Địa lý 11 bài 7: Liên minh châu Âu: EU - Hợp tác, liên kết để cùng phát triển

Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 7: Liên minh châu Âu: EU - Hợp tác, liên kết để cùng phát triển được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Địa lý 11 bài 7

I. Thị trường chung Châu Âu

1. Tự do lưu thông

- 1993, EU thiết lập thị trường chung

a. Tự do di chuyển: tự do đi lại, cư trú, nơi làm việc

b. Tự do lưu thông dịch vụ

c. Tự do lưu thông hàng hóa

d. Tự do lưu thông tiền vốn

2. Euro – đồng tiền chung Châu Âu

  • 1999: chính thức lưu thông
  • 2004: 13 thành viên sử dụng
  • Lợi ích:
    • Nâng cao sức cạnh tranh
    • Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ
    • Thuận lợi việc chuyển vốn
    • Đơn giản công tác kế toán các doanh nghiệp

II. Hợp trong sản xuất và dịch vụ

1. Sản xuất máy bay Airbus

  • Do Anh, Pháp, Đức sáng lập, nhằm cạnh tranh với các công ty của Hoa Kỳ

2. Đường hầm giao thông Măng-sơ

  • Nối liền nước Anh với lục địa hoàn thành vào 1994
  • Lợi ích:
    • Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược lại
    • Đường sắt siêu tốc phục vụ có thể cạnh tranh với hàng không

III. Liên kết vùng Châu Âu (Euroregion)

1. Khái niệm

Người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp kinh tế, XH, văn hóa một cách tự nguyện vì lợi ích chung các bên tham gia

2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ

Hình thành tại biên giới Hà Lan, Đức và Bỉ.

B. Trắc nghiệm Địa lý 11 bài 7

Câu 1. Trong thị trường chung châu Âu, việc tự do lưu thông về các phương diện nào giữa các nước thành viên được đảm bảo?

  1. Con người, hàng hóa, cư trú.
  2. Dịch vụ, hàng hóa, tiền vốn, con người.
  3. Dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc.
  4. Tiền vốn, con người, dịch vụ.

Câu 2. EU đã thiết lập một thị trường chung vào ngày 1 tháng 1 năm

  1. 1990.
  2. 1992.
  3. 1993.
  4. 1995.

Câu 3. Đồng tiền chung Ơ-rô của EU được đưa vào giao dịch thanh toán từ năm

  1. 1989.
  2. 1995.
  3. 1997.
  4. 1999.

Câu 4.  Tính đến năm 2004, số nước thành viên của EU sử dụng đồng Ơ-rô làm đồng tiền chung là

  1. 13.
  2. 15.
  3. 16.
  4. 17.

Câu 5. Các nước sáng lập ra tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt là

  1. Đức, Pháp, Anh.
  2. Đức, Ý, Anh.
  3. Pháp, Tây Ban Nha, Anh.
  4. Anh, Pháp, Hà Lan.

Câu 6. Tổ hợp công nghiệp hàng không E-Bớt có trụ sở đặt ở

  1. Li-vơ-pun (Anh).
  2. Hăm-buốc (Đức).
  3. Tu-lu-dơ (Pháp).
  4. Boóc- đô (Pháp).

Câu 7. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-xơ được hoàn thành vào năm

  1. 1990.
  2. 1994.
  3. 1995.
  4. 1997.

Câu 8. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-xơ nối liền nước Anh với châu Âu tại bờ biển của

  1. Hà Lan.
  2. Đan Mạch.
  3. Pháp.
  4. Tây Ban Nha.

Câu 9. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ hình thành tại khu vực biên giới của các nước

  1. Hà Lan, Bỉ và Đức.
  2. Hà Lan, Pháp và Áo.
  3. Bỉ, Pháp, Đan Mạch.
  4. Đức, Hà Lan, Pháp.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu?

  1. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.
  2. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng được tăng cường.
  3. Các nước EU có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối.
  4. Sản phẩm của một nước được tự do buôn bán trong toàn thị trường chung.

Câu 11. Tự do di chuyển trong thị trường chung châu Âu bao gồm tự do

  1. Cư trú, lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ kiểm toán.
  2. Đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
  3. Đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải.
  4. Đi lại, cư trú, dịch vụ thông tin liên lạc.

Câu 12. Tự do lưu thông hàng hóa là

  1. Tự do đi lại, tự do cư trú và tự do lựa chọn nơi làm việc.
  2. Tự do đối với các dịch vụ giao thông vận tải và du lịch.
  3. Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán giữa các nước.
  4. Hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.

Câu 13. Việc sử dụng đồng tiền chung (ơ-rô) trong EU sẽ

  1. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.
  2. Làm tăng rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ giữa các nước thành viên.
  3. Làm cho việc chuyển giao vốn trong EU trở nên khó khăn hơn.
  4. Công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia trở nên phức tạp.

