Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lý 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Tự nhiên, dân cư và xã hội

Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Tự nhiên, dân cư và xã hội vừa được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.

A. Lý thuyết Địa lý 11 bài 10

I. Vị trí địa lý và lãn thổ

Diện tích: 9572,8 triệu km2.

Dân số: 1303,7 triệu người (2005)

Thủ đô: Bắc Kinh

  • Diện tích lớn thứ 4 trên thế giới.
  • Giáp 14 nước nhưng biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía tây, nam và bắc.
  • Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).

II. Điều kiện tự nhiên

Miền Đông

Miền Tây

Địa hình

Đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ

Núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa

Khí hậu

Cận nhiệt gió mùa sang ôn đới gió mùa

Ôn đới lục địa => hoang mạc và bán hoang mạc

Sông ngòi

Thượng nguồn các con sông

Hạ nguồn

Đất đai

Chủ yếu là đồng bằng

Vùng núi, hoang mạc

Khoáng sản

Phong phú: than, dầu mỏ, quặng sắt

Đa dạng: dầu mỏ, quặng sắt

Sinh vật

Rừng, tài nguyên biển

Rừng, đồng cỏ tự nhiên

Thuận lợi và khó khăn:

a. Thuận lợi:

  • Phát triển nông nghiệp: cây ôn đới và cận đới
  • Phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện.
  • Phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải biển.

b. Khó khăn:

  • Bão lụt ở miền Đông.
  • Khô hạn ở miền Tây, hoang mạc hóa.
  • Phát triển giao thông vận tải lên miền Tây khó khăn…

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

  • Đông nhất thế giới.
  • Đa số là người Hán, các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị.
  • Miền đông tập trung nhiều đô thị lớn.
  • Trung Quốc thi hành chính sách dân số triệt để: mỗi gia đình 1 con => tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, đồng thời tư tưởng trọng nam khinh nữ => tiêu cực tới giới tính, nguồn lao động và các vấn đề xã hội khác.

2. Xã hội

  • Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục.
  • 90% dân số biết chữ.
  • Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn của Trung Quốc.

B. Trắc nghiệm Địa lý 11 bài 10

Câu 1. Diện tích tự nhiên của Trung Quốc khoảng

  1. Gần 9,5 triệu km2.
  2. Trên 9,5 triệu km2.
  3. Gần 9,6 triệu km2.
  4. Trên 9,6 triệu km2.

Câu 2. Đường bờ biển phía đông của Trung Quốc dài khoảng

  1. 6000 km.
  2. 7000 km.
  3. 8000 km.
  4. 9000 km.

Câu 3. Về tổ chức hành chính, Trung Quốc được chia thành bao nhiêu tỉnh?

  1. 15.
  2. 30.
  3. 20.
  4. 22.

Câu 4. Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ven biển là

  1. Hồng Kông và Thượng Hải.
  2. Hồng Kông và Ma Cao.
  3. Hồng Kông và Quảng Châu.
  4. Ma Cao và Thượng Hải.

Câu 5. Nhận xét nào không đúng về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc?

  1. Có diện tích lãnh thổ rộng lớn và đứng thứ ba thế giới.
  2. Lãnh thổ trải rộng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
  3. Có đường biên giới giáp 14 nước chủ yếu qua núi cao và hoang mạc.
  4. Phía đông giáp biển với đường bờ biển dài khoảng 9000 km.

Câu 6. Một đặc điểm lớn của địa hình Trung Quốc là

  1. Thấp dần từ bắc xuống nam.
  2. Thấp dần từ tây sang đông.
  3. Cao dần từ bắc xuống nam.
  4. Cao dần từ tây sang đông.

Câu 7. Nhận xét nào không đúng về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên của miền Đông Trung Quốc cho phát triển nông nghiệp?

  1. Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.
  2. Khí hậu gió mùa thay đổi từ cận nhiệt đới đến ôn đới.
  3. Lượng mưa trung bình năm lớn, nguồn nước dồi dào.
  4. Khí hậu gió mùa thay đổi từ ôn đới đến cận nhiệt đới.

Câu 8. Về mặt tự nhiên, ý nào sau đây không đúng về một số khó khăn cho phát triển kinh tế ở Trung Quốc?

  1. Lũ lụt thường xảy ra ở các đồng bằng miền Đông.
  2. Miền Tây có khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn.
  3. Miền Tây địa hình núi cao hiểm trở, giao thông khó khăn.
  4. Động đất thường xuyên xảy ra trên diện rộng

Câu 9. Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?

  1. Việt Nam.
  2. Lào.
  3. Thái Lan.
  4. Mi-an-ma.

Câu 10. Biên giới của Trung Quốc với các nước chủ yếu là

  1. Núi cao và hoang mạc.
  2. Núi thấp và hoang mạc.
  3. Đồng bằng và hoang mạc.
  4. Núi thấp và hoang mạc.

Câu 11. Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lưu sông Trường Giang?

  1. Đông Bắc.
  2. Hoa Bắc.
  3. Hoa Trung.
  4. Hoa Nam.

Câu 12. Đồng bằng nào chịu nhiều lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc?

  1. Đông Bắc.
  2. Hoa Bắc.
  3. Hoa Trung.
  4. Hoa Nam.

Câu 13. Khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

  1. Dầu mỏ và khí tự nhiên.
  2. Quặng sắt và than đá.
  3. Than đá và khí tự nhiên.
  4. Các khoáng sản kim loại màu.

Câu 14. Tài nguyên chính của miền Tây Trung Quốc là

  1. Đất phù sa màu mỡ và các khoáng sản kim loại.
  2. Đất phù sa màu mỡ, rừng và đồng cỏ.
  3. Rừng, đồng cỏ và sông ngòi dày đặc.
  4. Rừng, đồng cỏ và các khoáng sản.

