Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

Chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc bài Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 9: Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.

A. Lý thuyết Địa lý 11 bài 9

Diện tích: 378.000 Km2

Dân Số: 127,7 triệu người (2005)

Thủ đô: TÔ-KY-Ô

I. Điều kiện tự nhiên

  • Quần đảo ở Đông Á trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hôn su, Kiu xiu, Sicôcư, Hôccaiđô.
  • Dòng biển nóng lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn.
  • Khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
  • Thay đổi theo chiều Bắc Nam:
    • Bắc: ôn đới, mùa đông dài lạnh, có tuyết rơi.
    • Nam: cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, có mưa to và bão.
  • Nghèo khoáng sản, chỉ có than, đồng.

II. Dân cư

  • Là nước đông dân.
  • Tốc độ gia tăng thấp và giảm dần => Dân số già.
  • Dân cư tập trung tại các thành phố ven biển.
  • Người lao động cần cù, làm việc tích cực, tự giác và trách nhiệm cao.
  • Giáo dục được chú ý đầu tư.

III. Kinh tế

Nhật Bản là cường quốc thứ 2 của kinh tế thế giới.

a. Trước 1973:

  • Tình hình:
    • Sau chiến tranh thế giới II, kinh tế suy sụp nghiêm trọng.
    • 1952 khôi phục ngang mức trước chiến tranh.
    • 1955-1973: phát triển tốc độ cao.
  • Nguyên nhân:
    • Hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật.
    • Tập trung vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
    • Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.

b. Sau 1973:

  • Tình hình: tốc độ tăng kinh tế chậm.
  • Nguyên nhân: khủng hoảng dầu mỏ.

B. Trắc nghiệm Địa lý 11 bài 9

Câu 1. Diện tích tự nhiên của Nhật Bản là

  1. 338 nghìn km2.
  2. 378 nghìn km2.
  3. 387 nghìn km2.
  4. 738 nghìn km2.

 Câu 2. Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là

  1. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
  2. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.
  3. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.
  4. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

Câu 3. Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là

  1. Hàn đới và ôn đới lục địa.
  2. Hàn đới và ôn đới đại dương.
  3. Ôn đới và cận nhiệt đới.
  4. Ôn đới đại dương và nhiệt đới.

Câu 4. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu

  1. Gió mùa.
  2. Lục địa.
  3. Chí tuyến.
  4. Hải dương.

 Câu 5. Nhận xét không đúng về một số đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là

  1. Vùng biển Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
  2. Nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa và ít mưa.
  3. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt.
  4. Có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão.

Câu 6. Nhận xét không chính xác về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là

  1. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
  2. Đồng bằng nhỏ, hẹp nằm ven biển.
  3. Sông ngòi ngắn và dốc.
  4. Giàu có về khoáng sản.

Câu 7. Nhận xét không đúng về tình hình dân số của Nhật Bản là

  1. Đông dân và tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển.
  2. Tốc độ gia tăng dân số thấp nhưng đang tăng dần.
  3. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
  4. Tỉ lệ trẻ em đang ngày càng giảm dần.

Câu 8. Tốc độ gia tăng dân số hàng năm của Nhật Bản thấp sẽ không dẫn đến hệ quả là

  1. Thiếu nguồn lao động trong tương lai.
  2. Tỉ lệ người già trong xã hội ngày càng tăng.
  3. Tỉ lệ trẻ em ngày càng giảm.
  4. Dân số ngày càng đông hơn.

Câu 9. Tốc độ gia tăng dân số của Nhật Bản hiện ở mức

  1. 0,1%/năm.
  2. 0,5%/năm.
  3. 1,0%/năm.
  4. 1,5%/năm.

Câu 10. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng được phục hồi và đạt ngang mức trước chiến tranh vào năm

  1. 1950.
  2. 1951.
  3. 1952.
  4. 1953.

Câu 11. Trong thời gian từ 1950 đến 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao nhất vào giai đoạn

  1. 1950 - 1954.
  2. 1955 - 1959.
  3. 1960 - 1964.
  4. 1965 - 1973.

Câu 12. Nhận xét không đúng về tình hình tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong thời kỳ 1950-1973 là

  1. Luôn ở mức cao nhưng còn biến động.
  2. Tăng trưởng cao nhất ở thời kỳ đầu (1950-1954).
  3. Tăng trưởng thấp nhất ở thời kỳ cuối (1970-1973).
  4. Tăng trưởng cao nhất vào thời kỳ cuối (1970-1973)

Câu 13.  Về kinh tế, tài chính Nhật Bản đứng mấy thế giới?

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 14. Đặc điểm nào chứng tỏ thiên nhiên Nhật Bản đầy thử thách?

  1. Thiên tai thường xuyên xảy ra.
  2. Diện tích đồng bằng ít.
  3. Bờ biển bị cắt xẻ mạnh.
  4. Khí hậu có sự phân hóa.

Câu 15. Cơ cấu dân số Nhật Bản hiện nay thuộc kiểu dân số

  1. Già.
  2. Vàng.
  3. Ổn định.
  4. Trẻ.

Câu 16. Thành phố nào đông dân nhất Nhật Bản?

  1. Ôsaka.
  2. Tô-ki-ô.
  3. Nagôia.
  4. Hirôsima.

