Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lý 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Kinh tế

Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Kinh tế vừa được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

A. Lý thuyết Địa lý 11 bài 11

I. Cơ cấu kinh tế

  • Có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm tỉ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP.
  • Nguyên nhân: do phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ.

II. Công nghiệp

  • Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu => tích lũy vốn.
  • Các ngành:
    • Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử
    • Khai thác khoáng sản: dầu khí, than, …
    • Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, … => Xuất khẩu.

III. Dịch vụ

  • Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.
  • Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.
  • Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.

IV. Nông nghiệp

Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng.

1. Trồng lúa nước

  • Cây lương thực truyền thống và quan trọng.
  • Sản lượng không ngừng tăng.
  • Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.

2. Trồng cây công nghiệp

  • Có cao su, cà phê, hồ tiêu,.. => chủ yếu để xuất khẩu.

3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản

  • Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính: trâu bò, lợn, gia cầm.
  • Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển.

B. Trắc nghiệm Địa lý 11 bài 11

Câu 1. Mục tiêu kinh tế lâu dài của các nước Đông Nam Á là

  1. Thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư của nước ngoài.
  2. Xây dựng một nền kinh tế tự lực, tự cường chủ yếu bằng vốn tự có.
  3. Nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho nhân dân.
  4. Tăng cường hợp tác với các nước bên ngoài.

Câu 2. Dịch vụ là ngành được các nước Đông Nam Á ưu tiên phát triển nhằm mục đích

  1. Nâng cao đời sống nhân dân.
  2. Tạo cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư.
  3. Khai thác lợi thế của vị trí địa lí.
  4. Làm đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế khác.

Câu 3. Đông Nam Á có nền nông nghiệp

  1. Á nhiệt đới.
  2. Nhiệt đới.
  3. Cận nhiệt đới.
  4. Ôn đới.

Câu 4. Đâu không phải là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Á?

  1. Trồng lúa nước.
  2. Chăn nuôi.
  3. Trồng lúa mì.
  4. Trồng cây công nghiệp.

Câu 5. Trong khu vực Đông Nam Á, cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở đâu?

  1. In-đô-nê-xi-a.
  2. Thái Lan.
  3. Việt Nam.
  4. Mai-lai-xi-a.

Câu 6. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng

  1. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
  2. Giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III.
  3. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.
  4. Tỉ trọng các khu vực có sự thay đổi không đáng kể.

Câu 7. Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

  1. Chú trọng sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước.
  2. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
  3. Phát triển các ngành đòi hỏi nguồn vốn lớn.
  4. Ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.

Câu 8. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?

  1. Trồng cây công nghiệp.
  2. Trồng lúa nước.
  3. Chăn nuôi trâu, bò.
  4. Đánh bắt thuỷ sản.

Câu 9. Nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là

  1. Thái Lan.
  2. Việt Nam.
  3. Ma-lai-xi-a.
  4. In-đô-nê-xi-a.

Câu 10. Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo trong khu vực Đông Nam Á là

  1. Lào, In-đô-nê-xi-a.
  2. Thái Lan, Việt Nam.
  3. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.
  4. Thái Lan, Ma-lai-xi-a.

Câu 11. Nước đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở khu vực Đông Nam Á những năm gần đây là

  1. Thái Lan.
  2. In-đô-nê-xi-a.
  3. Việt Nam.
  4. Phi-lip-pin.

Câu 12. Một số nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do

  1. Mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài.
  2. Phát triển mạnh các hàng xuất khẩu.
  3. Tăng cường khai thác khoáng sản.
  4. Nâng cao trình độ người lao động.

Câu 13. Công nghiệp chế biến thực phẩm phân bố rộng khắp các nước Đông Nam Á là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  1. Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt.
  2. Cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại.
  3. Chất lượng lao động ngày càng cao.
  4. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

Câu 14. Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do đâu?

  1. Nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động.
  2. Mở rộng thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước.
  3. Liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài.
  4. Tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.

Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu khiến công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô của Đông Nam Á phát triển nhanh trong những năm gần đây là gì?

  1. Thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn trong nước.
  2. Nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
  3. Liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
  4. Tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.

Câu 16. Nguyên nhân quan trọng khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là

  1. Công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.
  2. Những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  3. Thiếu nguồn vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
  4. Hằng năm nhiều thiên tai, dịch bệnh đe dọa.

Câu 17. Mục đích chính của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là

  1. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  2. Khai thác thế mạnh về đất đai.
  3. Xuất khẩu thu ngoại tệ.
  4. Thay thế cây lương thực.

Câu 18. Nguyên nhân chính giúp cây cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Á là do

  1. Có khí hậu nóng ẩm, đất ba dan màu mỡ.
  2. Truyền thống trồng cây công nghiệp có từ lâu đời.
  3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn ổn định.
  4. Có quỹ đất dành cho phát triển các cây công nghiệp này lớn.

Câu 19. Một trong những nguyên nhân làm cho diện tích gieo trồng lúa gạo ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm là do

  1. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.
  2. Sản xuất lúa gạo đã đáp ứng được nhu cầu của người dân.
  3. Năng suất lúa gạo tăng lên nhanh chóng.
  4. Nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm.

Câu 20. Quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP (năm 2004) còn cao?

  1. Cam-pu-chia.
  2. In-đô-nê-xi-a.
  3. Phi-lip-pin.
  4. Việt Nam.

Câu 21. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là

  1. Công nghiệp dệt may, da dày.
  2. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.
  3. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.
  4. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.

Câu 22. Các nước Đông Nam Á có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây là:

  1. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
  2. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.
  3. Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
  4. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.

Câu 23. Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là

  1. Thế mạnh về trồng cây lương thực.
  2. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.
  3. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
  4. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.

Câu 24. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là:

  1. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
  2. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
  3. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.
  4. Lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía.

Câu 25. Diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm chủ yếu là do

  1. Sản xuất lúa gạo đã đâp ứng được nhu cầu của người dân.
  2. Năng suất tăng lên nhanh chóng.
  3. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.
  4. Nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm.

Câu 26. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là

  1. Công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.
  2. Những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  3. Thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
  4. Nhiều thiên tai, dịch bệnh.

Câu 27. Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là

  1. Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
  2. Chăn nuôi bò.
  3. Khai thác và chế biến lâm sản.
  4. Nuôi cừu để lấy lông.

-------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Kinh tế các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, vai trò và đặc điểm tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế của ku vực Đông Nam Á...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Kinh tế. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Giải tập bản đồ Địa lí 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Giải Vở BT Địa Lí 11, Trắc nghiệm Địa lý 11 ...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 11

    Xem thêm