Lý thuyết Địa lý 11 Cánh diều bài 5
Với nội dung bài Lý thuyết Địa lí lớp 11 bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 11.
Bài: Một số vấn đề an ninh toàn cầu
A. Lý thuyết Địa lí 11 bài 5
I. Một số vấn đề an ninh toàn cầu
1. An ninh lương thực
- An ninh lương thực là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói. Người dân có quyền được tiếp cận các thực phẩm an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.
- Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng. Năm 2020, trên toàn thế giới có 345 triệu người ở 82 quốc gia bị thiếu lương thực. Trong đó, châu Phi là khu vực có tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất trên thế giới và xu hướng tăng nhanh nhất.
- Một số nguyên nhân gây khủng hoảng an ninh lương thực như:
+ Các cuộc xung đột vũ trang và nội chiến;
+ Thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh;
+ Bùng nổ dân số;...
- Các quốc gia trên thế giới cần hợp tác, triển khai một số giải pháp để giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu như:
+ Cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho những vùng có nguy cơ mất an ninh lương thực cao nhất.
+ Tăng cường sản xuất lương thực, tăng năng suất và hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững, hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu.
+ Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP),... trong sản xuất và phân phối lương thực toàn cầu.
2. An ninh năng lượng
- An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ.
- An ninh năng lượng luôn trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới.
- Thế giới đang phải đối mặt với các thách thức về an ninh năng lượng, như:
+ Cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống;
+ Sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng của các quốc gia;
+ Nguy cơ gián đoạn nguồn cung do tình hình bất ổn chính trị ở các khu vực có nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt hoá lỏng lớn;
+ Khủng hoảng thiếu năng lượng đang diễn ra gay gắt tại nhiều khu vực và quốc gia,…
- Để giải quyết vấn an ninh năng lượng, cần tiến hành một số giải pháp như:
+ Đẩy mạnh sử dụng tiết kiệm năng lượng; mỗi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.
+ Đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò các nguồn tài nguyên năng lượng; chủ động trong khai thác hợp lí, sử dụng để tránh lãng phí các tài nguyên năng lượng (dầu mỏ, khí đốt, than đá,...).
+ Đầu tư khoa học công nghệ, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới (năng lượng mặt trời, sức gió, thủy triều,...); phát triển năng lượng gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường.
+ Các tổ chức quốc tế, khu vực có vai trò điều phối, thúc đẩy các chính sách, tăng cường đối thoại, hợp tác nhằm đảm bảo an ninh năng lượng thế giới.
3. An ninh nguồn nước
- An ninh nguồn nước được hiểu là sự đảm bảo về số lượng nước, chất lượng nước để phục vụ cho sức khỏe, cho sinh kế, cho hoạt động sản xuất, cho môi trường sinh thái đối với cộng đồng dân cư; đồng thời cũng là sự đảm bảo được bảo vệ trước các loại dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước.
- An ninh nguồn nước không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu.
- Vấn đề an ninh nguồn nước trên thế giới hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức, bao gồm:
+ Nguồn nước ở nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm;
+ Tình trạng khan hiếm nước ngày càng trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, sử dụng nước kém hiệu quả, lãng phí;
+ Tranh chấp nguồn nước của các quốc gia có chung lưu vực sông,...
- Đảm bảo an ninh nguồn nước là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặt dưới cơ chế quản lí thống nhất của chính quyền ở từng quốc gia, khu vực. Một số giải pháp để đảm bảo an ninh nguồn nước được đề ra như:
+ Mỗi quốc gia cần chủ động xây dựng các giải pháp (đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, các công nghệ xử lí nước,...) để bảo vệ nguồn nước và khắc phục tình trạng ô nhiễm nước.
+ Mỗi cá nhân có ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, góp phần bảo vệ an ninh nguồn nước chính nơi mình sinh sống.
4. An ninh mạng
- An ninh mạng là sự đảm bảo các hoạt động trên không gian mạng nhưng không gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Hiện nay, trên thế giới còn tồn tại các hiện tượng như:
+ Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin quan trọng của các quốc gia;
+ Tấn công hệ thống giám sát điều khiển công nghiệp;
+ Chiếm đoạt thông tin cá nhân và dữ liệu người dùng để sử dụng vào mục đích chính trị, an ninh, quốc phòng…..
- Việc bảo vệ an ninh mạng đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các cá nhân, tổ chức, các quốc gia trên thế giới cần cùng nhau xây dựng chiến lược bảo vệ an ninh mạng. Cụ thể:
+ Xây dựng luật an ninh mạng phù hợp ở từng quốc gia;
+ Phối hợp chặt chẽ trong việc chống khủng bố an ninh mạng xuyên quốc gia;
+ Các quốc gia đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng.
II. Sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình
- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang. Bảo vệ hòa bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
- Hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại. Tuy nhiên, hiện nay ở một số khu vực trên thế giới, các vấn đề như: đói nghèo, phân biệt chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu, tranh chấp biên giới, lãnh thổ,... đang diễn ra với nhiều mức độ khác nhau, trở thành mối đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, một số quốc gia có sự cạnh tranh gay gắt với nhau về kinh tế.
