dân và tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao.
  2. trình độ dân trí thấp, bùng nổ dân số và nghèo đói.
  3. nhiều hủ tục lạc hậu, đô thị hóa tự phát và đói nghèo.
  4. đói nghèo, di dân tự phát và đói nghèo.

Câu 24. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực Trung Á?

  1. Điều kiện tự nhiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn thả gia súc.
  2. Giàu tài nguyên thiên nhiên nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thủy điện.
  3. Từng có “con đường tơ lụa” đi qua nên tiếp thu giá trị văn hóa phương Đông và Tây.
  4. Đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo hồi cao (trừ Mông Cổ).

-------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 11 bài 5: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về bài học rồi đúng không ạ. Bài viết cho chúng ta biết được rằng  khái niệm, vai trò đặc điểm kinh tế, xã hội và khí hậu của khu vực Tây Nam Á và Trung Á. Chúng ta có thể biết được vai trò cung cấp dầu mỏ của khu vực này bên cạnh đó còn thấy được xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập môn Địa lý nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 5: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập thật tốt nhé. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Giải Vở BT Địa Lí 11, Trắc nghiệm Địa lý 11, Tài liệu học tập lớp 11

Để giúp các bạn có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc nhé.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 11, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 11

    Xem thêm