Câu 17. Vùng kinh tế của Nhật Bản phát triển nhất là

  1. Hônsu.
  2. Xicôcư.
  3. Kiuxiu.
  4. Hôcaiđô.

Câu 18. Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?

  1. Đông Á.
  2. Nam Á.
  3. Bắc Á.
  4. Tây Á.

Câu 19. Đảo nằm ở phía bắc của Nhật Bản là

  1. Hôn-su.
  2. Hô-cai-đô.
  3. Xi-cô-cư.
  4. Kiu-xiu.

Câu 20. Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của khu vực nào thuộc Nhật Bản?

  1. Phía bắc.
  2. Phía nam.
  3. Trung tâm.
  4. Ven biển .

Câu 21. Một trong những đặc trưng nổi bật của người lao động Nhật Bản là

  1. Tinh thần đoàn kết dân tộc không cao.
  2. Ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao.
  3. Trình độ công nghệ thông tin đứng đầu thế giới.
  4. Năng động nhưng không cần cù, chăm chỉ.

Câu 22. Điều kiện thuận lợi chủ yếu để Nhật Bản phát triển đánh bắt hải sản là

  1. Có nhiều ngư trường rộng lớn.
  2. Có truyền thống đánh bắt lâu đời.
  3. Ngư dân có nhiều kinh nghiệm.
  4. Công nghiệp chế biến phát triển.

Câu 23. Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản

  1. Luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
  2. Làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
  3. Thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
  4. Làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.

Câu 24. Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do

  1. Khủng hoảng tài chính trên thế giới.
  2. Khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.
  3. Sức mua thị trường trong nước giảm.
  4. Thiên tai động đất, sóng thần xảy ra nhiều.

Câu 25. Ý nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản?

  1. Là một nước đông dân trên thế giới.
  2. Phần lớn dân cư tập trung thành phố ven biển.
  3. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.
  4. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.

Câu 26. Đảo chiếm 61% tổng diện tích đất nước Nhật Bản là

  1. Hô-cai-đô.
  2. Hôn-su.
  3. Xi-cô-cư.
  4. Kiu-xiu.

Câu 27. Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là

  1. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.
  2. Khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam.
  3. Nghèo khoáng sản.
  4. Nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau.

Câu 28. Ý nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?

  1. Lượng mưa tương đối cao.
  2. Thay đổi từ bắc xuống nam.
  3. Có sự khác nhau theo mùa.
  4. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Câu 29. Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ đỡ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của

  1. Đảo Hô-cai-đô.
  2. Đảo Kiu-xiu.
  3. Đảo Hôn-su.
  4. Các đảo nhỏ phía bắc Nhật Bản.

Câu 30. Các loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể hơn cả của Nhật Bản là

  1. Dầu mỏ và khí đốt.
  2. Sắt và mangan.
  3. Than đá và đồng.
  4. Bôxit và apatit.

Câu 31. Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do

  1. Có nhiều bão, sóng thần.
  2. Có diện tích rộng nhất.
  3. Nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao.
  4. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

Câu 32. Từ năm 1950 đến năm 2014, dân số Nhật Bản có sự biến động theo hướng

  1. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi giảm nhanh.
  2. Số dân tăng lên nhanh chóng.
  3. Tỉ lệ người từ 15 – 64 không thay đổi.
  4. Tỉ lệ người 65 tuổi trở lên giảm chậm.

Câu 33. Trên lãnh thổ Nhật Bản có hàng chục núi lửa hoạt động là do

  1. Nhật Bản nằm trên “vành đai núi lửa” Thái Bình Dương.
  2. Nhật Bản chịu hậu quả của biến đổi khí hậu.
  3. Lãnh thổ Nhật Bản là một quần đảo.
  4. Hoạt động xây dựng phát triển khiến nền đất dễ bị chấn động.

Câu 34. Yếu tố vị trí địa lí và lãnh thổ giúp Nhật Bản phát triển mạnh loại hình giao thông vận tải nào sau đây?

  1. Đường ống.
  2. Đường sắt.
  3. Đường ô tô.
  4. Đường biển.

Câu 35. Đảo có diện tích nhỏ nhất trong nhóm 4 đảo lớn Nhật Bản là

  1. Hô-Cai-đô.
  2. Hôn–su.
  3. Xi-cô-cư.
  4. Kiu-xiu.

Câu 36. Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực

  1. Đông Á.
  2. Nam Á.
  3. Trung Á.
  4. Đông Bắc Á.

Câu 37. Đồng bằng ở Nhật Bản có đặc điểm

  1. Nhỏ hẹp nhưng màu mỡ
  2. Nhỏ hẹp và đất xấu.
  3. Rộng lớn và đất trồng thì ít
  4. Rộng lớn và phì nhiêu.

Câu 38. Hai đảo không thuộc chủ quyền của Nhật Bản nằm cận phía Bắc và phía Nam Nhật Bản là

  1. Ni-si-nô-si-ma, Sa-đô.
  2. Cu-rin, đảo Đài Loan,
  3. Ta-nê-đa, Đối Mã.
  4. Ta-ba-ra, Ô-ky-na-oa.

-------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 9: Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 11 nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm Giải tập bản đồ Địa lí 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Giải Vở BT Địa Lí 11, Trắc nghiệm Địa lý 11, Tài liệu học tập lớp 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 11

    Xem thêm