- Bảo vệ hòa bình trên thế giới có ý nghĩa to lớn:
+ Hạn chế các xung đột, phát triển kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung.
+ Hòa bình là điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của mỗi con người. Một đất nước hòa bình thì mới đảm bảo đầy đủ các quyền của con người, bảo vệ con người trước sự bất công và bất bình đẳng.
=> Việc bảo vệ hòa bình được xác định là trách nhiệm của mọi công dân, mọi quốc gia trên thế giới.
- Để bảo vệ hòa bình, các quốc gia cần:
+ Tăng cường đối thoại trong giải quyết mâu thuẫn, xung đột;
+ Loại bỏ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác;
+ Tham gia tích cực vào lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc;
+ Tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức quốc tế…
B. Trắc nghiệm Địa lí 11 bài 5
Câu 1. Theo biểu đồ, cho biết dạng năng lượng nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất?
A. Than đá.
B. Dầu mỏ.
C. Khí tự nhiên.
D. Thủy điện.
Hướng dẫn giải
Chọn A
Dạng năng lượng chiếm tỉ trọng lớn nhất là dầu mỏ (31,2%), tiếp đến là than đá (27,2%), khí tự nhiên (24,7%), thủy điện (6,8%),… và năng lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là năng lượng hạt nhân (4,3%).
Câu 2. Theo biểu đồ, cho biết dạng năng lượng nào sau đây chiếm tỉ lệ nhỏ nhất?
A. Thủy điện.
B. Năng lượng hạt nhân.
C. Dầu mỏ.
D. Khí tự nhiên.
Hướng dẫn giải
Chọn B
Dạng năng lượng chiếm tỉ trọng lớn nhất là dầu mỏ (31,2%), tiếp đến là than đá (27,2%), khí tự nhiên (24,7%), thủy điện (6,8%),… và năng lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là năng lượng hạt nhân (4,3%).
Câu 3. Theo biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với khi so sánh tỉ lệ sử dụng năng lượng của thế giới năm 2020?
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế.
B. Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu, cung cấp các khoản vay cho nước nghèo.
C. Hỗ trợ kĩ thuật, giúp đỡ tài chính giảm nghèo cho các quốc gia khi có yêu cầu.
D. Duy trì nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi, minh bạch và tạo ra việc làm.
Hướng dẫn giải
Chọn C
Dạng năng lượng chiếm tỉ trọng lớn nhất là dầu mỏ (31,2%), tiếp đến là than đá (27,2%), khí tự nhiên (24,7%), thủy điện (6,8%),… và năng lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là năng lượng hạt nhân (4,3%).
Câu 4. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc an ninh phi truyền thống?
A. Xung đột vũ trang.
B. An ninh lương thực.
C. Biến đổi khí hậu.
D. Dịch bệnh toàn cầu.
Hướng dẫn giải
Chọn A
- An ninh truyền thống là khái niệm đã có từ lâu, liên quan chủ yếu đến an ninh chính trị và quân sự như khủng bố, xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ,...
- An ninh phi truyền thống là khái niệm mới xuất hiện trong vài thập niên gần đây, liên quan đến các vấn đề như an ninh kinh tế, lương thực, năng lượng, nguồn nước, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... Cùng với quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, an ninh phi truyền thống trở thành vấn đề toàn cầu đòi hỏi các nước cần chung tay giải quyết.
Câu 5. Lĩnh vực nào sau đây thuộc không thuộc an ninh truyền thống?
A. Khủng bố vũ trang.
B. An ninh nguồn nước.
C. Xung đột sắc tộc.
D. Chiến tranh cục bộ.
Hướng dẫn giải
Chọn B
- An ninh truyền thống là khái niệm đã có từ lâu, liên quan chủ yếu đến an ninh chính trị và quân sự như khủng bố, xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ,...
- An ninh phi truyền thống là khái niệm mới xuất hiện trong vài thập niên gần đây, liên quan đến các vấn đề như an ninh kinh tế, lương thực, năng lượng, nguồn nước, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... Cùng với quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, an ninh phi truyền thống trở thành vấn đề toàn cầu đòi hỏi các nước cần chung tay giải quyết.
Câu 6. Hiện nay, thế giới phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng
A. hạt nhân.
B. tái tạo.
C. hóa thạch.
D. thủy điện.
Hướng dẫn giải
Chọn C
Thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, trong khi đó, trữ lượng và sản lượng một số nguồn năng lượng hóa thạch có xu hướng giảm, đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tương lai.
Câu 7. Các khu vực có nhiều năng lượng là
A. Tây Nam Á, Trung Á và Mỹ Latinh.
B. Bắc Phi, Đông Nam Á và Nam Phi.
C. Biển Đông, Đông Phi và Tây Nam Á.
D. Mỹ Latinh, Bắc Á và Đông Nam Á.
Hướng dẫn giải
Chọn A
Hầu hết các khu vực có vị trí chiến lược về năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ như Tây Nam Á, Trung Á, Mỹ Latinh, Bắc Phi, Biển Đông,... là mục tiêu cạnh tranh sức ảnh hưởng của các cường quốc, làm cho vấn đề an ninh năng lượng trở nên phức tạp.
