Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lý 11 bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì - Kinh tế

Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì: Kinh tế được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Địa lý 11 bài 6

I. Qui mô nền kinh tế

  • Đứng đầu thế giới.

II. Các ngành kinh tế

1. Dịch vụ: phát triển mạnh chiếm tỉ trọng cao 79.4% GDP – năm 2004.

a. Ngoại thương

  • Đứng đầu thế giới.

b. Giao thông vận tải

  • Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất thế giới.

c. Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch

  • Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì
  • Thông tin liên lạc rất hiện đại.
  • Ngành du lịch phát triển mạnh.

2. Công nghiệp: là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.

  • Tỉ trọng trong GDP giảm dần: 19,7% năm 2004.
  • Sản xuất công nghiệp gồm 3 nhóm ngành:
    • Công nghiệp chế biến.
    • Công nghiệp điện.
    • Công nghiệp khai khoáng.
  • Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống tăng các ngành hiện đại.
  • Phân bố:
    • Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.
    • Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành hiện đại.

3. Nông nghiệp: đứng hàng đầu thế giới

  • Chiếm tỉ trọng nhỏ 0,9% năm 2004.
  • Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm thuần nông tăng dịch vụ nông nghiệp.
  • Phân bố: đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ các vành đai chuyên canh vùng sản xuất nhiều loại nông sản theo mùa vụ.
  • Hình thức: chủ yếu là trang trại: số lượng giảm dần nhưng diện tích trung bình tăng.
  • Nền nông nghiệp hàng hóa hình thành sớm và phát triển mạnh.
  • Là nước xuất khẩu nông sản lớn.
  • Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

B. Trắc nghiệm Địa lý 11 bài 6

Câu 1. Hoa Kỳ có số sân bay nhiều thứ mấy thế giới?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 2. Ngành hàng không của Hoa Kỳ vận chuyển số lượng khách hàng chiếm khoảng bao nhiêu phần của toàn thế giới?

  1. 1/5.
  2. 1/4.
  3. 1/3.
  4. 1/2.

Câu 3. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ là sản phẩm của ngành

  1. Nông nghiệp và dịch vụ.
  2. Khai thác thủy - hải sản.
  3. Công nghiệp chế biến.
  4. Công nghiệp khai khoáng.

Câu 4. Trong ngành công nghiệp khai khoáng, Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về khai thác

  1. Vàng, bạc.
  2. Chì, than đá.
  3. Phốt phát, môlipđen.
  4. Dầu mỏ, đồng.

Câu 5. Trong ngành công nghiệp khai khoáng, Hoa Kỳ đứng thứ hai thế giới về

  1. Phốt phát, môlipđen, vàng.
  2. Vàng, bạc, đồng, chì, than đá.
  3. Vàng, bạc, đồng, phốt phát.
  4. Môlipđen, đồng, chì, dầu mỏ.

Câu 6. Hiện nay, sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ đang mở rộng xuống vùng

  1. Phía Tây Bắc và ven Thái Bình Dương.
  2. Phía Nam và ven Thái Bình Dương.
  3. Phía Đông Nam và ven vịnh Mêhicô.
  4. Ven Thái Bình Dương và vịnh Mêhicô.

Câu 7. Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kỳ như luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, hóa chất, dệt… tập trung chủ yếu ở vùng

  1. Đông Bắc.
  2. Ven Thái Bình Dương.
  3. Đông Nam.
  4. Đồng bằng Trung tâm.

Câu 8. Hiện nay các ngành công nghiệp hiện đại của Hoa Kỳ tập trung ở vùng phía

  1. Tây Bắc và ven Thái Bình Dương.
  2. Đông Nam và ven bờ Đại Tây Dương.
  3. Nam và ven Thái Bình Dương.
  4. Đông và ven vịnh Mêhicô.

Câu 9. Nền kinh tế Hoa Kì đã vượt qua Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu thế giới cho đến ngày nay vào năm

  1. 1776.
  2. 1890.
  3. 1870.
  4. 1790.

Câu 10. Đâu là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì?

  1. Nông nghiệp.
  2. Công nghiệp.
  3. Dịch vụ.
  4. Ngư nghiệp.

Câu 11. Đâu không phải là ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì?

  1. Luyện kim.
  2. Hóa chất.
  3. Đóng tàu.
  4. Viễn thông.

Câu 12. Đâu không phải là ngành công nghiệp hiện đại của Hoa Kì?

  1. Hóa dầu.
  2. Cơ khí.
  3. Điện tử.
  4. Đóng tàu.

Câu 13. Ý nào sau đây là đúng khi nói về nền kinh tế Hoa Kì?

  1. Không có ảnh hưởng lớn trên Thế giới.
  2. Có tính chuyên môn hóa cao.
  3. Phụ thuộc nhiều vào xuất - nhập khẩu.
  4. Có quy mô nhỏ trên Thế giới.

Câu 14. Ý nào sau đây không đúng về nền sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì?

  1. Nền nông nghiệp có vị trí cao, đứng hàng đầu trên thế giới.
  2. Giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
  3. Sản xuất theo hướng đa dạng hóa trên cùng một lãnh thổ.
  4. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước.

Câu 15. Cơ cấu nông nghiệp Hoa Kì đang chuyển dịch theo hướng

  1. giảm tỷ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp
  2. tăng tỷ trọng hoạt động thuần nông, giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp
  3. tăng tỉ trọng cây lương thực, hoa màu; giảm tỉ trọng cây công nghiệp.
  4. giữ nguyên tỉ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.

Câu 16. Trong ngành công nghiệp, Hoa Kì đứng thứ nhất thế giới về

  1. điện, ô tô các loại.
  2. phốt phát, nhôm.
  3. môlipđen, đồng.
  4. vàng, bạc.

Câu 17. Sản xuất công nghiệp Hoa Kì tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

  1. Phía bắc (ngành CN hiện đại), vùng phía Nam, ven Đại Tây Dương (ngành CN truyền thống).
  2. Vùng đông bắc (ngành CN hiện đại), vùng phía Nam, ven TBD (ngành CN truyền thống).
  3. Phía tây bắc (ngành CN hiện đại), vùng phía Nam, ven TBD (ngành CN truyền thống).
  4. Vùng đông bắc (ngành CN truyền thống), vùng phía Nam, ven TBD (ngành CN hiện đại).

Câu 18. Nhận định nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản lượng ngành công nghiệp Hoa Kì?

  1. Giảm tỉ trọng công nghiệp gia công đồ nhựa, hàng không, vũ trụ.
  2. Giảm tỉ trọng công nghiệp luyện kim, điện tử.
  3. Tăng tỉ trọng công nghiệp hàng không, vũ trụ, điện tử.
  4. Tăng tỉ trọng công nghiệp điện tử, dệt, luyện kim.

Câu 19. Ngành nào sau đây hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu lớn và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì?

  1. Ngân hàng và tài chính.
  2. Du lịch và thương mại.
  3. Hàng không và viễn thông.
  4. Vận tải biển và du lịch.

-------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 11 bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì - Kinh tế các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững kiến thức nội dung bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, vai trò và đặc điểm của nền kinh tế Hoa Kì... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì: Kinh tế. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 11. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Giải tập bản đồ Địa lí 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Giải Vở BT Địa Lí 11, Trắc nghiệm Địa lý 11, Tài liệu học tập lớp 11

Để giúp các bạn có thể giải đáp được những thắc mắc, VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc nhé.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 11, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ Văn 11 tập 2

    Xem thêm