Địa lý 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế vừa được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

A. Lý thuyết Địa lý 11 bài 2

I. Xu hướng toàn cầu hóa

  • Là quá trình liên kết các quốc gia về kinh tế, văn hóa, khoa học,… Trong đó toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ nhất đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.

1. Toàn cầu hóa về kinh tế

a. Thương mại phát triển:

  • Tốc độ tăng trưởng ngoại thương cao.
  • Hình thành tổ chức Thương mại toàn cầu WTO.

b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh:

  • Tổng giá trị đầu tư tăng nhanh.
  • Đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ.

c. Thị trường tài chính mở rộng:

  • Hình thành mạng lưới liên kết tài chính.
  • Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã hội thế giới.

d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: (MNC: Multinational company).

  • Số lượng ngày càng nhiều.
  • Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại.

2. Hệ quả của toàn cầu hóa

  • Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.
  • Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước.

II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế

1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực

  • Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích.
  • Các tổ chức liên kết khu vực: AFTA, EU, ASEAN, APEC…

2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế

  • Tích cực: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích KT các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế.
  • Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia.

B. Giải bài tập SGK Địa lý 11

1. Địa lí 11 Cánh Diều bài 2

Mở đầu trang 9 Địa Lí 11

Toàn cầu hóa, khu vực hóa là xu thế tất yếu trên thế giới và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia, khu vực. Vậy toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế có những biểu hiện, hệ quả như thế nào và ảnh hưởng ra sao đối với các nước trên thế giới?

Lời giải:

♦ Toàn cầu hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.

+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh.

+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.

+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

- Hệ quả:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.

+ Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…

- Ảnh hưởng:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.

+ Gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

♦ Khu vực hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn.

+ Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau

- Hệ quả:

+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

+ Xuất hiện các vấn đề: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.

- Ảnh hưởng:

+ Mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.

+ Mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững

Câu hỏi trang 10 Địa Lí 11

Dựa vào thông tin và bảng 2, hãy trình bày các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.

Câu hỏi trang 10 Địa Lí 11

Lời giải:

- Các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:

+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.

+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh, di chuyển các luồng vốn quốc tế, tự do tham gia dịch vụ tài chính trên toàn thế giới.

+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.

+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

Câu hỏi trang 10 Địa Lí 11

Hãy trình bày các hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế.

Lời giải:

- Hệ quả tích cực:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.

- Hệ quả tiêu cực: Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…

Tham khảo thêm đáp án tại: Giải Địa lý 11 Cánh diều bài 2

2. Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 2

I. Toàn cầu hóa kinh tế

1. Biểu hiện của toàn cầu hóa nền kinh tế

Nhiệm vụ 1:

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 1 và bảng 2, hãy trình bày các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.

Bài làm

Các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:

Các dòng hàng hóa - dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do chuyển dịch.

Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh. Xuất hiện nhiều hình thức thương mại và đầu tư mới như thương mại điện tử, đầu tư phát triển bền vững,...

Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu.

Các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng: mở rộng về phạm vi hoạt động, liên kết thành một mạng lưới sản xuất, kinh doanh toàn cầu.

Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình sản xuất kinh doanh.

2. Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế

Nhiệm vụ 2:

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày các hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế.

Bài làm

Tích cực:

  • Tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
  • Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, công nghệ và tri thức.
  • Hình thành và phát triển các mạng lưới, chuỗi liên kết toàn cầu nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nước, các khu vực.
  • Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Tiêu cực: Gia tăng sự phân hoá trình độ phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.

Tham khảo thêm đáp án tại: Giải Địa lý 11 Kết nối tri thức bài 2

C. Trắc nghiệm Địa lý 11 bài 2

Câu 1. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới?

  1. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
  2. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
  3. Thu hẹp phạm vi của các công ty xuyên quốc gia.
  4. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng lớn.

Câu 2. Đầu tư nước ngoài trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nào?

  1. Công nghiệp.
  2. Nông nghiệp.
  3. Dịch vụ.
  4. Ngân hàng.

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải của các công ty xuyên quốc gia?

  1. Phạm vi hoạt động rộng lớn.
  2. Nắm trong tay những của cải vật chất lớn.
  3. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
  4. Thâu tóm toàn bộ các công ty trên thế giới.

Câu 4. Toàn cầu hóa kinh tế dẫn tới điều nào sau đây?

  1. Gia tăng vấn đề ô nhiễm môi trường.
  2. Thu hẹp phạm vi của các công ty xuyên quốc gia.
  3. Thu hẹp nền tài chính, kinh tế của thế giới.
  4. Tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

Câu 5. Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hóa kinh tế là

  1. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
  2. Tác động xấu đến môi trường xã hội.
  3. Làm ô nhiễm môi trường tự nhiên.
  4. Làm tăng cường các hoạt động tội phạm.

Câu 6. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành không dựa trên cơ sở nào sau đây?

  1. Sự tương đồng về địa lý, văn hoá, xã hội.
  2. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
  3. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế thế giới.
  4. Bản thân các nước muốn liên kết với nhau.

Câu 7. Thành viên thứ 150 của WTO là quốc gia nào?

  1. Trung Quốc.
  2. Campuchia.
  3. Việt Nam.
  4. Liên bang Nga.

Câu 8. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) thành lập vào năm

  1. 1992.
  2. 1993.
  3. 1994.
  4. 1995.

Câu 9. MERCOSUR là tên viết tắt của tổ chức nào?

  1. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
  2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  3. Thị trường chung Nam Mĩ.
  4. Thị trường chung Bắc Mĩ.