Câu 15. Chiếm đa số ở Trung Quốc là dân tộc

  1. Hán.
  2. Choang.
  3. Tạng.
  4. Hồi.

Câu 16. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Trung Quốc?

  1. Các thành phố lớn.
  2. Các đồng bằng châu thổ.
  3. Vùng núi và biên giới.
  4. Dọc biên giới phía nam.

Câu 17. Trung Quốc thời kì cổ, trung đại không có phát minh nào sau đây?

  1. La bàn.
  2. Giấy.
  3. Kĩ thuật in.
  4. Chữ la tinh.

Câu 18. Miền Tây Trung Quốc là nơi có

  1. Hạ lưu các con sông lớn.
  2. Nhiều đồng bằng châu thổ.
  3. Nhiều hoang mạc rộng lớn.
  4. Khí hậu ôn đới hải dương.

Câu 19. Kiểu khí hậu nào sau đây phổ biến ở miền Tây Trung Quốc?

  1. Ôn đới hải dương.
  2. Ôn đới lục địa.
  3. Ôn đới gió mùa.
  4. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 20. Địa hình nào sau đây tập trung chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc?

  1. Sơn nguyên.
  2. Hoang mạc.
  3. Đồng bằng.
  4. Núi cao.

Câu 21. Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam là

  1. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
  2. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
  3. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
  4. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.

Câu 22. Miền Đông Trung Quốc trải dài từ vùng duyên hải vào đất liền, đến kinh tuyến

  1. 105o Đông.
  2. 111o Đông.
  3. 135o Đông.
  4. 73Đông.

Câu 23. Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn là do

  1. Ảnh hưởng của núi ở phía đông.
  2. Miền có diện tích quá rộng lớn.
  3. Khí hậu ôn đới hải dương ít mưa.
  4. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.

Câu 24. Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ về

  1. Khí hậu.
  2. Địa hình.
  3. Diện tích.
  4. Sông ngòi.

Câu 25. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do

  1. Tiến hành chính sách dân số rất triệt để.
  2. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
  3. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.
  4. Tâm lí không muốn sinh nhiều con của người dân.

Câu 26. Một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là

  1. Gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
  2. Mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
  3. Mất cân bằng trong phân bố dân cư.
  4. Tỉ lệ dân nông thôn giảm mạnh.

Câu 27. Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?

  1. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.
  2. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.
  3. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.
  4. LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.

Câu 28. Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:

  1. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
  2. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
  3. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
  4. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.

Câu 29. Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?

  1. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
  2. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
  3. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.
  4. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.

Câu 30. Địa hình miền Tây Trung Quốc:

  1. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.
  2. Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
  3. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.
  4. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.

Câu 31. Sông nào sau đây không bắt nguồn từ miền Tây Trung Quốc?

  1. Trường Giang.
  2. Hoàng Hà.
  3. Hắc Long Giang.
  4. Mê Công.

Câu 32. Dân tộc nào chiếm đa số ở Trung Quốc?

  1. Dân tộc Hán.
  2. Dân tộc Choang.
  3. Dân tộc Tạng.
  4. Dân tộc Hồi.

Câu 33. Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này

  1. Là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.
  2. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu.
  3. Ít thiên tai.
  4. Không có lũ lụt đe dọa hằng năm.

Câu 34. Trong các nhóm nước sau đây nhóm nào có nước không chung biên giới trên bộ với Trung Quốc?

  1. Liên bang Nga, Cam-pu-chia, Thái Lan
  2. Áp-ga-ni-xtan, Bu-tan, Mi-an-ma, Cư-rơ-gư-xtan.
  3. Việt Nam, Lào, Pa-ki-xtan, Ka-dăc-xtan.
  4. Nê-pan, Băng-la-đét, Tát-gi-ki-xtan, Ấn Độ.

Câu 35. Dân tộc nào sau đây đông nhất ở Trung quốc?

  1. Hán.
  2. Choang.
  3. Duy Ngô Nhĩ.
  4. Tạng.

Câu 36. Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định có chiều dài là

  1. 128l km.
  2. 1376 km.
  3. 15OO km
  4. 1700 km.

Câu 37. Ưu thế của vị trí lãnh thổ Trung Quốc được thể hiện ở những điểm nào sau đây?

  1. Thuận lợi để giao thương với thế giới qua đường biển
  2. Thuận lợi để tiếp cận thị trường các nước Trung Á.
  3. Thuận lợi để tiếp cận thị trường các nước Nam Á qua đường bộ.
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 38. Tác động to lớn nhất của việc đa dạng các loại hình trường phổ thông, chuyên nghiệp, đại học,… đối với xã hội ở Trung Quốc?

  1. Giúp người học có nhiều lựa chọn hơn khi bước vào các kì tuyển sinh toàn quốc.
  2. Chuẩn bị đội ngũ lao động có chất lượng cao cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.
  3. Hoàn thành được chỉ tiêu của các kế hoạch về giáo dục hiện đại Trung Quốc.
  4. Tạo lực hút lớn với các sinh viên, học sinh thế giới có nhu cầu du học ở Trung Quốc.

-------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Tự nhiên, dân cư và xã hội các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về đặc điểm địa lý và lãnh thổ, khí hậu và dân cư của Trung Quốc...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Tự nhiên, dân cư và xã hội. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Giải tập bản đồ Địa lí 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Giải Vở BT Địa Lí 11, Trắc nghiệm Địa lý 11, Tài liệu học tập lớp 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 11

    Xem thêm