Câu 8. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ viết tắt là
A. IEA.
B. OPEC.
C. WTO.
D. MRC.
Hướng dẫn giải
Chọn B
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có vai trò điều phối và thống nhất các chính sách dầu khí của các quốc gia thành viên phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị thế giới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) góp phần thúc đẩy an ninh năng lượng, phát triển kinh tế, nâng cao nhận thức về môi trường trên toàn thế giới,...
Câu 9. Uỷ hội sông Mê Công gồm không có quốc gia nào sau đây?
A. Mi-an-ma.
B. Thái Lan.
C. Cam-pu-chia.
D. Việt Nam.
Hướng dẫn giải
Chọn A
Năm 1995, Uỷ hội sông Mê Công (Mekong River Commission - MRC) được thành lập; bao gồm các quốc gia thành viên là: Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Mục tiêu của MRC là thúc đẩy hợp tác quản lí, phát triển nước và các nguồn tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Công nhằm khai thác hết tiềm năng, mang lại lợi ích bền vững cho tất cả các nước trong lưu vực.
Câu 10. Tình trạng thiếu dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở châu lục nào sau đây?
A. Châu Á.
B. Châu Phi.
C. Châu Âu.
D. Châu Mĩ.
Hướng dẫn giải
Chọn A
Theo Báo cáo về Tình trạng An ninh lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới năm 2021 của FAO, thế giới có khoảng 768 triệu người bị thiếu dinh dưỡng trong năm 2020, trong đó có hơn 50% sống ở châu Á và hơn 1/3 sống ở châu Phi.
Dựa vào biểu đồ sau, trả lời từ câu 6 đến câu 8:
CƠ CẤU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA THẾ GIỚI NĂM 2020 (%)
Câu 11. Khủng hoảng an ninh lương thực trên thế giới do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Xung đột vũ trang, thiên tai và biến đổi khí hậu.
B. Dịch bệnh diện rộng, bùng nổ dân số và hạn hán.
C. Ô nhiễm môi trường, các loại dịch bệnh và lũ lụt.
D. Bùng nổ dân số, xung đột sắc tộc và cháy rừng.
Hướng dẫn giải
Chọn A
Một số nguyên nhân gây mất an ninh lương thực như các cuộc xung đột vũ trang, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... làm gián đoạn nguồn cung và khả năng tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm. Khủng hoảng an ninh lương thực có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân, làm phức tạp hơn vấn đề xung đột, khủng bố của nhiều quốc gia và thế giới.
Câu 12. Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là
A. vấn đề của châu Phi và có xu hướng gia giảm.
B. vấn đề toàn cầu nhưng có xu hướng gia giảm.
C. vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng.
D. vấn đề của châu Á và xu hướng gia tăng lên.
Hướng dẫn giải
Chọn C
Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng. Năm 2020, trên toàn thế giới có 345 triệu người ở 82 quốc gia trong tình trạng thiếu lương thực.
Câu 13. Hiện nay, châu lục nào sau đây đang khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất thế giới?
A. Châu Á.
B. Châu Phi.
C. Châu Âu.
D. Châu Mĩ.
Hướng dẫn giải
Chọn B
Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng. Năm 2020, trên toàn thế giới có 345 triệu người ở 82 quốc gia trong tình trạng thiếu lương thực. Trong đó, châu Phi là khu vực có tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất trên thế giới và xu hướng tăng nhanh nhất.
Câu 14. Ở châu Á, khu vực nào sau đây chịu tác động mạnh nhất của nạn đói?
A. Đông Á.
B. Đông Nam Á.
C. Nam Á.
D. Tây Nam Á.
Hướng dẫn giải
Chọn C
Tình trạng mất an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu, năm 2021 thế giới có khoảng 2,3 tỉ người (29,3% số dân thế giới) bị đói, thiếu dinh dưỡng, trong đó Đông Phi, Trung Phi và Nam Á là những khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói.
Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng với an ninh lương thực trên thế giới hiện nay?
A. Xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, đang có xu hướng gia tăng.
B. Chỉ xảy ra ở một số quốc gia thuộc khu vực châu Phi và châu Mĩ.
C. Đại đa số các nước đã khắc phục được nặng đói, thiếu dinh dưỡng.
D. Hiện nay, chỉ còn một bộ phận rất nhỏ dân cư châu Phi thiếu đói.
Hướng dẫn giải
Chọn A
Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng. Năm 2020, trên toàn thế giới có 345 triệu người ở 82 quốc gia trong tình trạng thiếu lương thực. Trong đó, châu Phi là khu vực có tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất trên thế giới và xu hướng tăng nhanh nhất. Đông Phi, Trung Phi và Nam Á là những khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói.
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý 11 Cánh diều bài 6
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 11, Địa lý 11 Chân trời sáng tạo, Địa lí 11 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 11.