Câu 10. Điều nào sau đây không đúng về xu hướng toàn cầu hóa?

  1. Quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt.
  2. Quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.
  3. Có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.
  4. Liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học.

Câu 11. Tính đến tháng 1/2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là

  1. 149.
  2. 150.
  3. 151.
  4. 152.

Câu 12. Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả nào sau đây?

  1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
  2. Đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế.
  3. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.
  4. Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.

Câu 13. APEC là tổ chức gì?

  1. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ.
  2. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.
  3. Liên minh Châu Âu.
  4. Thị trường chung Nam Mỹ.

Câu 14. EU là tổ chức nào sau đây?

  1. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ.
  2. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.
  3. Liên minh Châu Âu.
  4. Thị trường chung Nam Mỹ.

Câu 15. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực Thị trường chung Nam Mỹ tính đến tháng 6 - 2006 có số thành viên là

  1. 3.
  2. 4.
  3. 5 .
  4. 6.

Câu 16. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm

  1. 1966.
  2. 1967.
  3. 1968.
  4. 1969.

Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế?

  1. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh chóng.
  2. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
  3. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
  4. Vai trò của các công ti xuyên quốc gia giảm sút.

Câu 18. Toàn cầu hóa và khu vực hoá là xu hướng tất yếu, dẫn đến

  1. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
  2. Sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau.
  3. Các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn.
  4. Ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế.

Câu 19. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về

  1. Thành phần chủng tộc.
  2. Mục tiêu và lợi ích phát triển.
  3. Lịch sử dựng nước, giữ nước.
  4. Trình độ văn hóa, giáo dục.

Câu 20. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ti xuyên quốc gia?

  1. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.
  2. Có nguồn của cải vật chất rất lớn.
  3. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
  4. Khai thác nền kinh tế các nước thuộc địa.

Câu 21. Xu hướng khu vực hoá đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết là

  1. Tự chủ về kinh tế.
  2. Nhu cầu đi lại giữa các nước.
  3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  4. Khai thác và sử dụng tài nguyên.

Câu 22. Vai trò to lớn của tổ chức Thương mại Thế giới là gì?

  1. Củng cố thị trường chung Nam Mĩ.
  2. Tăng cường liên kết giữa các khối kinh tế.
  3. Thúc đẩy tự do hóa thương mại.
  4. Giải quyết xung đột giữa các nước.

Câu 23. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ nổi lên hàng đầu là

  1. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
  2. Bảo hiểm, giáo dục, y tế.
  3. Du lịch, ngân hàng, y tế.
  4. Hành chính công, giáo dục, y tế.

Câu 24. Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là

  1. Củng cố thị trường chung Nam Mĩ.
  2. Tăng cường liên kết giữa các khối kinh tế.
  3. Thúc đẩy tự do hóa thương mại.
  4. Giải quyết xung đột giữa các nước.

Câu 25. Lĩnh vực nào sau đây chiếm tỉ trọng ngày càng lớn về thu hút đầu tư nước ngoài?

  1. Nông nghiệp.
  2. Công nghiệp.
  3. Xây dựng.
  4. Dịch vụ.

Câu 26. Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?

  1. Ngân hàng châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế.
  2. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng châu Âu.
  3. Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế.
  4. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng Thế giới.

Câu 27. Toàn cầu hóa kinh tế, bên cạnh những mặt thuận lợi, còn có những mặt trái, đặc biệt là

  1. Cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia.
  2. Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.
  3. Các nước phải phụ thuộc lẫn nhau.
  4. Nguy cơ thất nghiệp, mất việc làm gia tăng.

Câu 28. Hiện nay, GDP của tổ chức kinh tế khu vực nào sau đây lớn nhất thế giới?

  1. Liên minh châu Âu.
  2. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
  3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  4. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 29. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh không phải để

  1. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
  2. Tăng cường đầu tư dịch vụ giữa các khu vực.
  3. Hạn chế khả năng tự do hóa thương mại.
  4. Bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên.

Câu 30. Xu hướng khu vực hóa đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết là

  1. Tự chủ về kinh tế.
  2. Nhu cầu đi lại giữa các nước.
  3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  4. Khai thác và sử dụng tài nguyên.

Câu 31. Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

  1. Đầu tư nước ngoài tang nhanh
  2. Thương mại thế giới phát triển mạnh
  3. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
  4. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút

Câu 32. Trông đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ nổi lên hàng đầu là các hoạt động:

  1. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
  2. Bảo hiểm, giáo dục, y tế
  3. Du lịch, ngân hàng, y tế
  4. Hành chính công, giáo dục, y tế

Câu 33. Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là

  1. Sự sáp nhập cuả các ngân hàng lại với nhau
  2. Nhiều ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử
  3. Sự kết nối giữa các ngân hàng lớn với nhau
  4. Triệt tiêu các ngân hàng nhỏ

Câu 34. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia

  1. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia
  2. Có nguồn của cải vật chất lớn
  3. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng
  4. Khai thác nền kinh tế các nước thuộc địa

Câu 35. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là

  1. thúc đẩy mở cửa thị trường các nước.
  2. bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước.
  3. thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Câu 36. Tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa là

  1. tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
  2. tăng cường sự hợp tác quốc tế.
  3. thúc đẩy sản xuất phát triển.
  4. gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

-------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập, VnDoc.com chúng tôi xin gửi tới các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Giải Vở BT Địa Lí 11, Trắc nghiệm Địa lý 11, Tài liệu học tập lớp 11 được chúng tôi biên soạn và tổng hợp.

Đánh giá bài viết
14 37.110
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 11

    Xem thêm