Câu 14. Liên kết vùng ở châu Âu là thuật ngữ để chỉ một khu vực

  1. Biên giới của EU.
  2. Nằm giữa mỗi nước của EU.
  3. Nằm ngoài EU.
  4. Không thuộc EU.

Câu 15. Hoạt động nào sau đây không thực hiện trong liên kết vùng châu Âu?

  1. Đi sang nước láng giềng làm việc trong ngày.
  2. Xuất bản một tạp chí  với nhiều thứ tiếng.
  3. Trường học phối hợp tổ chức khóa đào tạo chung.
  4. Tổ chức các hoạt động chính trị chung.

Câu 16. Các nước sáng lập và phát triển tổ hợp CÔNG NGHIỆP hàng không E-bớt (Airbus) gồm:

  1. Đức, Pháp, Tây Ban Nha.
  2. Đức, Pháp, Đan Mạch.
  3. Đức, Pháp, Anh.
  4. Đức, Pháp, Thụy Điển.

Câu 17. Đồng tiền chung được Liên Minh Châu Âu đưa vào sử dụng là

  1. Ơ - rô.
  2. Đôla.
  3. Rúp.
  4. Bảng.

Câu 18. Đường hầm giao thông dưới biển nối Anh với châu Âu lục địa nằm trên biển nào dưới đây?

  1. Biển Bắc
  2. Biển Măng-sơ
  3. Biển Ban-tích
  4. Biển Ti-rê-nê

Câu 19. Đường hầm giao thông dưới biển Măng – sơ nối trực niếp nước Anh với nước nào ở châu Âu?

  1. Tây Ban Nha.
  2. Đức.
  3. Pháp.
  4. Thụy Điển.

Câu 20. Lĩnh vực nào sau đây không phải là mục đích của EU?

  1. Kinh tế.
  2. Luật pháp.
  3. Nội vụ.
  4. Chính trị.

Câu 21. Liên kết vùng châu Âu được hình thành trên cơ sở nào của các bên tham gia?

  1. Bắt buộc vì yêu cầu cấp thiết của EU.
  2. Tự nguyện vì lợi ích chung của các bên.
  3. Bắt buộc nhằm tránh nguy cơ xung đột.
  4. Tự nguyện vì mục đích bảo vệ hòa bình.

Câu 22. Trong thị trường chung châu Âu, các nước thành viên được hưởng lợi nhất từ tự do lưu thông hàng hóa là

  1. được bán phá giá các mặt hàng nông sản.
  2. không chịu áp lực cạnh tranh.
  3. không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
  4. có thị trường tiêu thụ nội địa lớn.

Câu 23. Trụ cột của Liên Minh Châu Âu không phải là

  1. Hội đồng Bộ trưởng châu Âu.
  2. Cộng đồng châu ÂU.
  3. Chính sách đối ngoại và an ninh chung.
  4. Hợp tác về tư pháp và nội vụ.

Câu 24. Trong tổng GDP của thế giới, EU chiếm tỉ lệ là

  1. 31%.
  2. 35%
  3. 40%.
  4. 45%.

Câu 25. Trong sản xuất ôtô của thế giới, EU chiếm tỉ lệ là

  1. 10%.
  2. 16%.
  3. 20%.
  4. 25%

Câu 26. Biểu hiện nào sau đây của EU cho thấy EU là khu vực kinh tế thành công nhất thế giới?

  1. Số nước tham gia đông.
  2. Chiếm 2,2% diện tích Trái đất.
  3. Tạo ra thị trường chung rộng lớn, sử dụng đồng tiền chung.
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

Đáp án

1B

2C

3D

4A

5A

6C

7B

8C

9A

10B

11B

12D

13A

14A

15D

16C17A18B19C20D

21B

22C

23A

24.A

25.B

26.C

------------------------------------

Với nội dung bài Lý thuyết Địa lý 11 bài 7: Liên minh châu Âu: EU - Hợp tác, liên kết để cùng phát triển các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững kiến thức nội dung bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về thị trường chung châu Âu, khái niệm và liên kết vùng châu Âu, bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 23 câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án giúp bạn đọc có thể luyện tập trau dồi nội dung kiến thức bài học. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 11 bài 7: Liên minh châu Âu: EU - Hợp tác, liên kết để cùng phát triển. Hi vọng qiua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 11 nhé. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Giải tập bản đồ Địa lí 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Giải Vở BT Địa Lí 11, Trắc nghiệm Địa lý 11, Tài liệu học tập lớp 11

Đánh giá bài viết
3 28.427
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 11

    Xem thêm